Chuyển động Hà Nội

Huyện ủy Thạch Thất phát động cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử huyện Thạch Thất”

Trung Kiên 15:21 12/06/2024

Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thạch Thất (13/7/1954 - 13/7/2024), 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Huyện ủy Thạch Thất (TP. Hà Nội) vừa phát động Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử huyện Thạch Thất”.

Theo đồng chí Nguyễn Đăng Quân - Trưởng ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện Thạch Thất, cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử huyện Thạch Thất” được tổ chức nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất, qua đó giúp cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu biết sâu sắc hơn về truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương và những đóng góp tích cực của huyện trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.

thach-that-3.jpg
Lãnh đạo huyện Thạch Thất dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ tại Nhà Lưu niệm Bác Hồ thuộc thôn Phú Đa, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất.

Thông qua cuộc thi giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Thạch Thất nâng cao nhận thức, trách nhiệm, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước; tiếp tục ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu học tập, lao động và công tác, quyết tâm, chung sức, chung lòng xây dựng huyện Thạch Thất ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại.

Đồng chí Nguyễn Đăng Quân cho biết thêm, cuộc thi dành cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đang sinh sống, học tập, công tác và lao động sản xuất trên địa bàn huyện Thạch Thất. Nội dung cuộc thi hướng tới tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa, những đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thất trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Cuộc thi được tổ chức 2 vòng thi gồm thi viết và thi trắc nghiệm trên internet.

Đối với vòng thi viết

Cá nhân hoặc nhóm tác giả có thể tham gia một hoặc nhiều tác phẩm dự thi với các nội dung, hình thức khác nhau trong cùng thời điểm. Người đăng ký dự thi phải là cá nhân hoặc đại diện nhóm tác giả (không quá 5 người). Bài dự phải được viết bằng tiếng Việt; có thể viết tay hoặc đánh máy (khuyến khích bài dự thi viết tay). Trường hợp bài dự thi có nhiều trang phải đóng lại thành quyển; không giới hạn số trang và hình ảnh minh họa (nếu trích dẫn nội dung, hình ảnh, tư liệu để minh họa phải có chú thích rõ ràng về nội dung, xuất xứ của hình ảnh, tư liệu); không chấp nhận bản sao chép dưới mọi hình thức.

thach-that.jpg
Toàn cảnh Hội nghị phát động Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử huyện Thạch Thất” do Huyện ủy Thạch Thất tổ chức.

Nội dung bài dự thi phải trả lời đầy đủ được 2 câu hỏi (do người dự thi lựa chọn) trong tổng số các câu hỏi do Ban Tổ chức cuộc thi đề ra; hình thức trình bày công phu, sạch, đẹp, khoa học; có ví dụ, hình ảnh minh họa từ thực tiễn. Khuyến khích tác giả sưu tầm hình ảnh, tư liệu, tài liệu, sáng tạo các hình thức trình bày cô đọng, tính thẩm mỹ cao.

Thời gian nhận bài vòng thi viết cấp cơ sở chậm nhất trước 16 giờ ngày 5/7/2024. Cấp huyện tiếp nhận bài thi chậm nhất trước 16 giờ ngày 10/7/2024 tại Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thạch Thất (Cơ quan Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi).

Đối với vòng thi trắc nghiệm

Diễn ra trong 3 tuần thi; thi sinh đăng ký tham gia thi trắc nghiệm trên phần mềm trực tuyến Cuộc thi tìm hiểu “Tìm hiểu lịch sử huyện Thạch Thất” qua website Ban tổ chức lập ra để được dự thi, thí sinh cần hoàn thành việc cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin theo hướng dẫn tại website.

Thông tin người dự thi đăng ký sẽ là căn cứ để Ban Tổ chức cuộc thi xét và trao giải. Người dự thi chỉ được đăng ký duy nhất 1 tài khoản dự thi. Ban Tổ chức cuộc thi sẽ không công nhận kết quả đối với người dự thi khi có bất kỳ thông tin đăng ký nào sai lệch với thực tế. Người dự thi phải ghi đúng số điện thoại liên lạc vì đây là cơ sở để Ban Tổ chức liên hệ nếu đoạt giải.

Cuộc thi trắc nghiệm được diễn ra trong 3 tuần từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 21/7/2024. Cụ thể: Tuần 1 có chủ đề “Tự hào quê hương” (từ ngày 1/- 7/7/2024); Tuần 2 có chủ đề “Kiên cường, dũng cảm” (8-14/7/2024); Tuần 3 là chủ đề “Vững bước đi lên” (15 – 21/7/2024). Thời gian thi mỗi tuần được tính từ 8 giờ ngày bắt đầu và kết thúc vào 17 giờ ngày cuối cùng của tuần thi.

Mỗi tuần thi có 10 câu hỏi. Bài thi chỉ được coi là hợp lệ khi người dự thi trả lời đủ 10 câu hỏi về nội dung có liên quan đến lịch sử huyện Thạch Thất, mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 10 điểm. Hệ thống sẽ tự động ghi nhận kết quả và cập nhật trên website. Sau khi hoàn thành người dự thi sẽ biết ngay kết quả và thời gian thực hiện bài thi. Sau mỗi tuần thi, Ban Tổ chức sẽ căn cứ vào kết quả trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và thời gian trả lời nhanh nhất xét từ cao xuống thấp để trao thưởng cho người thi. Mỗi người dự thi trắc nghiệm trên mạng internet được tham gia cả 3 tuần, kết quả được tính theo từng tuần thi./.

Ban tổ chức sẽ trao 18 giải nội dung thi viết: 1 giải Nhất, trị giá 2.000.000 đồng/giải; 2 giải Nhì, trị giá 1.500.000 đồng/giải; 3 giải Ba, trị giá 1.000.000 đồng/giải và 10 Khuyến khích (500.000đ/giải). Ban Chỉ đạo Cuộc thi trao tặng 1 giải cho thí sinh trẻ tuổi nhất và 1 giải cho thí sinh cao tuổi nhất tham gia Cuộc thi, trị giá 500.000đ/giải.

Giải thưởng thi trắc nghiệm trên mạng internet: 1 giải Nhất/tuần, trị giá 1.000.000 đồng/giải; 2 giải Nhì/tuần, trị giá 700.000 đồng/giải; 3 giải Ba/tuần, trị giá 500.000 đồng/giải; 5 Khuyến khích/tuần, trị giá 300.000đ/giải.

Ngoài ra, Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thất sẽ tặng Giấy khen cho 10 tập thể xuất sắc là các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị tổ chức phát động, triển khai tổ chức Cuộc thi ở cơ sở, đơn vị; chỉ đạo tổ chức triển khai sâu rộng, sáng tạo, có sức lan tỏa, thu hút được số lượng cán bộ, đảng viên và nhân dân tham dự thi lớn (vượt chỉ tiêu giao), có nhiều cá nhân đạt giải cuộc thi./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Báo chí góp phần xây dựng huyện Sóc Sơn ngày càng văn minh, hiện đại
    Ngày 20/6, nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), UBND huyện Sóc Sơn tổ chức gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí; thông tin kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm, kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.
  • Chuyển đổi số tại Hà Nội: Lợi ích kép chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua chuyển khoản
    Với phương châm, mục tiêu phấn đấu vì nhân dân phục vụ, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, gần đây, Thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, đặc biệt triển khai các giải pháp chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), chi trả lương hưu với người thụ hưởng qua hình thức chuyển khoản.
  • Hôm nay 20/6, Quốc hội thảo luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội
    Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, hôm nay (20-6), Quốc hội thảo luận về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065...
  • Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Mỹ Đức lần thứ III năm 2024
    UBND huyện Mỹ Đức đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III năm 2024 trong hai ngày 17 - 18/6 với chủ đề “Đồng bào các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, hội nhập phát huy lợi thế, tiềm năng tích cực xây dựng huyện Mỹ Đức phát triển bền vững”. Đại hội đã tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2019-2024, đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2024 - 2029, và lựa chọn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp Thành phố lần thứ IV.
  • Chuyển đổi số tại Hà Nội: Ứng dụng thông minh ngăn ngừa “giặc lửa”
    Thành phố Hà Nội xác định, người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ trong quá trình chuyển đổi số. Thời gian qua, người dân Thủ đô đã được tiếp cận các ứng dụng hiện đại, góp phần đưa Thủ đô đến nền kinh tế số, thành phố thông minh. Nổi bật trong đó có thể kể đến ứng dụng công nghệ để ngăn ngừa “giặc lửa”.
  • Cùng thắp lên hào khí Thăng Long, xây dựng Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”
    Đó là chia sẻ của đồng chí Nguyễn văn Phong, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội tại buổi gặp mặt Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), chiều ngày 18/6 do Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện cùng nhà văn hóa - nhà báo Hữu Ngọc giờ mới kể
    Đối với những người làm báo trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề, không có gì quý báu hơn khi được gặp gỡ, nghe chuyện đời, chuyện nghề của các nhà báo lão thành. May mắn trong 15 năm làm báo, tôi được gặp nhà văn hóa - “đại” nhà báo Hữu Ngọc. Trước một “cây cổ thụ” Hữu Ngọc, phóng viên trẻ dù tài năng, thành công đến mấy cũng cảm thấy bé nhỏ trước kiến thức sâu rộng, sự tận hiến với nghề của ông.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu Kịch Công an Thủ đô lần thứ II - năm 2024
    Tối ngày 21/6, Liên hoan sân khấu Kịch Công an Thủ đô lần thứ II - năm 2024 đã chính thức khép lại, sau 3 ngày tranh tài sôi nổi. Liên hoan khép lại với các giải thưởng được trao cho các vở diễn xuất sắc.
  • “Thời hoa lửa” của phóng viên chiến trường
    Những người làm báo thời chiến tranh - phóng viên chiến trường, phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, phải đứng trước lằn ranh sinh tử, thậm chí hy sinh để hoàn thành sứ mệnh của người chép sử trong lửa đạn.
  • Nhận ưu đãi tương đương 50% phí trước bạ khi mua xe BMW
    THACO AUTO và BMW triển khai chương trình ưu đãi hấp dẫn tương đương 50% phí trước bạ dành cho khách hàng khi mua xe BMW trong tháng 6/2024.
  • Miền Bắc chuẩn bị có đợt mưa lớn
    Chiều mai thứ Bảy, nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội là khoảng 42oC, tuy vẫn không phải là mát nhưng như vậy đã giảm 3 - 4oC so với hôm nay. Sau đó, nhiệt độ sẽ giảm tiếp, mỗi ngày giảm khoảng 1 - 2oC sang đến giữa tuần sau.
Đừng bỏ lỡ
  • Nhộn nhịp mùa sen Tây Hồ
    Những ngày tháng 6 Hà Nội liên tục đón những đợt nóng gay gắt nhưng không khí nhộn nhịp tại những đầm sen ở quanh khu vực Thung lũng hoa hồ Tây (quận Tây Hồ) vẫn không hề bị ảnh hưởng. Hàng trăm lượt du khách tìm đến chụp ảnh mỗi ngày đã tạo nên một bầu không khí vô cùng ấn tượng.
  • Ra mắt cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Cuốn sách tuyển chọn 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... gửi gắm những thông điệp sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư đối với đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa.
  • Bảo tồn văn hóa truyền thống trong chợ phiên của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Cao Bằng
    Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 1642/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về bảo tồn, phát huy đặc trưng văn hóa truyền thống trong chợ phiên của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Cao Bằng năm 2024.
  • Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước
    Căn cứ Kế hoạch số 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); Thực hiện Kế hoạch số 238/KH-TU ngày 17/5/2024 của Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và công bố Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước.
  • [Video] Công bố một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn Thủ đô
    Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính Phủ, Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ của Đề án 06 làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng. Sau thời gian nghiên cứu thí điểm, UBND thành phố Hà Nội đã công bố một số nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ gồm: Công dân Thủ đô số iHanoi, Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc I-Cabinet.
  • Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn
    Các thể loại tham dự giải thưởng bao gồm: Văn xuôi, thơ, âm nhạc, múa, sân khấu, kiến trúc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn nghệ dân gian, phát thanh - Truyền hình.
  • Làm báo nơi vùng giải phóng
    Tôi học và bắt đầu viết báo từ năm 1974, tại một vùng đất mới giải phóng - đó là Quảng Trị. Nơi ấy lúc bấy giờ là miền đất đói nghèo, đau thương nhưng cũng biết mấy can trường, biết bao thương nhớ… Nói như nhà thơ Chế Lan Viên, ấy là vùng quê: “Những đồi tranh ăn độc gió Lào/ Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ/ Những đồi sim không đủ quả nuôi người/ Cuộc sống gian lao, ít tiếng nói cười/ Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng…”.
  • Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Dấu thiêng miền đất cổ”
    Tối 20/6, quận Bắc Từ Liêm tổ chức chương trình nghệ thuật đình Chèm “Dấu thiêng miền đất cổ” chào mừng Lễ hội truyền thống đình Chèm năm 2024 (diễn ra từ ngày 19/6 đến ngày 21/6), đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • "Hỗn độn và khu vườn" - đánh dấu sự trở lại đường thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến
    Công ty cổ phần văn hoá và truyền thông Nhã Nam vừa ra mắt độc giả tập thơ “Hỗn độn và khu vườn” của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến. Tác phẩm đánh dấu một bước phát triển mới trong sự nghiệp thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến.
  • Nhà báo Đỗ Quảng - xa và gần…
    Nhà báo Đỗ Quảng sinh năm 1938, hơn tôi một giáp. Mới diện kiến lần đầu và thời gian cũng không nhiều bởi các cuộc họp cộng tác viên báo chí thì vui là chính, nhưng trực giác vén mở tôi biết nhà báo Đỗ Quảng trong đời, trong nghề là con người tiết tháo, khôn ngoan, thâm thúy, chịu chơi, hiện sinh, thực tế. Như thế đã đủ hiểu một con người từ xa đến mà ta mới gặp?! Đây có thể là một trường hợp thú vị nếu chịu khó quan sát tiếp. Rồi phải chờ đến “thì tương lai” mới rõ.
Huyện ủy Thạch Thất phát động cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử huyện Thạch Thất”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO