Kiểm soát chặt cửa ngõ và các trục chính của Thủ đô

HNM| 21/09/2021 15:32

Ngày 21-9, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, các cửa ngõ ra, vào thành phố tiếp giáp với các tỉnh bạn vẫn duy trì 22 chốt trực kiểm soát chặt người và phương tiện. Người dân qua chốt bắt buộc phải khai báo qua mã QR và các giấy tờ kèm theo.

Kiểm soát chặt cửa ngõ và các trục chính của Thủ đô
Chốt kiểm soát trên đê Bát Tràng vào 6h30 sáng nay.

Ghi nhận, từ 6h cùng ngày, khu vực chốt trực trên đê Bát Tràng (huyện Gia Lâm) hướng từ tỉnh Hưng Yên về Hà Nội, lượng người và phương tiện có mật độ khá đông. Do đường đê hẹp nên tổ công tác đã linh hoạt kiểm tra từ xa và bố trí ô tô đỗ dọc tuyến theo hàng dọc để lái xe vào khai báo y tế. Thượng úy Ngô Quốc Tuân, Đội Cảnh sát giao thông số 4 cho biết, nhiều người qua chốt không đủ giấy tờ, chưa khai báo y tế để quét mã QR đều được yêu cầu không vào thành phố.

Tương tự, tại chốt kiểm soát ở xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm) giáp với khu đô thị Ecopark, huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên), cán bộ trực chốt đã dành nhiều thời gian giải thích cho người dân chưa nắm rõ việc khai báo y tế qua mã QR tại chỗ. Tuy nhiên, việc làm này không ảnh hưởng đến quy trình kiểm tra của những phương tiện khác. Thiếu tá Nguyễn Đăng Tiến, Đội phó Đội Cảnh sát giao thông tuần tra dẫn đoàn thông tin, khu vực chốt kiểm soát cả đầu vào và đầu ra nên lượng phương tiện khá đông. Tại chốt khai báo y tế, tổ công tác đã bố trí người dân xếp thành nhiều hàng để không mất thời gian của người dân và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

Trung tá Thiều Mạnh Ngọc, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 5 cho biết, trên địa bàn huyện Gia Lâm và quận Long Biên, các chốt kiểm soát trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 5, quốc lộ 1A, 1B và các tuyến đường đê, đường chính giáp các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh vẫn hoạt động bình thường. Tại các điểm nút giao thông ngã tư Trâu Quỳ - quốc lộ 5, đầu cầu Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì…, cảnh sát giao thông đã cắm chốt điều tiết giao thông.

Ông Lê Thanh Tùng (ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm) cho biết, các chốt trên địa bàn vẫn được đặt tại các đường nhánh, lối tắt từ huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) về 24/24 giờ với mục tiêu bảo vệ những “vùng xanh” an toàn.

Giải thích rõ hơn về Chỉ thị số 22/CT-UBND của UBND thành phố Hà Nội mới ban hành tối 20-9, Thiếu tá Nguyễn Tuấn Cường, Đội Cảnh sát giao thông số 8, chỉ huy chốt Cầu Giẽ (huyện Phú Xuyên) giáp với tỉnh Hà Nam thông tin, hiện chốt kiểm soát theo quy định, người ra vào thành phố phải có giấy đi đường, giấy tờ tùy thân và giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính. Giấy đi đường ở đây được hiểu là giấy xác nhận công việc, lý do để vào/ra khỏi Hà Nội. Như trường hợp ra/vào thành phố vì lý do công vụ, phòng, chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia thì phải có các loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Đối với cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú tại Hà Nội, nhưng làm việc trên địa bàn tỉnh, thành phố khác (ví dụ Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang...) thì khi qua chốt kiểm soát cả chiều đi lẫn chiều về đều phải xuất trình giấy xác nhận của đơn vị đang công tác (nơi làm việc), đồng thời phải có giấy đi đường của xã/phường tại Hà Nội (nơi cư trú) ghi rõ lộ trình từ nơi cư trú tới nơi làm việc. Những trường hợp này chỉ cần test nhanh âm tính là có thể qua chốt.

Tại khu vực nội thành, 12 tổ công tác đặc biệt vẫn hoạt động trên các tuyến phố từ sáng, chuyển trạng thái không kiểm soát giấy đi đường mà chủ yếu phát hiện, xử lý lỗi vi phạm giao thông, qua đó tuyên truyền về các giải pháp phòng, chống dịch mới của thành phố.

Ghi nhận trên đường Hoàng Cầu (quận Đống Đa), đường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), đường Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân), đường Quang Trung (quận Hà Đông)…, các tổ công tác đặc biệt vẫn cắm chốt theo đội hình dọc trải dài trên tuyến đường, đồng thời, đặt dải phân cách để dễ kiểm soát phương tiện.

Đại úy Nguyễn Quang Khải, Đội Cảnh sát giao thông số 3, tổ trưởng tổ công tác Y3/141 cho biết, thành viên của tổ gồm cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, công an địa bàn và cán bộ UBND phường sở tại vẫn triển khai đủ đội hình kiểm soát, xử lý những vi phạm về giao thông.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận được sáng 21-9:

Kiểm soát chặt cửa ngõ và các trục chính của Thủ đô
Bất kỳ phương tiện ngoại tỉnh nào đi qua đường nhánh từ Hưng Yên về Hà Nội đều được kiểm soát.
Kiểm soát chặt cửa ngõ và các trục chính của Thủ đô
Chốt kiểm soát tại khu vực đường nhánh xã Đa Tốn.
Kiểm soát chặt cửa ngõ và các trục chính của Thủ đô
Hướng dẫn phương tiện qua chốt sau khi khai báo y tế.
Kiểm soát chặt cửa ngõ và các trục chính của Thủ đô
Hướng dẫn phương tiện từ tỉnh Vĩnh Phúc về Hà Nội.
Kiểm soát chặt cửa ngõ và các trục chính của Thủ đô
Khai báo y tế qua mã QR.
Kiểm soát chặt cửa ngõ và các trục chính của Thủ đô
Khai báo y tế tại chốt đê Bát Tràng giáp với Hưng Yên.
Kiểm soát chặt cửa ngõ và các trục chính của Thủ đô
Chốt kiểm soát phương tiện từ Hà Nam về Hà Nội.
Kiểm soát chặt cửa ngõ và các trục chính của Thủ đô
Phân luồng phương tiện từ khu đô thị Ecopark (Hưng Yên) về Hà Nội.
Kiểm soát chặt cửa ngõ và các trục chính của Thủ đô
Chốt cầu Trung Hà, huyện Ba Vì giáp với tỉnh Phú Thọ.
Kiểm soát chặt cửa ngõ và các trục chính của Thủ đô
Tất cả người dân tỉnh ngoài vào Hà Nội đều được kiểm tra y tế.
Kiểm soát chặt cửa ngõ và các trục chính của Thủ đô
Tổ công tác đặc biệt trực chốt trên đường Hoàng Cầu.
Kiểm soát chặt cửa ngõ và các trục chính của Thủ đô
Tổ công tác Y3/141 không bỏ qua những trường hợp vi phạm giao thông.
Kiểm soát chặt cửa ngõ và các trục chính của Thủ đô
Việc kiểm soát chặt nhưng không gây ùn tắc.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Kiểm soát chặt cửa ngõ và các trục chính của Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO