Hà Nội

Thành ủy Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phạm Quỳnh 16:20 21/02/2025

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy, vừa ký ban hành Quyết định số 8228-QĐ/TU thành lập Ban Chỉ đạo của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 57).

Theo Quyết định, Ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy gồm 18 đồng chí, trong đó Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài làm Trưởng ban.

thanh-uy-2.jpeg
Ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài làm Trưởng ban, 3 Phó Trưởng ban: Phó Bí thư Thành ủy Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn. (Ảnh tư liệu/Viết Thành).

Ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy có 3 Phó Trưởng ban, bao gồm: đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố; đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố.

Ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy có các nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Nghiên cứu, đề xuất với Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố xem xét, quyết định chủ trương, định hướng về cơ chế, chính sách, giải pháp đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn Thành phố làm cơ sở để các cấp, các ngành triển khai thực hiện.

2. Chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp các cấp ủy, tổ chức đảng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Trung ương và Thành ủy, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; rà soát cơ chế, chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính liên quan đến khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của Thành phố xem xét, thực hiện hoặc kiến nghị với Trung ương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

3. Chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Thành ủy kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên có hành vi trì hoãn, cản trở hoặc không thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm trong tổ chức thực hiện.

4. Chỉ đạo định hướng thông tin tuyên truyền về chủ trương, định hướng, giải pháp đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Chỉ đạo đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

5. Tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy về tình hình, kết quả công tác khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo 57.

6. Xây dựng, ban hành quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo 57.

7. Các Ban Chỉ đạo khác hoặc các cơ quan, đơn vị có liên quan đến nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phải báo cáo và triển khai công việc theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 57 để đảm bảo sự thống nhất, không chồng chéo và triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo 57.

cover-1-.png
Tăng cường cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số là một trong những giải pháp để Hà Nội tiếp tục phát triển nhanh, bền vững.

Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/2/2025./.

14 thành viên Ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy Hà Nội , gồm có:

1. Đồng chí Hoàng Trọng Quyết, Ủy viên BTV Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.

2. Đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên BTV Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy.

3. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên BTV Thành ủy, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy.

4. Đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên BTV Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố.

5. Đồng chí Phùng Thị Hồng Hà, Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố.

6. Đồng chí Nguyễn Trọng Đông, Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND Thành phố.

7. Đồng chí Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên BTV Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

8. Đồng chí Nguyễn Hải Trung, Ủy viên BTV Thành ủy, Giám đốc Công an Thành phố.

9. Đồng chí Hà Minh Hải, Thành ủy viên, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy.

10. Đồng chí Trần Thanh Hà, Thành ủy viên, Chánh Văn phòng Thành ủy.

11. Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt, Thành ủy viên, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố.

12. Đồng chí Trương Việt Dũng, Thành ủy viên, Chánh Văn phòng UBND Thành phố.

13. Đồng chí Nguyễn Hồng Sơn, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

14. Đồng chí Nguyễn Xuân Lưu, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • Từ phim thị trường đến phim nghệ thuật: Đâu là hướng đi bền vững cho điện ảnh Việt?
    Những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các bộ phim thương mại với doanh thu trăm tỷ, tạo nên những cơn sốt phòng vé. Tuy nhiên, bên cạnh những con số ấn tượng về doanh thu, chất lượng nghệ thuật của những bộ phim này vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Đồng thời, việc quá tập trung vào dòng phim giải trí cũng để lại một khoảng trống lớn cho các bộ phim về lịch sử, chiến tranh - những tác phẩm mang giá trị văn hóa và tinh thần dân tộc. Thực tế này đặt ra những thách thức cho điện ảnh Việt, đòi hỏi cần một chiến lược phát triển dài hạn, cân bằng giữa yếu tố thị trường và nghệ thuật để không chỉ phát triển bền vững mà còn khẳng định vị thế trên bản đồ điện ảnh thế giới.
  • Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh: “Dù ở đâu, người nghệ sĩ cũng có sứ mệnh lan tỏa giá trị nghệ thuật”
    Nguyên là Trưởng đoàn Văn công Phòng không Không quân, nay là Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa Hà Nội, Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh luôn đau đáu vì sự phát triển của nghệ thuật múa, không ngừng bồi đắp, lan tỏa năng lượng tích cực, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của quân và dân. Điềm tĩnh, dễ gần nhưng ẩn sâu trong con người nghệ sĩ, chiến sĩ ấy là một trái tim chất chứa tình yêu và niềm tin sắt son dành cho nghệ thuật, dành cho quân đội. Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện cùng Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh xung quanh những kỷ niệm trên con đường nghệ thuật và trăn trở với sự phát triển nghệ thuật múa của Thủ đô, của nước nhà.
  • [Video] Bản hòa âm Người Hà Nội
    40 năm là một hành trình mà tờ báo – tạp chí Người Hà Nội mang đậm bản sắc văn học nghệ thuật Thủ đô đã đi qua, và đang nỗ lực sáng tạo, không ngừng để định vị thương hiệu, hòa vào dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam bước tới kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 40 năm qua, những giai điệu tự hào của Báo Người Hà Nội, nay là Tạp chí Người Hà Nội đã ngân vang, tạo niềm cảm hứng bất tận để các cán bộ, phóng viên, biên tập viên đồng lòng, chung sức xây dựng ngôi nhà mang tên Người Hà Nội giàu bản
  • [Podcast] Đền Kim Liên – Trấn Nam của kinh thành Thăng Long xưa
    Giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội và nhịp sống đô thị nhộn nhịp hiện nay, có một nơi tưởng như tách biệt hẳn với không gian hiện đại: một cánh cổng tam quan cổ kính, rêu phong; một mái đền cong vút trong bóng cây; và một bầu không khí trầm mặc hiếm hoi còn sót lại trong lòng Hà Nội. Đó là Đền Kim Liên – một trong “Thăng Long tứ trấn”, trấn Nam thiêng liêng của kinh thành xưa. Đền Kim Liên ẩn mình sau một con phố sầm uất, nhưng lại chứa đựng một phần hồn cốt rất riêng của mảnh đất ngàn năm văn hiến.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Hà Nội: Thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
    UBND TP Hà Nội ban hành Công văn số 1779/UBND-KT ngày 6/5 về việc thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn.
  • Trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VII
    Ban tổ chức đã tôn vinh 20 tập thể, 15 cá nhân, trong đó, lực lượng CAND có 1 giải thưởng cho tập thể, 1 giải thưởng cho cá nhân.
  • PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
    PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội, người sáng lập và chỉ huy Dàn hợp xướng Hanoi Harmony đã qua đời vào sáng 6/5 tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư dạ dày. Ông hưởng thọ 84 tuổi.
  • Phim hoạt hình 3D đầu tiên được công chiếu: "Trạng Quỳnh thời nhí nhố: Truyền thuyết Kim Ngưu"
    "Trạng Quỳnh thời nhí nhố: Truyền thuyết Kim Ngưu" là dự án hoạt hình 3D đầu tiên được công chiếu trên màn ảnh rộng Việt Nam từ ngày 30/5.
Thành ủy Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO