Hoàn thành các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050

KTĐT| 24/02/2022 11:41

Các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tiến độ, chất lượng của các quy hoạch được phân công thực hiện, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/12/2022.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có công văn số 1005/BKHĐT-QLQH gửi các bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường chỉ đạo, đôn đốc nhằm đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27/9/2021.

Theo đó, về tiến độ, chất lượng lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ KH&ĐT đề nghị các bộ  khẩn trương hoàn thành, ban hành văn bản về quan điểm chỉ đạo, mục tiêu định hướng phát triển và định hướng sắp xếp, phân bổ không gian trên địa bàn quốc gia, vùng, tỉnh các hoạt động của ngành thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật Quy hoạch và chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27/9/2021.

Các địa phương đang khẩn trương lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030,tầm nhìn đến năm 2050.
Các địa phương đang khẩn trương lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp, trao đổi và chia sẻ thông tin trong quá trình triển khai lập đồng thời các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, đảm bảo tính kết nối, đồng bộ giữa các quy hoạch với nhau; tập trung chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị được phân công khẩn trương tăng cường chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt quy hoạch.

Các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tiến độ, chất lượng của các quy hoạch được phân công thực hiện, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31/12/2022.

Các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương cần chủ động, tập trung, ưu tiên nguồn lực và phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan liên quan để sớm hoàn thiện quy hoạch tỉnh, trình thẩm định và phê duyệt đảm bảo đúng tiến độ, lộ trình theo văn bản số 511/VPCP-TH ngày 19/1/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc các đề án, địa phương đăng ký trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2022.

Về thực hiện nội dung quy định về Đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, từ ngày 1/1/2022, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực thi hành, thay thế Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Theo đó, một số quy định liên quan đến bảo vệ môi trường có sự thay đổi như đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch tỉnh; Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh; Trách nhiệm xin ý kiến của Bộ TN&MT về đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch tỉnh; Trách nhiệm tổ chức thẩm định kết quả đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch tỉnh.

Do đó, Bộ KH&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch tỉnh và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, rà soát, bổ sung, hoàn thiện nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh và nội dung đánh giá môi trường chiến lược theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 72/2020/QH14 và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT. Trên cơ sở đó, lấy ý kiến của Bộ TN&MT trước khi hoàn thiện Hồ sơ quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh theo quy định.

Về cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu về hồ sơ quy hoạch vào Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch, đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu về hồ sơ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định thuộc phạm vi quản lý, gửi Bộ KH&ĐT để đưa vào Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo hướng dẫn tại Văn bản số 6045/BKHĐT-QLQH ngày 9/9/2021 của Bộ KH&ĐT.

Về cập nhật thông tin và báo cáo về tiến độ lập quy hoạch, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp tục, thường xuyên báo cáo trực tuyến về tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 trên hệ thống thông tin của Bộ KH&ĐT trước ngày 20 hằng tháng. Trên cơ sở đó, Bộ KH&ĐT sẽ tổng hợp, báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

(0) Bình luận
  • Phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
    Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh đã ký ban hành Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) nhằm cụ thể hóa định hướng Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quy hoạch phân khu đô thị H1-4 tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt.
  • Tọa đàm về vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội thời bao cấp
    Chiều ngày 11/10, tại không gian Caphé Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc".
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Góc nhìn di sản về những công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, sáng ngày 22/7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) phối hợp với Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus) và Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức tọa đàm "Kiến trúc Pháp - Đông Dương - từ góc nhìn di sản". Tọa đàm giúp độc giả hiểu hơn về những di sản, giá trị văn hóa, lịch sử thông qua những câu chuyện về công trình kiến trúc Pháp - Đông Dương nổi tiếng tại Hà Nội.
  • CONSTREXIM - HOD: Dấu ấn trên hành trình vươn ra biển lớn
    Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Constrexim (Constrexim - Hod) ra đời năm 2007 trong niềm phấn khởi và kỳ vọng của người “thuyền trưởng” Nguyễn Đức Cây cùng các thành viên Công ty. Trải qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển Constrexim - Hod đã từng bước khẳng định được vị thế trong “làng” kinh doanh bất động sản Việt Nam.
  • Những tòa nhà sở hữu kiến trúc đẹp nhất Hà Nội
    Hà Nội hôm nay là một thủ đô văn minh, hiện đại với những tòa nhà mang kiến trúc ấn tượng, độc đáo. Hãy cùng chiêm ngưỡng một thành phố vẫn lẫn mình trong nhịp thở thời gian nhưng đang ngày ngày thay áo mới, sôi động và hiện đại qua những tòa nhà có kiến trúc độc đáo của Thủ đô.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh
    Tối 27-6, Chương trình thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững 2025 chính thức khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh”.
  • Phê duyệt chủ trương Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội
    HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã xem xét và phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội (đoạn trên địa bàn Hà Nội) tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6.
Đừng bỏ lỡ
Hoàn thành các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO