Hồng xiêm Xuân Đỉnh: Ngọt ngào & trăn trở

Trần Thủy| 06/12/2021 16:31

Hồng xiêm Xuân Đỉnh: Ngọt ngào & trăn trở

Mùa đông đã đến hiên nhà, đang thì thầm bên khung cửa sổ, cơn gió mùa thổi bay những chiếc lá vàng cuối cùng. Từng chiếc lá lao xao, khẽ nép mình mãi tận cuối vườn. Một mùi hương dịu ngọt. Lạ... mà không... rất quen, chợt thoảng qua. Những trái hồng xiêm mẹ kì công tìm cách gửi cho tôi, bắt đầu chín vàng ươm. Những trái hồng đặc biệt, vượt qua hơn 11 ngàn cây số, gói ghém bao yêu thương của mẹ đã có mặt ở đây, nước Đức xa xôi. Tôi nâng niu vuốt ve lớp vỏ vàng mơ, căng mịn. Lòng chợt chùng xuống, nghe rưng rưng ngập tràn...

Xa quá quê hương ơi. Có ai về không cho tôi gửi cùng nỗi nhớ. Nơi nếp nhà xinh, có người mẹ già đang mỏi mắt chờ mong, có người bạn thân hồi bé vẫn rủ nhau đi chọc hồng. Những quả hồng chín rụng đầy sân, những quả hồng lấp ló nắng chiều, những quả hồng rung rinh cả tuổi thơ tôi hồn hậu...

Xuân Đỉnh quê tôi thuộc ngoại thành Hà Nội, nơi bờ Bắc con sông Hồng cuộn đỏ phù sa vẫn ngày đêm miệt mài xuôi chảy. Hồi đó, cứ đi một vòng từ trung tâm, đắm đuối trong muôn màu của làng hoa Quảng Bá, hòa mình vào sắc thắm đỏ của vườn đào Nhật Tân, rồi ngỡ ngàng giữa những cánh đồng quất Phú Thượng vàng ươm trong ráng chiều. Thêm một đoạn thôi, mắt ta dịu lại, chạm vào một vùng xanh thẫm mướt mát. Nhà nối nhà và từng vườn hồng nối dài như tấm thảm xanh đặc biệt. 

Không biết hồng xiêm Xuân Đỉnh có từ bao giờ, nhưng tôi nghe người làng kể rằng, có cụ ông trong xã mang từ Thái Lan về một giống hồng rất quý. Trồng lên hợp thổ nhưỡng khí hậu, hồng thơm ngọt lạ lùng nên được lấy tên là hồng xiêm. Mọi người thi nhau xin giống về trồng. Hồng trước sân, hồng sau vườn, hồng vươn mình xòe tán nơi bờ ao, hồng lao xao gần bờ giậu. Chỗ nào cũng xanh mát khi hồng tỏa bóng.
Bước vào cổng làng, thứ mùi hương chạm vào khứu giác, luyến giữ chân ta là mùi hồng chín như tỏa men say, như nồng hương mật. Đám trẻ con được sinh ra, lớn lên, vui đùa quẩn quanh bên gốc hồng theo năm tháng, thấy trái hồng như một thứ quả ăn đời ở kiếp. Người dân trong làng coi nghề trẩy hồng, rấm hồng, đem hồng vào phố bán là một nghề chính sau những ngày nông nhàn. Chiếc xe cọt kẹt mắc hai thúng hồng, nối đuôi nhau rong ruổi khắp các nẻo đường Hà Nội. Không có nơi nào, ngóc ngách nào nơi phố thị, thiếu dấu chân những người phụ nữ. Đôi quang gánh trên vai, gánh cả mùi hương quyến rũ, đong đưa theo từng nhịp bước. Những trái hồng gối đầu lên nhau đều tăm tắp. Nụ cười cô bán hồng hồn hậu, ngọt ngào trong nắng chiều thơm.

Hồng xiêm Xuân Đỉnh có quanh năm nhưng nhiều nhất là chính vụ vào mùa hè. Khi những quả hồng hong đủ những sợi vàng, đi qua mùa bão giông, ngậm nắng ngậm gió nên quả già đanh. Từng thớ thịt mịn màng, ngọt lịm, không vẩn chút sạn, cứ tan dần trên đầu lưỡi.

Mùa đông dài, gió bấc tràn về buốt lạnh. Trái hồng săn lại, vỏ mỏng hơn, sậm hơn, số lượng quả ít. Người ta tìm những trái hồng vị sắc như mật, hương thơm đậm đà tinh tế hơn hẳn vụ mùa để thưởng thức. 

Với số lượng lên đến hàng vạn cây, Xuân Đỉnh được coi là thủ phủ của giống hồng xiêm bổ dưỡng, ngon nhất miền Bắc, thứ trái cây đặc sản nổi tiếng Hà thành. Ai từng về Thủ đô, lang thang trên phố cổ, chắc chắn đã từng gặp những gánh hồng rong. Cô bán hồng khéo léo, gọt trái hồng xiêm rám màu bày lên đĩa. Thưởng thức thử đi, một miếng... hai miếng... bỗng giật mình, sao ngọt vậy, sao mềm vậy ta. Muốn thưởng thức thêm nữa, mua thêm nữa, về làm quà. Để chiều đông xa ngái, ở một nơi xa, chợt nhớ Hà Nội quay quắt. Mùi hương đó lại quay về da diết, vấn vương.

Khi còn nhỏ, tôi thích đến nhà bạn vào những ngày đông có nắng. Trái hồng già lúc lỉu trên cây, đang nồng giấc ngủ vùi, gặp nắng hanh vàng như bừng tỉnh, căng mình chiết mật. Chúng tôi cầm cái sào, trông thấy quả nào cuống lõm, tai dựng lên là chọc. Rinh rích cười với nhau khi thấy hồng rơi lộp bộp, giấu mình lẫn trong những lớp lá khô giòn. Chỉ cần bửa đôi quả thôi, lớp thịt hồng mềm như lụa, sượt trên đầu lưỡi ngọt tê người. Hết quả này đến quả khác, cho đến khi mắt nắng nhạt dần sau kẽ lá mới giật mình thảng thốt nhớ ra mình phải về nhà. Cái bụng no kềnh, nhưng vạt áo vẫn không quên túm hạt hồng đen nhưng nhức, để dành chơi gẩy hạt.

Hồng xiêm Xuân Đỉnh: Ngọt ngào & trăn trở
Buổi sớm mai mẹ xách làn đi chợ, mẹ thường ghé qua cổng vườn các cụ. Đó là vườn hồng xiêm lớn nhất của xã, các cụ trong xã được phân công thay nhau chăm sóc, nhân giống. Sáng nào cũng có một cụ mang thúng hồng chim ăn ra bán với giá rất rẻ. Tiếng chim hót ríu ran vào mỗi sớm mờ sương khi tìm được những quả hồng tít trên cao, vừa to vừa ngọt. Mùi thơm nưng nức như rượu chín lên men, tỏa ra từ cái làn đung đưa trên tay mẹ, là món quà hấp dẫn suốt tuổi thơ tôi.

Chạp hiu hiu về trên con ngõ nhỏ. Từng chùm quả rung rinh khe khẽ gió đông, gọi dân làng hối hả vào vụ trẩy hồng, chuẩn bị cho cái Tết đang cận kề. Mâm ngũ quả dâng cúng tổ tiên quê tôi thời đó, không thể thiếu những trái hồng vẫn còn xanh. Mẹ mua về, lau sạch phấn rồi bày biện lên ban thờ. Mùi trầm quận quện sau mấy ngày Tết, ủ đủ hơi ấm. Hồng chín nựng, dập dìu tỏa hương khắp cả gian nhà.

Tôi xa quê đã lâu, nhưng mỗi lần về, mẹ lại dành cho tôi những trái hồng mẹ rấm sẵn trong thùng gạo. Tôi ăn, cả tuổi thơ ngọt ngào của mình, bỗng chốc ùa về trong giây lát.

Rồi cơn bão đô thị tràn qua. Quê tôi được vào quận lên phường, giá đất tăng vùn vụt. Diện tích bị thu hẹp lại, nhiều nhà chẳng còn nổi một gốc hồng. Cùng cảnh với vườn đào Nhật Tân, vườn quất Phú Thượng, những vườn hồng Xuân Đỉnh lâu năm cũng dần thưa bóng nhường chỗ cho khu đô thị mới. Cây hồng không còn nhiều chỗ sống, số người làm nghề trẩy hồng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trên ban thờ, hoa quả nhập ngoại dần thay thế trái hồng, còn đâu thoảng mùi hương vẫn hoài thương nhớ.

Nhớ lần trở về, đi trên quãng đường san sát những ngôi nhà bê tông bề thế kiên cố, nhìn bóng cây thưa dần trong con ngõ nhỏ, tôi xót xa tự hỏi, sẽ còn đến bao giờ trái hồng xiêm quê tôi? Cùng với cam Canh, bưởi Diễn... những thứ trái cây đặc sản của Thủ đô, làm nức lòng bao du khách món quà quý cho người phương xa và là niềm tự hào của người Hà Nội... liệu sẽ còn đến bao giờ?
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
  • Công bố giá vé, khát vọng “Rạng rỡ ngàn sau” với Tuần lễ Festival Huế 2024
    Ban tổ Festival Huế 2024 công bố giá vé các chương trình tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Đừng bỏ lỡ
Hồng xiêm Xuân Đỉnh: Ngọt ngào & trăn trở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO