Văn hóa – Di sản

Hơn 500 học giả tham gia Hội thảo với chủ đề “Sống Cùng Di Sản, Tái Tạo/Tạo Di Sản: Việt Nam và Thế Giới”

Hà Oai 15:53 28/07/2023

Ban tổ chức ghi nhận có hơn 500 học giả trong và ngoài nước cùng 320 tham luận đăng ký tham gia, trình bày tại Hội thảo quốc tế Kết nối với Việt Nam lần thứ 14 với chủ đề “Sống Cùng Di Sản, Tái Tạo/Tạo Di Sản: Việt Nam và Thế Giới”.

z4554125910565_d643975e2ac1fa5e3c0d82f7e57a2f99.jpg
Hội thảo sẽ được khai mạc tại trường Quốc học Huế.

Ngày 28/7, thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, Hội thảo quốc tế Kết nối với Việt Nam lần thứ 14 với chủ đề “Sống Cùng Di Sản, Tái Tạo/Tạo Di Sản: Việt Nam và Thế Giới” đã ghi nhận có hơn 500 học giả đăng ký tham gia và 320 tham luận sẽ được trình bày.

Trước đó, tại hội trường Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế diễn ra cuộc họp rà soát công tác chuẩn bị Hội thảo quốc tế Kết nối với Việt Nam lần thứ 14 vào ngày 27/7. Tham dự có ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, GS.TS Phan Lê Hà và PGS.TS Liam Christopher Kelley - Đồng sáng lập Tổ chức Engaging with Vietnam cùng các thành viên đại diện cho Đại học Huế, Đại học Nghệ thuật- Đại học Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Trường Trung học Phổ thông chuyên Quốc học Huế...

Hội thảo quốc tế Kết nối với Việt Nam lần thứ 14 với chủ đề (Sống Cùng Di Sản, Tái Tạo/Tạo Di Sản: Việt Nam và Thế Giới) được tổ chức từ ngày 1 - 6/8/2023. Buổi khai mạc sẽ diễn ra vào lúc 8h30 ngày 1/8 tại Hội trường trung tâm Trường Trung học Phổ thông chuyên Quốc học Huế (số 12 đường Lê Lợi, TP. Huế).

Hội thảo Engaging With Vietnam lần thứ 14 “Living with Heritage, (Re)creating Heritage: Vietnam and the World” (Sống Cùng Di Sản, Tái Tạo/Tạo Di Sản: Việt Nam và Thế Giới) với một chương trình vô cùng phong phú sẽ diễn ra tại các địa điểm đặc sắc của Huế như Trường Quốc Học, Cung An Định, Đại học Nghệ Thuật Đại học Huế và không gian Hồ Tịnh Tâm, Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế...

Đến nay ban tổ chức ghi nhận có hơn 500 học giả trong và ngoài nước chính thức đăng ký tham gia hội thảo (chưa kể sinh viên, học sinh và tình nguyện viên phục vụ hội thảo) và 320 tham luận sẽ được trình bày tại 5 phiên toàn thể, 65 phiên song song.

Bài liên quan
  • Hội thảo “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”
    Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 104 - KH/BTGTU ngày 11/7/2023 về việc tuyên truyền về Hội thảo “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Việc xây dựng và ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ sở pháp lý quan trọng, mang tính đột phá cho việc triển khai nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô.
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hơn 500 học giả tham gia Hội thảo với chủ đề “Sống Cùng Di Sản, Tái Tạo/Tạo Di Sản: Việt Nam và Thế Giới”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO