Văn hóa - Xã hội

Hội thảo quốc tế hướng tới xây dựng hồ sơ trình UNESCO ghi danh Lê Quý Đôn là Danh nhân Văn hóa Thế giới

Việt Thương 30/09/2024 16:43

Hội thảo khoa học quốc tế chủ đề “Lê Quý Đôn, cuộc đời và sự nghiệp” do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - VH-TT&DL) phối hợp Sở VH-TT&DL tỉnh Thái Bình tổ chức ngày 30/9.

0da89102943f035ad8686419a4631ce5-1-.jpg
Quang cảnh Hội thảo khoa học quốc tế "Lê Quý Đôn: Cuộc đời và sự nghiệp"

Hội thảo quy tụ sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, đại diện dòng họ Lê, nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, một số học giả đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp, Áo.

Hội thảo khoa học quốc tế "Lê Quý Đôn: Cuộc đời và sự nghiệp" là hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (1726 - 2026), góp phần hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO ghi danh ông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.

Đại biểu tham dự hội thảo tại Khu tưởng niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn ở thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Phạm Văn Nghiêm khẳng định, trải qua gần 1.000 năm khoa cử dưới thời phong kiến, Thái Bình có hơn 120 trí thức Nho học thi đỗ đại khoa, với các học vị từ Phó bảng đến Trạng nguyên, trong đó có Tam nguyên Bảng nhãn Lê Quý Đôn - được coi là biểu tượng sáng ngời về tinh thần, trí tuệ Việt Nam. Những công trình của ông có giá trị to lớn về mặt nghiên cứu, đồng thời là biểu hiện của sự kết nối giữa trí thức Việt Nam với các nền văn hóa khác, giúp làm giàu thêm kho tàng văn hóa nhân loại. Việc hoàn thiện hồ sơ ghi danh Lê Quý Đôn là Danh nhân văn hóa thế giới không chỉ là sự tôn vinh những đóng góp của cá nhân ông mà còn khẳng định vị thế của văn hóa Việt Nam, trí tuệ Việt Nam trên trường quốc tế. Đây còn là dịp để Đảng bộ, nhân dân Thái Bình nói riêng, những người quan tâm đến lịch sử Việt Nam nói chung có thêm cơ hội tiếp cận thành tựunghiên cứu khoa họcmới nhất về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân văn hóa, nhà bác học Lê Quý Đôn một cách toàn diện. Từ đó có trách nhiệm trong bảo tồn và phát huy những giá trị di sản mà ông để lại, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như truyền cảm hứng về tinh thần hiếu học cho thế hệ sau.

7-17277091032701730997900.jpg
Các đại biểu cùng gia tộc họ Lê tại từ đường họ Lê (thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam nhấn mạnh, trong lịch sử 300 năm qua, tài năng, tầm vóc của danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn được khẳng định và nhận sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước, nước ngoài, đồng thời cho thấy sự cần thiết giới thiệu rộng rãi hơn nữa di sản Lê Quý Đôn đến với thế giới.

PGS.TS Nina V.Grigoreva, Đại học HSE, St. Petersburg, Liên bang Nga nhận định, với những cống hiến và qua những trước tác của nhà bác học Lê Quý Đôn cho thấy ông là nhà khai sáng hàng đầu của Việt Nam.

“Lê Quý Đôn là vị quan, nhà trí thức và nhà bác học lớn thời Lê Trung hưng. Ông sống, hoạt động và sáng tác trong những thập niên giữa thế kỷ XVIII mà trong lịch sử thế giới được gọi là thế kỷ Khai sáng. Ông là người đương thời với những nhân vật văn hóa và khoa học vĩ đại như Montesquieu (Pháp), Voltaire (Pháp), Hume (Anh), Lomonosov (Nga), Rousseau (Thụy Sĩ-Pháp), Diderot (Pháp)...”. Bà Nina V.Grigoreva phân tích.

Còn GS.TS Shimizu Masaaki, Đại học Osaka, Nhật Bản trong tham luận của mình lại có sự so sánh rất thú vị giữa nhà bác học Lê Quý Đôn với nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Nhật Bản thế kỷ XVIII, nhà Quốc học tên là Motoori Norinaga (1730-1801). “Bài nghiên cứu này tôi phân tích nội dung phần “Âm tự” của Vân đài loại ngữ để xem xét nhận thức của Lê Quý Đôn đối với Việt ngữ như là một thứ tiếng khác với các phương ngữ tiếng Hán hoặc tiếng Trung Quốc. Sau đó chúng tôi so sánh với phương pháp nghiên cứu của một nhà Quốc học Nhật Bản là Motoori Norinaga quy ra các điểm chung và khác biệt giữa hai học giả cùng thời ở Việt Nam và Nhật Bản. Lê Quý Đôn là người Việt Nam đầu tiên đã coi ngôn ngữ, văn tự là đối tượng để suy nghĩ, nhận thức, ông là người đề xuất phương pháp nghiên cứu tiếng Việt đầu tiên trong lịch sử khoa học Việt Nam”.

Với 88 tham luận thể hiện sự quan tâm của giới học giả trong nước và quốc tế với những ý kiến tâm huyết, khách quan cùng những tư liệu phong phú về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn thêm một lần nữa khẳng định công lao, tài năng và tôn vinh những đóng góp đặc biệt xuất sắc của nhà bác học Lê Quý Đôn đối với nền văn hóa Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa khu vực và quốc tế.

Với việc phân chia thành 4 tiểu ban, các tham luận tại hội thảo đã tiếp tục khẳng định những đóng góp to lớn của danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn ở nhiều phương diện: tư tưởng, vǎn hoá, giáo dục và khoa học. Đồng thời khẳng định sự cần thiết của việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Lê Quý Đôn trong bối cảnh hiện nay.

Lê Quý Đôn (1726 - 1784) tên thật là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam, nay thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông là một trong những danh nhân kiệt xuất của lịch sử Việt Nam, từng được vinh danh là nhà bác học lớn nhất Việt Nam thời phong kiến. Ông không chỉ giỏi trong các lĩnh vực triết học, lịch sử, địa lý, thiên văn mà còn là nhà văn, nhà ngoại giao xuất sắc.

Với những đóng góp của ông, ngày 31-3-1986, Bộ Văn hóa (nay là Bộ VH-TT&DL) cấp Bằng công nhận Khu lưu niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn tại xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là Khu Di tích lịch sử văn hóa./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơ hội khám phá tinh hoa di sản kiến trúc Hà Nội
    Trên những tuyến phố như Ngô Quyền, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền… của quận Hoàn Kiếm có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hằng ngày, người ta vẫn đi qua, hoặc chỉ dừng lại để… “check-in”. Tuy nhiên, những công trình ấy lưu giữ những… bí mật lộ thiên ấy không phải đều mở cửa thường xuyên để đón khách. Với mong muốn tạo cơ hội cho công chúng khám phá “tuyến đường di sản này”, Ban Tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã xây dựng một tour khám phá tinh hoa di sản kiến trúc. Đây sẽ là dịp để công chúng vừa được “chạm” vào quá khứ, vừa được trải nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật, thỏa mãn mỹ cảm của nhiều giác quan.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • [Podcast] Chính sách vượt trội phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng đối với Hà Nội
    Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra nhiệm vụ xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Để thành phố Hà Nội hiện thực hóa nhiệm vụ này, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có chính sách vượt trội để phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) cho Hà Nội.
  • Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là bảo vật quốc gia
    Chum gốm hoa nâu Hiệp An là vật chứng tiêu biểu góp phần tạo nên truyền thống riêng biệt của nghề gốm truyền thống Việt Nam ở thế kỷ 13...
  • Bắc Bộ chính thức đón không khí lạnh
    Dự báo, chiều tối và đêm nay 22/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực vùng núi Đông Bắc bộ...
Đừng bỏ lỡ
  • [Video] Hồi sinh những vườn đào sau cơn bão
    Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão vừa qua gây mưa lớn khiến mực sông Hồng dâng cao nhấn chìm gần như toàn bộ diện tích trồng đào ở các phường Nhật Tân và Phú Thượng (quận Tây Hồ), hàng trăm nghìn gốc đào đang cho khai thác đã chết, nhiều hộ dân đã trắng tay. Nhưng với quyết tâm giữ gìn nghề truyền thống của địa phương, các cấp chính quyền cơ sở cùng với người dân đã và đang khắc phục khó khăn, nỗ lực hồi sinh lại những vườn đào.
  • Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm Một đời cần mẫn “hút nhụy hoa xây mật”
    Tôi biết nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm từ cuối năm 2008, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Theo đó, một số hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây (chuyên sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian) cũng nhập vào mái nhà chung là Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, trong đó có Đặng Thiêm. Dần dà qua công việc, chúng tôi thân thiết và quý mến nhau. Mỗi lần trò chuyện với ông lão quắc thước, thông tuệ nhiều mặt, tôi lại nhớ tới lời của GS.TS Mai Quốc Liên: “Vẫn biết là trời cho tuổi thọ, nhưng chủ yếu là người hiền đức thế nào thì mới được đặc ân như thế!”.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Việt Nam giành 3 giải Vàng tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương
    3 giải thưởng trên được trao cho: NSND Lệ Ngọc với tiết mục Cô Đôi Thượng Ngàn; NSƯT Nguyễn Văn Hải và Phạm Thị Hồng với tiết mục Bèo dạt mây trôi. Trong đó, giải thưởng của NSND Lệ Ngọc đạt mức “Gold Plus”, giải Vàng đặc biệt. Ngoài ra, các nghệ sĩ múa của Sân khấu Lệ Ngọc được trao cúp kỷ niệm dàn múa phụ họa xuất sắc của Ban tổ chức.
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
  • Khởi công vở tuồng lịch sử “Đoạn Thâm Tình”
    “Đoạn thâm tình” kể về những năm cuối cùng thời vua Lê Hiền Tông và hai năm đầu thời vua Lê Chiêu Thống. Vở diễn do Đoàn nghệ thuật truyền thống, Nhà hát Tuồng Việt Nam dàn dựng.
  • Quảng bá các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh
    Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
  • Tái hiện lễ khao lề thế lính Hoàng Sa giữa lòng Hà Nội
    Đây là hoạt động trong Chương trình “Biển, đảo trong lòng đồng bào” diễn ra vào tháng 10 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
  • [Infographic] 4 giải pháp thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội đến 2025
    Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch 294/KH-UBND về việc Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. Để thực hiện hiệu quả Kế hoạch này, UBND Thành phố Hà Nội đặt ra 4 giải pháp, qua đó bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô vì sự phát triển bền vững của đất nước, thực hiện thắng lợi Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội.
  • “Đoài Melody” thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển, lan tỏa sự giao thoa văn hóa xứ Đoài với Thăng Long – Hà Nội
    “Đoài Melody” – chương trình hòa nhạc đặc biệt được Thị xã Sơn Tây tổ chức tối 19/10 tại không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, đã thu hút hàng nghìn khán giả, qua đó khơi dậy nguồn lực phát triển du lịch văn hóa, góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa Thành phố Hà Nội nói chung phát triển.
Hội thảo quốc tế hướng tới xây dựng hồ sơ trình UNESCO ghi danh Lê Quý Đôn là Danh nhân Văn hóa Thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO