Hoa huệ

Nguyễn Minh Hoa| 19/01/2020 14:03

Tôi nhớ mùi hương mà lại như nợ loài hoa này một điều gì đó thuộc về kí ức, khó cắt nghĩa cho rõ nét trong nghĩ suy của mình. Một loài hoa có màu trắng tinh khôi, hương hoa thơm nồng những đêm đầy ánh trăng, nồng hơn hẳn khi trời ướt mưa.

Hoa huệ

Tôi nhớ mùi hương mà lại như nợ loài hoa này một điều gì đó thuộc về kí ức, khó cắt nghĩa cho rõ nét trong nghĩ suy của mình. Một loài hoa có màu trắng tinh khôi, hương hoa thơm nồng những đêm đầy ánh trăng, nồng hơn hẳn khi trời ướt mưa. Loài hoa có những tên thật đẹp, gắn với đặc điểm riêng, vũ lai hương - hương đến  khi mưa, hay dạ lai hương - hương về đêm. Đến giờ với hoa ấy, tôi vẫn như phiêu diêu trong những câu chuyện đậm chất liêu trai. Một loài hoa chỉ xuất hiện trong một không gian thiêng, đưa người ta chạm vào quá khứ xa xôi, hay điều gì đó linh nghiệm. Ngoài những tên kia, tên thường gọi của hoa này là hoa huệ - huệ ta.

Huệ là loài hoa có trong danh sách lễ vật cúng tế của người Việt từ xa xưa đến nay. Hoa có mùi thơm nồng nàn như có thể cầm nắm được, lại có khi như thể phết lên không gian một mùi hương đặc sánh. Hương hoa như có thể gột rửa, thanh lọc không gian trở nên thanh sạch hơn, tĩnh lặng hơn. Có lẽ vì tất cả những lẽ ấy mà người ta không cắm huệ để chơi bao giờ.

Huệ ở nước ta có quanh năm, khá dễ trồng, vụ mùa mưa cho nhiều hoa hơn vụ mùa khô. Huệ là loài cây thân cỏ, mọc thẳng đứng, không phân nhánh, cây cao trên dưới 1 mét. Có hai loại huệ đơn và huệ kép. Huệ đơn cành ngắn, hoa thưa, còn huệ kép hoa dầy hơn. Càng về ngọn, nụ hoa càng nhiều, khi nở bung, đưa hương ngào ngạt. Hoa huệ đẹp, cánh nở xòe trắng ngần. Khi cành nụ to, hay nở đôi bông cũng là khi người ta cắt hoa huệ đem bán. Mùa hoa huệ nhiều là mùa hè, nhưng sau này do nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn vào dịp cuối năm, nhất là lễ Tết và hội mùa xuân nên người trồng hoa đã trồng vụ vắt qua mùa đông sang xuân nhiều hơn. Tết Nguyên Đán, hoa huệ thơm nồng các đình chùa, lăng miếu, nở trắng trên các ban thờ của nhiều tư gia. Đặc biệt, trong những lễ hội mùa xuân, hoa huệ thường có trong các bình trên các kiệu rước - nhất là kiệu ấy rước bà. Phải chăng, chính vì sắc và hương hoa đã khiến người đời gửi gắm vào đó những ý niệm, những thông điệp riêng, mong dâng lên Phật Thánh tấm lòng thành và những ước nguyện của mình và cộng đồng làng xã hay rộng lớn hơn nữa.

Còn trong mỗi gia đình, nhà sang mới chọn hoa huệ cho ngày sóc vọng, còn thường thì người ta chỉ mua hoa huệ khi nhà có đám giỗ, lễ trọng, hay dịp Tết ta. Huệ về đến nhà, trong làn mưa bụi cuối năm, hương thơm như ngưng lại trong  mưa ẩm. Hoa được đem ngay xuống bếp, cắt cho vừa độ cao của bình, cuống hoa được hơ ngay trên bếp than nóng. Cuống hoa hơ như thế sẽ khiến hoa huệ được tươi lâu hơn. Hai chục hoa, cắm vừa đủ 2 lọ lộc bình. Cùng với mía thờ, ngũ quả, bánh chưng, chè kho, hoa huệ khiến cho không gian thờ của mỗi tư gia trở nên trang trọng. Hương hoa huệ thơm nồng, không lẫn vào đâu được, cùng với bưởi vàng da, quýt chín đỏ, hương hoa huệ khiến người ta như muốn trở về sum vầy. Hoa như thấy dáng ông mặc áo the đen cẩn trọng sắp lễ. Hoa như gợi nhớ dáng bà  chọn chùm cau mặt, rồi têm trầu, xếp đĩa đặt trên ban thờ.

Bà tôi ưa hoa huệ, xưa bà thường mua hoa huệ mỗi dịp Tết, nên thành nếp. Hoa huệ đi với hương đen, cứ thấy mùi ấy là thấy Tết về. Bà tôi sẽ mặc áo the, quần sa tanh, thắt bao tượng, bà sẽ vấn khăn nhung the khác hẳn ngày thường để lên chùa. Còn chúng tôi chờ mãi cũng đến ngày này để mặc quần áo mới. Chị em tranh thủ thổi bóng cho đỏ môi như mấy chị gái trong làng. Vì trẻ con ai cho đánh son, mà lại cứ thích môi hồng. 

 Vào mỗi dịp Tết, bố tôi vẫn đốt gốc cành hoa huệ như mọi năm, mẹ tôi lấy rượu trắng lau cho lên mã, lên hương  bưởi, quýt. Hương đen ngát vẫn quện cùng hương hoa huệ. Trong làn mưa bụi ẩm, huệ càng thơm. Cùng mùi hương đen khiến hương hoa huệ càng trở nên ấm nồng. Mẹ ngậm ngùi kể chuyện bà, năm ấy mất mùa, bà đi chợ phiên giáp Tết đến 3 lần, về đến nhà bà cứ bảo quên gì mà không nhớ nổi. Đến lần thứ 3, mẹ hiểu, bà băn khoăn không dám mua chục huệ. Mẹ phải bảo, bà quên hoa huệ, để con sang bãi, mua bên vườn các cụ cho rẻ. Mẹ đạp xe đi, khi mang về chục huệ, mắt bà ngân ngấn. Bà bảo “Thiếu hoa huệ lễ cụ, thấy khó nghĩ quá!”. Năm đó cũng là năm giỗ hết ông nội tôi. Mùa đông năm ấy, cuối tháng 10, bà tôi cũng về trời. Đám tang kiêng hoa huệ, mãi tận khi đưa bà lên chùa mẹ tôi mới lại mua hoa huệ cúng bà.

Sau này, có giống cây trồng mới, lại xen canh gối vụ, người làng tôi cũng không còn phải đói, nhiều nhà được xây mới, lễ Tết linh đình hơn nhiều. Người bên bãi lở mua hoa về thâm canh cả một góc bãi làng bên, bán cho cả vùng. Những ngày sóc vọng không chỉ hoa mà còn có cả trái cây, mùa nào thức nấy, hoa huệ mùa Tết cũng không còn hiếm như xưa. Cứ lạnh về là mẹ tôi lại mua hoa dâng lễ lên tổ tiên, ông bà. Mùi hoa huệ trong thời tiết lạnh thật đặc biệt, khiến tôi nhớ bà da diết. 

Thời gian thấm thoắt, anh chị em tôi đều đã đi ở riêng. Dù ở đâu, chúng tôi cũng vẫn chọn hoa huệ, hương đen trong mỗi dịp lễ Tết. Và khi ấy trong tôi, kí ức không phải xa lắc chặng dài đến bạc cả tóc mà hiển hiện nếp nhà xưa sum vầy, êm ấm, niềm vui tấm bé và cả thời thanh tân trở về ấm áp.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • Hà Nội yêu cầu đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
    UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 1541/UBND-ĐT chỉ đạo các đơn vị bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
  • Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" được thực hiện tại 3 điểm cầu của 3 miền Bắc, Trung, Nam.
    Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được thực hiện tại 3 điểm cầu ở Hà Nội, Quảng Trị và TP.HCM.
Đừng bỏ lỡ
Hoa huệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO