Hoa trên phố

Thảo Linh| 18/08/2017 09:49

Không chỉ khoe sắc thắm trong những khu vườn tít xa tận ngoại ô, hoa trên phố cũng rất đẹp. Chúng mang theo hơi thở của mùa và lặng lẽ làm duyên làm dáng cho thành phố trở nên bớt căng thẳng ngột ngạt và dường như bớt đi cả sự ồn ào và bụi bậm. Không chỉ là hương thơm nồng nàn của “Hoa Sữa” dìu dặt trong ca khúc của nhạc sỹ Hồng Đăng, mỗi khi nhắc tới Hà Nội, còn có bao loài hoa khác rất phong phú đủ các sắc màu đang hé nở và rộn ràng như báo hiệu mùa đã về trên phố. Đêm Hà Nội trở nên thi vị hơn với bao là

Hoa trên phố

Sau những ngày mưa kéo dài, mùa hè lại về với cái nắng vàng đổ lửa  chói chang . Từng chùm phượng vĩ đỏ rực cùng tiếng ve ngân như báo hiệu mùa thi cùng những ngày nghỉ hè đang tới. Những hàng Bằng Lăng mới trồng trong nhiều năm gần đây đang phô sắc tím tưng bừng trong tán lá xanh mát. Còn những cây phượng vĩ thì dường như nhiều tuổi hơn và cũng trầm tư hơn với thân hình xù xì mang đậm những dấu vết thời gian.

Ấy thế, nhưng khi sắc đỏ của chúng cháy rực trên nền trời cao xanh thì chẳng có loài hoa nào sánh kịp. Có lẽ chúng có tính cách mạnh giống như những phụ nữ tuổi trung niên bởi sự cháy hết mình cho tình yêu chăng? Sự mặn mà của loài hoa rực lửa ấy càng đẹp hơn khi ta nhìn xuyên qua tán lá xanh mỏng manh của phượng vĩ để ngắm bầu trời.

Mùa này hoa Điệp nở rất đẹp.Những cây Điệp Vàng được trồng rất nhiều  trên các con phố đang dịp được bùng nổ những chùm hoa thật bắt mắt Loài hoa Điệp Vàng dưới nắng hè như đang nở bung lại được thiên nhiên điểm xuyết thêm những dãy  nụ xinh xinh màu nâu, hai gam màu tạo thành sự đặc trưng rất đặc biệt. Chúng cứ khoe màu vàng rực và như khắc khỏa cháy hết  mình trong nắng. Kìa, bạn hãy nhìn bầu trời  mùa hạ trên đầu, có vẻ như cao xanh hơn và từng cụm mây trắng cũng trở nên bồng bềnh hơn.

Dạo quanh Hồ Gươm  ta sẽ thất những sắc hoa ven hồ với đủ các gam màu bắt mắt như tím, đỏ, vàng, trắng …càng trở nên nổi bật giữa nền trời xanh mùa hạ với bồng bềnh từng cụm mây trắng. Có một người trẻ tuổi đang ngồi thả hồn bên giá vẽ, chắc là sinh viên trường Nghệ thuật hay hội họa nào đó. Thiên nhiên và con người nơi đây chắc chắn sẽ là nguồn cảm hứng cho những bức tranh của anh thêm sống động và thêm phong phú khi phác họa về vùng đất Thủ đô. Hoa và người dường như đang rực rỡ trong nắng chiều.


Hoa cũng có số phận riêng và mang hồn của chúng đến với muôn loài xung quanh. Nếu bạn lặng im ngắm nghía và trân trọng từng vẻ đẹp của chúng, bạn sẽ thấy mỗi loại có hình dáng, màu sắc, hương vị và tính cách của chúng rất khác nhau. Chúng đều có sự hấp dẫn riêng trong vũ trụ và cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên nhạt nhẽo, buồn tẻ nếu thiếu vắng các loài hoa. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng tôi nói quá lên chăng hay sẽ cười nhạo tôi vì sự quá mơ mộng ở thời buổi kinh tế thị trường với nỗi lo cơm áo gạo tiền này. Nhưng ngẫm kỹ lại mà xem, bạn sẽ thấy đúng, vì chẳng có nhà ai mà trong nhà lại không có ít nhất một loại hoa, thậm chí là một bông hoa.


Tiếc thay những làng hoa Hà Nội có tự bao đời nay đã dần mai một. Còn đâu một làng hoa Ngọc Hà với nghề truyền thống trồng hoa với rực rỡ sắc màu của đào, quất, cúc, hồng mỗi độ xuân về? Ngay cả những làng hoa Nghi Tàm, Nhật Tân cũng đang dần bị thu hẹp và có nguy cơ xóa sổ trong nhịp sống đô thị hóa và những công trình xây dựng cao ngất ngưởng. Còn đâu những gánh hàng hoa trên vai những người đàn bà dịu dàng và tần tảo vẫn thong dong đi trên hè phố, các chị đâu còn được chở hương sắc bốn mùa của  thiên nhiên vào trong nỗi nhớ của những người đi xa Hà Nội như một hình ảnh nên thơ? Nỗi nhớ da diết ấy không chỉ xa xót với những  người trồng hoa, mà như cồn lên trong lòng những người yêu hoa và những người thích thưởng  hoa như một thú tao nhã rất đặc trưng  không thể thiếu của Kinh Đô Tràng An ngày nay.

Thiên nhiên và con người đã tạo ra bao loài hoa đẹp cho đời nhưng tâm hồn người Việt lại còn đẹp hơn hoa. Chắc hẳn ai cũng biết đã có câu:“Người là hoa của đất”để nói về vẻ đẹp của con người Việt Nam nói chung và  những người phụ  nữ nói riêng. Mùa về mang theo những loại hoa đặc trưng rất khác nhau được những người bán hoa chở vào trong phố bằng những chiếc xe đạp. Bây giờ hầu như rất ít khi ta thấy lại hình ảnh những chị thôn nữ gánh hàng hoa thong dong trên hè phố Thủ Đô như ngày xa xưa.Nhịp sống đô thị hóa đã làm mất dần những hình ảnh dịu dàng và thơ mộng ấy. Nhu cầu về hoa trong thành phố thì lại tăng lên và hàng loạt những cửa hàng bán hoa tươi gói sẵn được dịp lên ngôi ở khắp nơi trong thành phố.

Hoa trên những con phố Thủ đô luôn nở rộ trên những đại lộ, bên khoảnh hiên của những ngôi nhà hay thấp thoáng trên từng ô cửa sổ, thậm chí  trên cả những vòm ban công chật  chội nhất Mỗi loài hoa đều thấm đẫm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam chúng ta và mỗi người hãy nâng niu, chăm sóc và hãy biết thưởng ngoạn những vẻ đẹp của chúng. . Đằng sau vẻ đẹp của mỗi loài hoa, ta thấy như thấp thoáng bóng hình của những người phụ nữ. Người chơi hoa phải biết trân trọng và nâng niu chúng như nâng niu người phụ nữ của mình.

Có lẽ vì mỗi loại hoa đều mang một  thông điệp riêng, một vẻ đẹp riêng, một hương sắc riêng và mang cả sự hoài niệm, mong manh nhất cho dù có cả loài hoa mang tên là Bất Tử. Hoa đẹp đến mấy rồi cũng sẽ lụi tàn, điều đó âu cũng là quy luật vốn có của tạo hóa và vạn vật trên đời. Con người trước cái chết ai cũng được viếng thăm bằng hoa. Có lẽ hoa  cũng mang vẻ đẹp của sự hiện hữu mà vô thường. Thử hỏi cuộc đời nay không có hoa thì cuộc sống sẽ trở nên nhạt nhẽo và cô đơn đến đâu?

Yêu lắm, mỗi loài hoa xinh xinh… trên phố.

(0) Bình luận
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
  • Tình già
    Gió rít từng cơn rải những hạt mưa to rào rào vào cái vách lá dừa nhà ông già Tám làm cho con Lu đang khoanh tròn trong bếp tro giật mình ngái ngủ. Cơn giông cuối ngày làm cho đám cây mì trước nhà lúc la lúc lắc như uống từng giọt mưa sau những ngày nắng hạn kéo dài héo rũ.
  • Bầu Trời và Mặt Đất
    Ngày xửa ngày xưa, đã từ rất lâu, Bầu Trời và Mặt Đất là hai người bạn. Họ thân với nhau lắm. Ngày ngày họ cùng chơi đùa, nói chuyện, chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn cho nhau.
  • Mùa hoa biên giới
    Sau những ngày vất vả ngược xuôi với các vụ việc, hôm nay Ban mới có một ngày rảnh rỗi. Nhớ tới lời hứa với Hoa, nhớ tới lũ trẻ trên điểm trường ở Nậm Mo Phí, Sín Thầu, nơi Hoa dạy. Ban mua một ba lô quà bánh, ít mì tôm, thịt hộp cho lũ trẻ và đặc biệt mua cho Hoa một tấm áo mới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Hoa trên phố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO