Sự kiện & Bình luận

Hội thảo khoa học Quốc gia kỷ niệm 80 năm “Đề cương về văn hóa Việt Nam”

Hải Truyền 16:58 22/02/2023

Kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” (1943-2023), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội đồng Lý luận Trung ương; Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng và các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam – Khởi nguồn và động lực phát triển”.

z4129128239601_1ac7a46b063f58e387a48174381c7786.jpg
Ảnh chụp bản gốc "Đề cương về Văn hóa Việt Nam" năm 1943.

Hội thảo khoa học cấp quốc gia “80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam – Khởi nguồn và động lực phát triển” sẽ diễn ra vào ngày 27/2 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến được kết nối tới 63 điểm cầu ở trụ sở tỉnh, Thành ủy hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội thảo tập trung làm rõ, sâu sắc hơn các nhóm vấn đề: Bối cảnh ra đời, ý nghĩa lịch sử của Đề cương; nội dung và giá trị toàn diện, to lớn, trường tồn của Đề cương; quá trình vận dụng, tiếp thu, bổ sung và hoàn thiện những tư tưởng quan trọng của Đề cương xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; quan điểm, chủ trương của Đảng tại Đại hội XIII về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam theo định hướng của Đề cương văn hóa.

Hội thảo góp phần tuyên truyền sâu rộng tới các cấp, các ngành, các nhà khoa học, giới thực hành văn hóa nghệ thuật và các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, những giá trị cốt lõi về lý luận và thực tiễn, tầm ảnh hưởng của Đề cương về văn hóa Việt Nam trong 80 năm qua.

Tháng 2/1943, “Đề cương về văn hóa Việt Nam” được Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên, nay là Hà Nội). Sau 80 năm, những tư tưởng của Đề cương vẫn còn nguyên giá trị, góp phần định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Thông qua hội thảo, các đại biểu tiếp tục nghiên cứu, làm rõ và nhận thức sâu sắc thêm các giá trị cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam; quá trình vận dụng, phát huy giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam trong tiến trình lịch sử; đồng thời nêu rõ những thành tựu mà văn hóa Việt Nam đã đạt được dưới ánh sáng của bản Đề cương và chủ trương, đường lối phát triển văn hóa của Đảng.

Hội thảo cũng sẽ nhận diện các vấn đề cần bổ sung, hoàn thiện trong quá trình vận dụng giá trị của Đề cương về văn hóa Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả giá trị của văn kiện này vì mục tiêu chấn hưng văn hóa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Dự kiến với 60 tham luận, hội thảo sẽ đề cập đến hai nội dung chính: Giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam; Văn hóa, con người Việt Nam: Nền tảng tinh thần, động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo khoa học Quốc gia kỷ niệm 80 năm “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO