Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Huyện Thạch Thất gắn biển 2 công trình chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

Hoa Quỳnh 19:50 01/09/2024

UBND huyện Thạch Thất cho biết, vừa tổ chức cắt băng khánh thành và gắn biển 2 công trình trên địa bàn huyện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Đó là công trình THCS Đồng Trúc và Trung tâm Văn hóa xã Đại Đồng.

Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất, công trình Trường THCS Đồng Trúc có tổng diện tích 1,54ha với đầy đủ các phòng học, phòng chức năng hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất của trường chuẩn quốc gia mức độ II. Tổng mức đầu tư hơn 86 tỷ đồng.

thach-that-5-.jpg
Đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội trao bằng công nhận và tặng hoa chúc mừng Thầy và trò trường THCS Đồng Trúc trong lễ khánh thành.

Dự án được khởi công trong gần 3 năm, từ ngày 14/10/2022 đến tháng 6/2024 hoàn thành, vượt tiến độ so với hợp đồng hơn hai tháng. Công trình Trường THCS Đồng Trúc sau khi hoàn thành đã đáp ứng nhu cầu, nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy của cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường, đáp ứng nguyện vọng của người dân địa phương.

Thông qua việc hoàn thành xây dựng công trình Trường THCS Đồng Trúc góp phần giúp ngành giáo dục huyện Thạch thất thực hiện hiệu quả hơn Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Đề án 06 của UBND huyện Thạch Thất về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục huyện giai đoạn 2021-2025 cũng như nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trên địa bàn huyện.

thach-that-6-.jpg
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà trao bằng công nhận và tặng hoa chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Đại Đồng khi Trung tâm Văn hóa xã Đại Đồng khánh thành, đưa vào sử dụng phục vụ nhân dân.

Ngoài ra, điều này thể hiện sự quyết tâm của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Thạch Thất khi đặc biệt chú trọng vào lĩnh vực giáo dục, với ưu tiên hàng đầu là nâng cấp cơ sở vật chất các trường học. Công trình cũng đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025 với mục tiêu đến năm 2025, trên 90% các trường học công lập trên địa bàn huyện sẽ đạt chuẩn quốc gia.

Trong khi đó, công trình Trung tâm Văn hóa xã Đại Đồng có tổng diện tích 26.821m2; gồm các hạng mục: Phòng hội trường; Sân khấu; phòng sinh hoạt câu lạc bộ; Phòng truyền thanh; phòng quản lý; phòng truyền thống; phòng thư viện,… và các hạng mục phụ trợ. Tổng mức đầu tư Trung tâm Văn hóa xã Đại Đồng hơn 55 tỷ đồng. Dự án được khởi công ngày 17/12/2022 đến ngày 6/6/2024 công trình đã hoàn thành. Công trình vượt tiến độ so với hợp đồng hai tháng. Trung tâm Văn hóa xã Đại Đồng khi đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

thach-that-7-.jpg
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội và huyện Thạch Thất cắt băng khánh thành và gắn biển công trình Trường THCS Đồng Trúc.

Đồng thời việc hoàn thành Trung tâm Văn hóa xã Đại Đồng mang lại nhiều lợi ích cho người dân trong sinh hoạt, sáng tạo, thực hành và hưởng thụ văn hóa, nhờ đó các giá trị văn hóa dân tộc được lan tỏa, phát huy sức mạnh và vẻ đẹp vào trong đời sống. Không những vậy, Trung tâm Văn hóa xã Đại Đồng còn đóng một vai trò mang tính nòng cốt trong tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị - xã hội ở địa phương, Thủ đô Hà Nội nói chung. Những cơ sở vật chất này là công cụ để lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương phổ biến quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân.

“Đây là thành quả từ sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các đơn vị thi công, giám sát và sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội. Hai công trình này là minh chứng rõ nét cho tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao độ của chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thất. Từ khâu giải phóng mặt bằng, thiết kế, đến thi công, tất cả đều được thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo tiến độ và chất lượng” - Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng, nhấn mạnh.

thach-that-8-.jpg
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội và huyện Thạch Thất cắt băng khánh thành và gắn biển công trình Trung tâm Văn hóa xã Đại Đồng chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Như vậy, theo kế hoạch, huyện Thạch Thất có 3 công trình đăng ký khởi công, khánh thành với Thành phố dịp chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Trước đó, tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện (13/7/1954 - 13/7/2024), huyện Thạch Thất đã gắn biển công trình vườn hoa Phùng Khắc Khoan chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Đến nay cả 3 công trình đã hoàn thành theo đúng kế hoạch.

Ngoài ra, huyện Thạch Thất đã triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Thành phố Hà Nội và đạt nhiều kết quả tích cực; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo người dân tham gia, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong quần chúng nhân dân. Huyện Thạch Thất cũng là 1 trong 4 địa phương đầu tiên của Thành phố đã hoàn thành các thủ tục để trình HĐND Thành phố thông qua chủ trương đầu tư xây dựng trường tiên tiến hiện đại. Điều này thể hiện sự quyết tâm đổi mới và năng lực của huyện Thạch Thất trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ mới, nhiệm vụ khó của Thành phố.

thach-that-8.jpg
Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị tham gia vào quá trình thực hiện dự án triển khai quy trình bảo hành theo đúng quy định, góp phần xây dựng huyện Thạch Thất nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.

Để phát huy hiệu quả 2 công trình THCS Đồng Trúc và Trung tâm Văn hóa xã Đại Đồng, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị tham gia vào quá trình thực hiện dự án triển khai quy trình bảo hành theo đúng quy định.

Giao Trường THCS Đồng Trúc xây dựng và triển khai phương án quản lý, vận hành, bảo trì để phát huy hiệu quả sau đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo, thi đua dạy tốt - học tốt. Đồng thời, UBND huyện giao UBND xã Đồng Trúc, xã Đại Đồng vận động, tuyên truyền nhân dân trên địa bàn chung tay duy trì cảnh quan, đảm bảo trật tự văn minh đô thị, góp phần xây dựng huyện Thạch Thất nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Huyện Thạch Thất gắn biển 2 công trình chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO