Chuyển động Hà Nội

Khai thác Bãi Giữa, bãi bồi ven sông Hồng hiệu quả góp phần phát triển kinh tế Thủ đô

Quỳnh Chi 04/12/2023 07:13

Quận Hoàn Kiếm (Thành phố Hà Nội) có diện tích Bãi Giữa sông Hồng khoảng 23 ha. Từ góc độ quản lý đô thị, TS.KTS Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho rằng, Bãi Giữa sông Hồng là một quỹ đất đáng quý từ thiên nhiên ban tặng cho Thủ đô và nếu khai thác khu vực này hiệu quả, sẽ góp phần phát triển kinh tế Thủ đô.

along.jpg
TS.KTS Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho rằng, việc quản lý khai thác phần diện tích Bãi Giữa, bãi bồi ven sông Hồng sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh cảnh quan tự nhiên khu vực bãi sông, góp phần đa dạng các loại hình du lịch, vận tải phát triển kinh tế Thủ đô.

Chia sẻ về việc khai thác không gian công cộng Bãi Giữa sông Hồng từ góc nhìn quản lý đô thị của quận Hoàn Kiếm, TS.KTS Phạm Tuấn Long, cho biết, những năm qua, Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang hướng đến xây dựng nhiều không gian công cộng phục vụ cho người dân cũng như quảng bá các giá trị di sản đô thị tới du khách trong và ngoài nước.

Theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ); mục tiêu phát triển Thủ đô Hà Nội với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hoà hai bên sông của Hà Nội khu vực Bãi Giữa sông Hồng được xác định nằm trong khu vực hành lang xanh sông Hồng. Khu vực này nằm trong ranh giới Quy hoạch phân khu đô thị hai bên sông Hồng được xác định là đất cây xanh, vui chơi giải trí.

“Từ năm 1900 trở lại đây, sông Hồng không xảy ra lũ lớn. Khu vực Bãi Giữa có cốt cao không bị ngập lụt. Các lạch cạn ven bờ có xu thế bồi khiến việc quản lý, khai thác, sử dụng khu vực Bãi Giữa sông Hồng chưa tương xứng với tiềm năng. Phần lớn diện tích Bãi Giữa sông Hồng nằm trong khu vực giáp ranh thuộc địa giới quản lý của nhiều phường bao gồm: Tứ Liên, Yên Phụ (Tây Hồ); Phúc Xá (Ba Đình); Phúc Tân, Chương Dương (Hoàn Kiếm); Ngọc Thụy (Long Biên)... do vậy, việc phân định ranh giới trên thực địa gặp nhiều khó khăn”, TS.KTS Phạm Tuấn Long, chia sẻ.

Đồng thời, công tác quản lý đất đai, xây dựng tại khu vực Bãi Giữa sông Hồng chưa được các địa phương quan tâm và thống nhất phương thức quản lý dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, tính chất và mức độ. Nhiều hộ dân tự ý dựng lều lán tạm với kết cấu chủ yếu là nhà khung cột tre, mái lá, vách liếp, diện tích từ 15 - 25m. Thậm chí, một số công trình xây dựng kiên cố như nhà cấp 4 bằng gạch, nhà khung thép, mái và vách lợp tôn, cổng sắt, đường bê tông... đã xuất hiện.

bai-giua-hoankiem.jpg
Khu vực Bãi Giữa sông Hồng nhìn từ trên cao, thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Trước thực trạng này, Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các địa phương, sở, ngành liên quan tăng cường quản lý, thường xuyên kiểm tra, rà soát, xử lý vi phạm (xử lý tháo dỡ các công trình có tính chất xây dựng và trồng cây lâu năm, trở lại không gian thoát lũ sông Hồng) ngay từ khi mới phát sinh; giải tỏa; kiểm tra, ngăn chặn và xử lý những đối tượng có hành vi mua bán đất trái pháp luật tại khu vực này.

Từ góc nhìn quản lý đô thị của quận Hoàn Kiếm, TS.KTS Phạm Tuấn Long, cho biết, việc quản lý khai thác phần diện tích Bãi Giữa, bãi bồi ven sông Hồng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống lấn chiếm, chống lại các yếu tố gây tác hại cho môi trường, đồng thời tạo dựng hình ảnh cảnh quan tự nhiên khu vực bãi sông trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói riêng, đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần đa dạng các loại hình du lịch, vận tải phát triển kinh tế Thủ đô.

Với diện tích bãi nổi giữa sông Hồng khoảng 307 ha (trong đó phần diện tích bãi nổi giữa thuộc các quận Hoàn Kiếm khoảng 23 ha, Ba Đình khoảng 13,1 ha, Tây Hồ khoảng 90,7 ha và Long Biên khoảng 180,2 ha), khu vực sông Hồng cảnh quan có vị trí trọng tâm của khu vực trung tâm Thành phố đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch trên địa bàn Thủ đô.

Khu vực Bãi Giữa sông Hồng là một quỹ đất đáng quý từ thiên nhiên ban tặng cho Thủ đô, tương phản với không gian sống chật chội của khu vực nội thị. Đây cũng là không gian duy nhất còn lại để có thể tạo dựng một không gian công cộng xanh, sinh thái và văn hóa đầy hấp dẫn cho cộng đồng và khách du lịch sẽ cảm nhận một không gian sống mật độ cao, tích tụ nhiều tầng văn hóa, mà còn được trải nghiệm một không gian mở của Hà Nội, nhìn ra sông, hướng tới không gian công viên xanh sinh thái trên mặt nước.

TS.KTS Phạm Tuấn Long

TS.KTS Phạm Tuấn Long, thông tin thêm, theo tiêu chuẩn cây xanh trong đô thị, có thể thấy Thành phố Hà Nội đang thiếu không gian cây xanh công cộng, các công viên mở với diện tích lớn. Hiện các không gian cây xanh quy mô nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng của người dân, trong khi Thành phố đang phải tích cực khắc phục tình trạng ô nhiễm với mục tiêu tạo lập sự cân bằng trong hệ sinh thái đô thị của Thủ đô.

Người đứng đầu chính quyền quận Hoàn Kiếm cũng cho biết, thực tế, không phải Thành phố nào trên thế giới cũng có điều kiện để hướng về không gian mặt nước - xanh, để tạo nên một hành lang xanh dọc theo trục sông Hồng, một viễn cảnh của một chuỗi các không gian xanh, đa dạng, các Công viên văn hóa, lịch sử, các Công viên du lịch sinh thái, giải trí gắn liền mặt nước sông Hồng của Hà Nội. Đây cũng là điểm xuất phát để các doanh nghiệp có điều kiện khai thác các không gian ven sông Hồng một cách hiệu quả và bền vững. Và đây cũng là thời điểm tuyệt vời để các khu dân cư ven sông tự quản trị, biến đổi thành môi trường sống xanh, sạch, đẹp và hấp dẫn cho phát triển du lịch cộng đồng.

song-hong-3.jpg
Khu vực Bãi Giữa sông Hồng với khung cảnh nên thơ.

Bên cạnh việc quản lý, khai thác không gian công cộng khu vực bãi giữa sông Hồng, tạo thành một điểm tham quan du lịch bổ trợ cho khu phố cổ, khu phố cũ Hà Nội còn góp phần giải quyết các vấn đề về quản lý chống lấn chiếm đất bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng, khôi phục lại giao thông đường sông, cải thiện vệ sinh môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với định hướng về tổ chức không gian cảnh quan của Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Ngoài ra, khái thác được khu vực này sẽ tạo lập hình ảnh Thành phố hiện đại và sinh thái hai bên sông Hồng, cùng với có bản sắc và truyền thống lâu đời, tôn trọng các khu vực bảo tồn, đặc biệt đoạn đi qua đô thị trung tâm./.

Theo tìm hiểu của phóng viên tạp chí Người Hà Nội, trong năm 2023, Thường trực quận ủy Hoàn Kiếm và Thường trực quận ủy Long Biên đã có các cuộc làm việc về công tác quản lý, sử dụng và phát triển khu vực Bãi Giữa, bãi ven sông Hồng trên địa bàn hai quận. Dự tính, khu vực Bãi Giữa sẽ tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan nông nghiệp du lịch, giúp du khách được tham quan, chụp ảnh, hưởng thụ giá trị cây nông nghiệp đặc sắc theo hướng nông nghiệp hiện đại. Đồng thời, hình thành thêm khu chức năng không gian sáng tạo, sân chơi, tập thể thao cơ bản theo địa hình tự nhiên…
Khu vực bãi bồi ven sông Hồng dự tính tổ chức khu chức năng không gian công viên cây xanh, khu chức năng trồng cây ngắn ngày, cây cảnh, cây hoa theo mùa, kết hợp phục vụ khách du lịch. Phát triển khu dịch vụ, khu vực thể thao làm nơi sinh hoạt cộng đồng gắn liền không gian mặt nước; không gian sáng tạo với trọng tâm nội dung giá trị lịch sử văn hóa sông Hồng
...

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài 2)
    Với nỗ lực lớn, quyết tâm cao, trong 6 tháng năm 2025, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã tổ chức các kỳ họp rất thành công và hiệu quả. Thông qua các hoạt động của HĐND thành phố Hà Nội đã khẳng định là hình mẫu tiêu biểu của cả nước, và HĐND thành phố thể hiện rõ vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, luôn bám sát các chủ trương của Trung ương và Thành ủy, kịp thời thể chế hóa thành các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn.
  • HĐND Thành phố Hà Nội tiếp tục là điểm sáng, hình mẫu tiêu biểu
    Sáng 8/7, tại Kỳ họp thứ hai mươi lăm, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, HĐND Thành phố Hà Nội tiếp tục là điểm sáng, là hình mẫu tiêu biểu cho các tỉnh, thành phố trong cả nước...
  • Các nghị quyết đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, chính sách phải khả thi
    Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị các đại biểu HĐND khi thảo luận, xem xét các nghị quyết cần phải đặt trong tầm nhìn dài hạn, với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm…
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài 1)
    Tại kỳ họp thứ 25 HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI diễn ra ngày 8/7, đồng chí Phùng Thị Hồng Hà, Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội cho biết, HĐND Thành phố thời gian qua đã hoạt động hiệu quả, tiếp tục đổi mới, bảo đảm chủ động, khoa học, linh hoạt, thiết thực… để cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô xây dựng, phát triển Hà Nội "Văn hiến – Văn minh – Hiện đại", vững bước vào kỷ nguyên mới.
  • Sáng 8/7, Khai mạc Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026
    Sáng nay (8/7), kỳ họp thường lệ giữa năm (Kỳ họp thứ 25), HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc để xem xét nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền, trong đó có nhiều nghị quyết để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
  • Hà Nội công bố quyết định về công tác cán bộ tại Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố
    Ngày 7/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ công bố các quyết định liên quan đến công tác cán bộ của Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • Sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” được vinh danh tại Trung Quốc
    Cuốn sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi – Chibooks thực hiện và bán bản quyền cho Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, vừa chính thức được trao giải thưởng “Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025”.
  • Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hóa
    Chương trình sẽ diễn ra với nhiều tiết mục hấp dẫn. Các tác phẩm tập trung nhấn mạnh và khẳng định những thành tựu văn hóa của đất nước; ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, những giá trị to lớn, sự trường tồn và tầm ảnh hưởng của văn hóa qua 80 năm...
  • SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
    “Hành động nhỏ hôm nay sẽ làm nên điều diệu kỳ cho thế hệ trẻ mai sau” là tinh thần xuyên suốt hành trình 10 năm của chương trình “SeABankers Vì trẻ thơ” - sáng kiến thiện nguyện đầy tính nhân văn do chính cán bộ nhân viên (CBNV) SeABank khởi xướng và thực hiện từ năm 2015 đến nay.
  • Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
    Trong bối cảnh thị trường lao động không ngừng biến động bởi chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Đây là một trong những giải pháp chiến lược nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững Thủ đô trong giai đoạn mới.
Đừng bỏ lỡ
Khai thác Bãi Giữa, bãi bồi ven sông Hồng hiệu quả góp phần phát triển kinh tế Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO