Người dân đang kiếm rác ở Bulawayo, Zimbabwe. Ảnh: AFP / Getty
Người cha và con trai trên một chiếc thuyền tạm được làm từ mái chèo xốp đang đi trên con sông đầy rác. Họ đang thu thập chai nhựa để bán cho các nhà hàng ở Manila. Họ kiếm được khoảng 3 $/ngày. Ảnh: AFP / Getty
Hình ảnh tổng hợp từ rác được tìm thấy trên bờ cửa sông Thames ở Rainham, Kent, Anh. Cửa sông Thames chính là khu vực kiếm mồi của các loài chim lội nước và động vật hoang dã biển. Ảnh: EPA
Trẻ em thu thập các chai nước bằng nhựa tại bờ vịnh Manila, Philippines. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, với mức độ ô nhiễm hiện tại, rác nhựa có thể nhiều hơn cá vào năm 2050. Ảnh: AFP / Getty
Nhựa và các mảnh vụn khác nằm ở bờ cửa sông Thames, Anh. Vào tháng 12/2017, Anh đã tham gia cùng 193 quốc gia khác của LHQ và đã đăng ký giải pháp để giúp loại bỏ rác biển và vi sinh vật trên biển. Người ta ước tính rằng khoảng tám triệu tấn rác nhựa thải ra đại dương mỗi năm. Có thể mất hàng trăm năm để làm suy giảm lượng rác này. Chúng có thể được tiêu thụ bởi động vật biển, và tìm đường vào chuỗi thức ăn của con người. Ảnh: Getty
Một bãi rác khổng lồ ở thủ đô Manila, Philippines năm 2013. Thủ đô tài chính của Philippines đang cấm các túi mua sắm bằng nhựa dùng một lần và hộp đựng thức ăn xốp, như là một phần của nỗ lực kiềm chế rác trầm trọng tại đây. Ảnh: AFP / Getty Images
Trẻ em bơi trong biển đầy rác ở phía Bắc thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh: Getty
Người phụ nữ Ấn Độ cầm một bình chứa đầy nước sông Yamuna bị ô nhiễm với bọt độc hại để sử dụng cho các nghi lễ tại bờ sông ở New Delhi, Ấn Độ. Sông Yamuna, giống như tất cả các con sông thiêng khác ở Ấn Độ, đã bị ô nhiễm ồ ạt trong nhiều thập kỷ nay. Con sông bắt nguồn từ một sông băng trong dãy Himalaya nguyên sơ và không bị ô nhiễm, chảy qua Haryana, Delhi và Uttar Pradesh trước khi sáp nhập với sông Hằng ở Allahabad, từng là nguồn nước sinh hoạt của người dân thủ đô Ấn Độ. Hiện tại, nó không khác một cống thoát nước lớn, đang bị nghẹt thở vì bị xả thải công nghiệp và sinh hoạt. Hầu như không có thủy sinh vật trên sông. Ảnh: EPA
Chất thải nhựa trên bãi biển Nam Troon ở Scotland. Các báo cáo gần đây của các nhà khoa học đã xác nhận, chất thải nhựa bị đốt tái chế trên thế giới đang đạt đến mức nguy hiểm với các hạt nhựa được tìm thấy trong ruột của động vật sống gần khu đó. Ảnh: Getty
Trẻ em thu thập nhựa để bán và tái chế trên con sông bị ô nhiễm ở ngoại ô Manila, Philippines. Cơ quan xử lý rác thải của thành phố cho biết rác thải đến những cư dân của các khu ổ chuột dọc theo bờ sông thượng nguồn. Ảnh: AFP / Getty
Rác tại bãi biển Carpayo ở La Punta, Callao, cách thủ đô Lima 15 km, Peru. Vào năm 2013, tổ chức phi chính phủ VIDA đã gắn nhãn Bãi biển Carpayo là nơi bị ô nhiễm nặng nhất Peru với 40 tấn rác trên mỗi 500m2. Ảnh: AFP / Getty
Rác ở bãi biển Kamilo ở quần đảo Hawaii, Mỹ. Ảnh: Gabriella Levine / Flickr
Người đàn ông nhặt rác nhựa để tái chế trên một con sông bị bao phủ bởi rác, gần đập Pluit ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: Reuters
Rác đầy bãi biển Omoa ở Honduras. Khối lượng lớn rác thải ngoài khơi các bãi biển nguyên sơ của Caribe là minh chứng cho một vấn đề ô nhiễm đang ngày càng gia tăng. Ảnh: AFP / Getty
Người đàn ông trèo xuống một con sông đầy rác ở Manila. Rác nhựa sẽ nhiều hơn cá tại các đại dương vào năm 2050 trừ khi thế giới có hành động quyết liệt để tái chế vật liệu, một báo cáo năm 2016. Ảnh: AFP / Getty
Rác trên bãi biển phía Đông, đảo Henderson (quần đảo Pitcairn), ở phía nam Thái Bình Dương. Hòn đảo không có người ở này đã được tìm thấy có mật độ chất thải nhựa cao nhất thế giới, với hơn 3.500 miếng rác trôi vào bãi biển hàng ngày. Ảnh: EPA