Tác giả - tác phẩm

"Hỗn độn và khu vườn" - đánh dấu sự trở lại đường thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến

Khánh Quỳnh 08:51 21/06/2024

Công ty cổ phần văn hoá và truyền thông Nhã Nam vừa ra mắt độc giả tập thơ “Hỗn độn và khu vườn” của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến. Tác phẩm đánh dấu một bước phát triển mới trong sự nghiệp thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến.

Sự nghiệp chính của Nguyễn Vĩnh Tiến là công việc kiến trúc sư, nhưng anh cũng thành danh với tư cách một nhạc sĩ với ca khúc nổi tiếng “Bà tôi”. Với con đường thơ, anh từng có tập thơ in năm 2001, tuy nhiên khá kín tiếng. Kể từ tập thơ đầu tay đó đến nay, Nguyễn Vĩnh Tiến vẫn sáng tác trong âm thầm với chất chất thơ đặc biệt và đa dạng, giọng thơ hiện đại, từng trải, vượt ra ngoài ranh giới và khuôn khổ của thể loại, vần điệu nhằm khám phá tối đa khả năng mà ngôn từ đem lại.

hon-don-va-khu-vuon-01.jpg
Ấn phẩm "Hỗn độn và khu vườn"

Tập thơ “Hỗn độn và khu vườn” nằm trong hành trình khám phá ấy, đánh dấu sự quay trở lại thi đàn của tác giả. Với 268 trang, được chia làm 5 chương: Hoa lạ - Hỗn độn và khu vườn – Trầm cảm đô thị - Chàng thơ – Hoa nở không tên, tác phẩm mang đến những hình dung về chặng đường đời, chặng đường thơ của chính tác giả. Khởi nguồn là những khám phá trong mê say tìm tòi con chữ, thời trưởng thành là hình ảnh con người suy tư với những câu hỏi hiện sinh, phần cuối là mảnh tâm tư đã tìm được chốn bình yên.

Trong chặng đường ấy, có hai nhân cách hiện lên trong chàng thơ là con người quê nhớ nhung nguồn cội mang niềm tiếc nuối trước những phôi pha không thể tránh khỏi; và con người thành thị lang bạt, cô đơn trong những trăn trở tang bồng. Cả hai nhân cách đã góp phần tạo nên một hành trình khám phá bản ngã đầy ly kì, hấp dẫn nhưng cũng không thiếu phần sâu lắng, êm đềm; hứa hẹn sẽ đưa độc giả chu du qua các miền thời gian cũ và mới, truyền thống và thể nghiệm; băng qua các nẻo không gian từ nông thôn đến thành thị, từ cõi tâm linh huyền bí đến hiện thực phô bày; từ trầm tích quá khứ đến nỗi chán chường hiện tại.

Với chủ trương đổi mới thơ, đi sâu vào “những phi lý” giao thoa các sự vật, hiện tượng của đời sống, Nguyễn Vĩnh Tiến đã thể hiện một nhãn quan độc đáo với những tìm tòi thi pháp, khả năng biểu đạt mới mẻ. Điểm đặc trưng trong tập thơ “Hỗn độn và khu vườn” là sự bất tuân quy tắc, vần điệu như phong cách đặc trưng của nhà thơ; những câu lục bát thả ngang trong một bài thơ văn xuôi, hay những câu kết độc đáo, cùng những liên tưởng thú vị giàu sức nặng; mang đến những cảm xúc bất ngờ và sâu sắc cho độc giả./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ra mắt sách cuốn sách song ngữ về lan hài Việt Nam
    Công ty Sách Liên Việt vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách song ngữ "Lan hài Việt Nam – Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên" của tác giả Chu Xuân Cảnh. Đây là công trình đầu tiên dành toàn bộ nội dung để giới thiệu về lan hài tại Việt Nam.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
  • Cuốn sách giải đáp những thông tin cơ bản về chuyển đổi số
    NXB Chính trị Quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Những vấn đề cơ bản về chuyển đổi số - Hỏi và đáp”. Cuốn sách nhằm hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số”, cung cấp những kiến thức cơ bản, thiết yếu về chuyển đổi số cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
"Hỗn độn và khu vườn" - đánh dấu sự trở lại đường thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO