Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Lễ hội Sen Hà Nội 2024: Quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo, riêng có của Tây Hồ

T.Trang 04/07/2024 08:13

Lễ hội Sen Hà Nội sẽ được tổ chức từ ngày 12 - 16/7/2024 tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, hứa hẹn mang đến cho nhân dân Thủ đô và du khách quốc tế những giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc của vùng đất Tây Hồ.

Gợi mở ý tưởng tôn vinh những giá trị văn hóa riêng có

t1.jpg
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Thường vụ Thành ủy làm việc với Quận ủy Tây Hồ về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU, ngày 17/3/2021 và Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/2/2022.

Tháng 10/2023, Đoàn giám sát số 1 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” và Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đánh giá, Tây Hồ là quận có điều kiện đặc biệt về tự nhiên và con người với 71 di tích, 1 di sản văn hóa phi vật thể, 5 làng nghề truyền thống, trong đó có những làng nghề nổi tiếng đã xây dựng thành công thương hiệu như hoa đào Nhật Tân, quất cảnh Tứ Liên, trà sen Quảng An, xôi Phú Thượng. Đây là những điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp văn hóa.

Để phát huy những tiềm năng, lợi thế của vùng đất Tây Hồ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đã đề nghị quận tập trung khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết chế, sản phẩm văn hóa; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, phổ biến, lưu giữ các sản phẩm văn hóa; triển khai số hóa, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa nhằm đẩy mạnh quảng bá về những giá trị văn hóa độc đáo, riêng có của Tây Hồ.

Gợi mở việc quận Tây Hồ có thể kết hợp với các địa phương như Nghệ An, Huế để tổ chức lễ hội vinh danh Quốc hoa vào dịp tháng 5, qua đó tôn vinh hương sắc và vẻ đẹp riêng có của sen Tây Hồ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cũng mong muốn, trong thời gian tới, quận đẩy mạnh phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa, thu hút thêm nhiều nguồn lực, góp phần đưa quận Tây Hồ ngày càng phát triển.

t3.jpg
Sen Bách Diệp - loại sen đặc trưng được trồng tại vùng đất Quảng An.

Nhấn mạnh quận Tây Hồ có điều kiện tự nhiên đặc biệt với hồ Tây, giáp sông Hồng, cùng dày đặc các di tích, loại hình văn hóa truyền thống, 5 làng nghề truyền thống. Trong đó, quận có những làng nghề nổi tiếng đã xây dựng thành công thương hiệu như Hoa đào Nhật Tân, Quất cảnh Tứ Liên, Trà Sen Quảng An, Xôi Phú Thượng... Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho rằng đây là những điều kiện thuận lợi để quận Tây Hồ phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cũng như phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực khẳng định: “Đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho nền tảng và phát triển dịch vụ, du lịch thành kinh tế mũi nhọn của quận”.

Xuất phát từ ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Thường trực, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai phát triển công nghiệp văn hóa theo Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy, qua đó phát huy những tiềm năng, thế mạnh của Tây Hồ.

Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng cho biết, 6 tháng năm 2024, quận đã khai trương điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống “làm giấy dó” của vùng Bưởi xưa; triển khai thí điểm trồng sen tại một số hồ nhỏ trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch trên địa bàn quận.

Đáng chú ý, quận đã tổ chức thành công các chương trình, sự kiện lớn với nhiều điểm nhấn, như “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long” với chủ đề “Một ngày kinh đô - Ngàn năm lịch sử”; Chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 - Get on Hanoi 2024” và công bố quyết định công nhận Khu du lịch Nhật Tân.

Quận cũng đã thành lập, ra mắt Ban Quản lý hồ Tây; xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị của hồ Tây và vùng phụ cận” làm cơ sở khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, giá trị của khu vực hồ Tây và vùng phụ cận.

Cũng theo Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng, ngày 19-6 vừa qua, quận đã tổ chức hội nghị thông tin về Lễ hội Sen Hà Nội 2024, lần đầu tiên được tổ chức tại quận. Lễ hội được tổ chức với mục đích quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, của vùng đất Tây Hồ.

Lễ hội sen đầu tiên tại Hà Nội

Chia sẻ về ý nghĩa và mục đích của lễ hội sen lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết, mục đích lễ hội hướng tới là quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, của vùng đất Tây Hồ, của “Sen” - loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Thông qua lễ hội, giới thiệu những giá trị độc đáo của nghề “ướp trà sen” cũng như những nét đặc trưng riêng có của văn hóa sen trong đời sống người Việt.

t2.jpg
Màu sắc trang nhã, hương thơm tinh khiết, mang trong mình biểu tượng của sự cao quý, linh thiêng sen Bách Diệp từ lâu đã gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của người Hà Nội.

Lễ hội là dịp để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tăng cường liên kết, sản xuất và tiêu thụ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm các sản phẩm sen Hà Nội với các tỉnh, thành trên cả nước. Đây cũng là dịp để quảng bá và kích cầu du lịch, khơi dậy tiềm năng phát triển các sản phẩm OCOP của các địa phương; thu hút du khách đến tham quan Hà Nội, Tây Hồ, góp phần phát triển kinh tế, du lịch địa phương.

Lễ hội Sen Hà Nội 2024 được tổ chức trong 5 ngày, từ 12 đến 16-7-2024 tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội).

Các hoạt động chính của lễ hội gồm: Khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024, diễn ra từ 20h-21h30 ngày 12-7-2024; giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc từ ngày 12-7 đến 16-7-2024 tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ.

Sự kiện sẽ trưng bày, giới thiệu 100 gian hàng tiêu chuẩn trưng bày sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền; khu tiểu cảnh trang trí sự kiện; khu ẩm thực vùng miền; khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP và đặc sản về sen; khu trải nghiệm về sản phẩm sen (tranh, ảnh, sơn mài, vải, thơ ca từ xưa đến nay); khu trưng bày không gian giới thiệu trình diễn sản phẩm: Hoa sen, tơ sen, chè sen, xôi sen, giò sen, các món ăn từ sen, sản phẩm trang trí từ sen, thủ công mỹ nghệ về sen; trưng bày đại diện một số giống sen thuộc các vùng trong cả nước và một số giống sen quý của Việt Nam và Hà Nội...

t4.jpeg
Biểu trưng Lễ hội Sen Hà Nội 2024. Ảnh: BTC

Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra hội thảo bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam; Lễ khánh thành Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP quận Tây Hồ - Phố Trịnh; khai mạc Triển lãm không gian nghệ thuật sắp đặt sen, Triển lãm ảnh sen trong đời sống Việt; chương trình Khảo sát - Hội nghị “Nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối điểm đến du lịch của quận Tây Hồ với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024”; Đêm nhạc “Trịnh Công Sơn và những người bạn”; Ngày hội đạp xe Hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ” với sự tham gia của 7.000 người đạp xe quanh hồ Tây; chương trình “Sen kết nối yêu thương” thăm tặng quà Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các gia đình chính sách trên địa bàn quận.

Thông qua các chương trình tại Lễ hội Sen Hà Nội, du khách sẽ được biết đến những giá trị văn hoá đặc sắc, từ đó đẩy mạnh các hoạt động nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hoá của Thăng Long – Hà Nội, của vùng đất Tây Hồ, của loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Lễ hội giới thiệu những giá trị độc đáo của nghề “ướp trà sen” cũng như những nét đặc trưng riêng có của văn hoá Sen trong đời sống người Việt./.

Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 là hoạt động nhằm cụ thể hoá Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô; Kế hoạch số 88/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về tổ chức các hoạt động 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); kỷ niệm 70 năm thành lập ngành NN&PTNT Hà Nội ( 30/11/1954 - 30/11/2024); chào mừng Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP Hà Nội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Bài liên quan
  • Quận Tây Hồ tăng tốc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao
    Tại hội nghị lần thứ 21 của Quận uỷ Tây Hồ tổ chức vào chiều 27/6, đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2024.
(0) Bình luận
  • Hà Nội: Hiện thực hóa mục tiêu khu du lịch Hồng Vân thành “Miền quê đáng sống”
    Chia sẻ tại Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 cho các thành viên tại Việt Nam do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 28/3, ông Nguyễn Văn Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) cho biết, địa phương và Thành phố đã, đang quyết tâm xây dựng, phát triển khu du lịch Hồng Vân trở thành “Miền quê đáng sống”.
  • Văn hóa và con người trở thành 1 trong 5 trụ cột trong những triết lý phát triển Thủ đô
    Ngày 28/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 06 ) tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06 chủ trì và phát biểu tổng kết chỉ đạo tại hội nghị.
  • Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội cùng nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
    Sáng 28/3, tại hội nghị tổng kết Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025", 60 tập thể và cá nhân được khen thưởng có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
  • Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình 06
    Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” là một trong 10 Chương trình công tác lớn của Thành uỷ Hà Nội khoá XVII. Chương trình 06-CTr/TU giai đoạn 2021-2025 được ban hành với 18 chỉ tiêu, 51 đề án, kế hoạch; 22 dự án, nhóm dự án tập trung 3 nội hàm Chương trình là: (1) Phát triển văn hóa; (2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (3) Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Tạp chí Người Hà Nội tham quan, tìm hiểu lịch sử tại Hoàng thành Thăng Long
    Hướng tới Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 - 8/5/2025), ngày 27/3, Tạp chí Người Hà Nội đã tổ chức Lễ dâng hương và tham quan Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (TP. Hà Nội).
  • Lễ hội chùa Thầy năm 2025: Nhiều hoạt động thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa - lịch sử Thủ đô
    Thông tin từ UBND huyện Quốc Oai (TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 1/4 đến 5/4, địa phương sẽ tổ chức Lễ hội chùa Thầy năm 2025 và Tuần lễ văn hóa du lịch, xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai 2025 tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn) với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật thuật đặc sắc, hấp dẫn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Lễ phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt
    Ngày 29/3, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025
    Tối 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 đã long trọng khai mạc sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.
  • Đầu tháng 4 sẽ diễn ra lễ hội Then Kin Pang 2025
    Lễ hội Then Kin Pang 2025 được tỉnh Lai Châu tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tôn vinh tín ngưỡng Then và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội còn góp phần kích cầu du lịch, thu hút du khách đến với Lai Châu.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Sen Hà Nội 2024: Quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo, riêng có của Tây Hồ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO