Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Lễ hội Vì hòa bình “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình”

Nguyễn Ánh - Phúc Lâm 13:07 07/07/2024

UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Bộ Ngoại giao tổ chức khai mạc Lễ hội Vì hòa bình năm 2024 “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình” tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).

z5609319025827_dbadf0143865726c9afba10f5d44776d.jpg
Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Vì hòa bình năm 2024 (ảnh: BTC).

Tối 6/7, tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Bộ Ngoại giao tổ chức khai mạc Lễ hội Vì hòa bình năm 2024 với chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình”. Đến dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, ông Lê Thành Long - Phó Thủ tướng Chính phủ cùng các lãnh đạo Ban, Bộ, ngành Trung ương và các địa phương.

Xuyên suốt lễ hội “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình” năm 2024 là các chương trình phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phản ánh những nét văn hóa truyền thống và đương đại mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Đêm khai mạc lễ hội có chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Gắn kết những nhịp cầu” có sự góp mặt của nhiều nghệ sỹ tên tuổi trong nước và quốc tế với một sân khấu âm nhạc thực cảnh kết hợp đa không gian trên bờ và dưới sông, kết nối hai trục Bắc - Nam của sông Bến Hải qua cầu Hiền Lương lịch sử.

Chương trình khai mạc được xây dựng với chủ đề “Gắn kết những nhịp cầu” lấy cảm hứng từ cây cầu Hiền Lương lịch sử, không chỉ biểu trưng cho khát vọng thống nhất mà còn thể hiện tinh thần gắn kết những giá trị của quá khứ, hôm nay và mai sau tại mảnh đất của những con người yêu chuộng hòa bình. Điểm nhấn trong đêm khai mạc Lễ hội Vì hòa bình năm 2024 là màn trình diễn thiết bị bay không người lái (trình diễn drone light) trên bầu trời sông Bến Hải và kết thúc chương trình là màn bắn pháo hoa nghệ thuật.

Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 diễn ra với nhiều hoạt động như Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca hòa bình”, Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực quốc tế “Hương vị miền hoa nắng”, Triển lãm mỹ thuật họa sĩ Lê Bá Đảng “Khát vọng hòa bình”, Triển lãm tranh “hồi sinh”, chương trình nghệ thuật Chính luận “Vĩ tuyến 17 khát vọng hòa bình”, hội thảo quốc tế “Bài học về hòa bình nhìn từ thực tiễn Việt Nam”, chương trình “Ước nguyện hòa bình” với các hoạt động Lễ cầu siêu, Thả hoa đăng, Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.

Tại buổi lễ khai mạc, ông Võ Văn Hưng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, truyền thống tốt đẹp đó được lưu truyền từ bao đời nay, được hun đúc và phát huy trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước bi tráng của dân tộc ta. Vì vậy, khát vọng hòa bình đã trở thành lẽ sống, nét đẹp văn hóa tiêu biểu, là tiêu chuẩn đạo đức, phẩm hạnh của con người Việt Nam. Đó cũng là nhân tố quan trọng gắn kết tinh thần đại đoàn kết của con cháu Vua Hùng. Quảng Trị là vùng đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử, trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập của dân tộc, Quảng Trị gánh chịu nhiều đau thương, hy sinh mất mát, chứng kiến bao cảnh tàn khốc, hủy diệt của chiến tranh. Nhưng Quảng Trị cũng chính là vùng đất mang khát vọng hòa bình bất diệt của dân tộc Việt Nam, từng làm lay động mạnh mẽ, sâu sắc lương tri của nhân loại yêu chuộng hòa bình.

z5609319087409_4ed4923d72d9a2d238d5f47e46fa2643.jpg
Phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng tại lễ khai mạc Lễ hội Vì hòa bình “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình” (ảnh: BTC).

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, trong suốt lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua chặng đường dài đấu tranh kiên cường và gian khổ để kiến thiết và bảo vệ nền hòa bình, độc lập, tự do của nước nhà. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Vì vậy, hơn ai hết, nhân dân Việt Nam thấu hiểu sâu sắc giá trị vô cùng quý báu của hòa bình.

Nằm ở miền Trung và có vị trí chiến lược quan trọng, Quảng Trị là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Việt Nam. Mảnh đất từng trải qua bao khốc liệt của chiến tranh đã chứng kiến, cảm nhận và thấu hiểu sâu sắc nỗi đau chiến tranh, nỗi đau chia cắt. Quảng Trị cũng là nơi cảm nhận đầy đủ nhất khát vọng sống, khát vọng hòa bình, độc lập, tự do, khát vọng thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Mỗi tấc đất, dòng sông, mỗi địa danh ở mảnh đất này đều ghi đậm dấu tích của một thời đạn bom với hàng triệu đồng bào, đồng chí và chiến sĩ đã ngã xuống để góp phần cho đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do, cho một nền hòa bình bền vững trên toàn dải đất hình chữ S - Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết thêm.

z5609319074481_25e5ba415ab7d3265a6072373017aad4.jpg
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại lễ khai mạc Lễ hội Vì hòa bình năm 2024 (ảnh: BTC).

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá cao về sáng kiến của tỉnh Quảng Trị trong việc tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình. Từ vùng đất đã từng bị hủy diệt bởi chiến tranh đang mạnh mẽ hồi sinh, Lễ hội sẽ truyền đi thông điệp về sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kêu gọi nhân loại chung tay xây dựng nền hòa bình bền vững cho thế giới, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp hiện nay. “Đến với Lễ hội Vì Hoà bình tại Quảng Trị chúng ta cảm nhận và nuôi dưỡng khát vọng hoà bình cho dân tộc, cho nhân loại cùng chia sẻ nhiều hơn với mảnh đất Quảng Trị anh hùng, với con người Quảng Trị kiên trung và nhân hậu.

z5609319066363_f948afbdc44ff2e23cbaf72b4707347c.jpg
Lá cờ Tổ quốc trên bầu trời Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (ảnh: BTC).
z5609319053570_4e8ce8a4a1befc5680b3099944cd029c.jpg
Các chương trình nghệ thuật đặc sắc tại đêm khai mạc (ảnh: BTC).
z5609319194585_7c62c69157589af5a0ff4030748b9bd6.jpg
Lễ hội Vì hòa bình năm 2024 với chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình” (ảnh: BTC).
z5609319071650_5e378ea5baeef5c50d0a86a09fd97302.jpg
Trình diễn trình diễn drone light trên bầu trời tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (ảnh: BTC).
z5609319039683_ada204bfc49fe09f9ce1eedf8df82d94.jpg
Màn trình diễn pháo hoa trong đêm khai mạc Lễ hội Vì hòa bình tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (ảnh: BTC).
z5609457007499_de482aac1bdf9fd1e2ae3777dc7c4999.jpg
Pháo rực sáng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải.

Lễ hội diễn ra vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương (21/7/1954-21/7/2024), 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Lễ hội Vì hòa bình năm 2024 được tổ chức nhằm mục đích tôn vinh giá trị của hòa bình, kêu gọi mọi người chung tay đấu tranh, gìn giữ, xây dựng cuộc sống hòa bình, thịnh vượng, bền vững cho quê hương, đất nước và nhân loại, tưởng niệm và tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự trường tồn của Tổ quốc, tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh và những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra./.

Bài liên quan
  • Tái hiện hành trình lịch sử 70 năm Giải phóng Thủ đô với hình ảnh tà áo dài Việt Nam
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với các hoạt động sôi nổi, đặc sắc. Đáng chú ý, chương trình nghệ thuật đêm khai mạc Lễ hội tái hiện hành trình lịch sử 70 năm Giải phóng Thủ đô với hình ảnh tà áo dài Việt Nam là trung tâm chủ đạo.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Khai mạc Lễ hội Vì hòa bình “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO