Hé lộ hình ảnh nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

kinhtedothi| 18/07/2022 10:09

Theo Đồ án quy hoạch khu vực trung tâm bán đảo Quảng An (quận Tây Hồ), sẽ có một nhà hát Opera với 1.822 chỗ (gấp 3 Nhà hát Lớn Hà Nội, xấp xỉ Esplanade Singapore).

Công trình nhà hát Opera sẽ được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của TP Hà Nội trong suốt quá trình thiết kế cũng như thi công và vận hành công trình.
Theo Đồ án quy hoạchquy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500 sẽ có một nhà hát Opera.
Theo Đồ án quy hoạch quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500 sẽ có một nhà hát Opera.

Việc thi công nhà hát được tiến hành trên cơ sở không ảnh hưởng đến mặt nước Hồ Tây. Thi công trên cơ sở nạo vét lòng hồ, làm sạch hồ để đảm bảo hiệu ứng cho thiết kế mái vòm của nhà hát. Thiết kế của nhà hát được cân nhắc trên cơ sở đảm bảo gia tăng mỹ quan và không gian cảnh quan cho khu vực.

Nhà hát Opera Hà Nội nằm trong mặt bằng công viên: Chung với đó là các di tích, công trình thương mại, quảng trường, nhà hát...

Nhà hát Opera có 1.822 chỗ (gấp 3 Nhà hát Lớn Hà Nội, xấp xỉ Esplanade Singapore). Không gian chính gồm: Sảnh chính, khán phòng opera 1.822 chỗ, văn phòng, phòng diễn tập và tập luyện, bảo tàng, sàn vọng cảnh…

Việc xây dựng Nhà hát Opera Hà Nội được ví như kiến tạo một “hòn đảo âm nhạc” giữa khung cảnh Hồ Tây thơ mộng, hiện thực hóa khát vọng của Thủ đô về một công trình nhà hát xứng tầm, một biểu tượng mới của Thủ đô trong giai đoạn hiện đại.

Nhà hát Opera Hà Nội được kỳ vọng sánh ngang với các nhà hát nổi tiếng thế giới như nhà hát Con Sò tại Sydney (Úc), nhà hát La Scala tại Milan (Ý) hay nhà hát Esplanade (Singapore).
Nhà hát Opera Hà Nội được kỳ vọng sánh ngang với các nhà hát nổi tiếng thế giới như nhà hát Con Sò tại Sydney (Úc), nhà hát La Scala tại Milan (Ý) hay nhà hát Esplanade (Singapore).

Với kiến trúc độc đáo, công nghệ âm thanh và ánh sáng hiện đại, Nhà hát Opera Hà Nội được kỳ vọng sánh ngang với các nhà hát nổi tiếng thế giới như nhà hát Con Sò tại Sydney (Úc), nhà hát La Scala tại Milan (Ý) hay nhà hát Esplanade (Singapore)… Công trình sẽ góp phần nâng tầm Hà Nội thành điểm đến của những sự kiện văn hóa thế giới, nơi giới nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đến biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa.

"Hòn đảo âm nhạc” này không chỉ là nơi biểu diễn nghệ thuật mà còn là điểm hẹn văn hóa, vui chơi, trải nghiệm thường xuyên của người dân và du khách.

Bên ngoài nhà hát, hệ thống không gian công cộng bao gồm nhà triển lãm, khu ẩm thực trải dọc theo trục giao thông chính và kết thúc ở quảng trường trung tâm sát mép hồ.

Bên trong nhà hát, một loạt các phòng chức năng như phòng tập nghệ thuật, thư viện ở tầng trệt hay bảo tàng, nhà hàng nhỏ có tầm nhìn bao quát toàn cảnh Hồ Tây được bố trí ở các tầng cao. Tại đây cũng sẽ có một bảo tàng nghệ thuật tôn vinh các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới của Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc xây dựng nhà hát sẽ triển khai đồng thời với quy hoạch mạng lưới giao thông, đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho bán đảo Quảng An.

Dự án không chỉ mang đến diện mạo mới với điểm nhấn về không gian kiến trúc - đô thị, đưa Hà Nội trở thành điểm hẹn văn hóa mang tầm quốc tế, mà còn tạo động lực phát triển kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Được biết, ý tưởng về thiết kế quy hoạch cảnh quan xung quanh nhà hát cũng được Renzo Piano chủ trì thiết kế. Trong ý tưởng quy hoạch cảnh quan, các di tích lịch sử di sản đều được bảo tồn bao gồm chùa Hoằng Ân, chùa Phổ Linh và Đền Kim Ngưu – Phủ Tây Hồ.

Các khu vực di sản tâm linh được bao bọc bởi các vườn cây đảm bảo sự yên tĩnh, tâm linh nhưng vẫn được kết nối với nhau qua trục đi bộ chính (Spine).

Trục đi bộ dành cho người dân bắt đầu từ cổng “EAST GATEWAY”; từ đây người dân sẽ được đi bộ trên trục cảnh quan chính (Spine) đi qua các khu vực chức năng khác nhau bao gồm các di tích tâm linh, các khu vực bảo tàng triển lãm, vườn cây cảnh quan và các chức năng phụ trợ phục vụ người dân,… và kết thúc bằng khu quảng trường lớn (Piazza) dành cho các hoạt động cộng đồng và đây cũng là điểm nhìn tuyệt đẹp ra hồ Đầm Trị và Nhà hát.

Tất cả tạo ra một quần thể cảnh quan thống nhất phục vụ các nhu cầu đi bộ, tâm linh, thể dục thể thao, văn hóa, triển lãm nghệ thuật của người dân và khách thăm quan.

Nhà hát Opera Hà Nội được thiết kế trên ý tưởng về một hòn đảo âm nhạc nổi ở Hồ Tây. Công trình mang kiến trúc hiện đại với mái vòm lấy cảm hứng từ những gợn sóng Hồ Tây.

Mái vòm ứng dụng hệ kết cấu vỏ mỏng tự chịu lực. Bề mặt được phủ lên lớp vật liệu tạo hiệu ứng học trai, thay đổi màu sắc phản chiếu môi trường bên ngoài.

Ý tưởng về mái vòm mỏng được Renzo Piano (sinh ngày 14/9/1937 tại Genova, Ý) nung nấu ý tưởng từ 40 năm trước song tại thời điểm đó, kỹ thuật xây dựng chưa phát triển để đáp ứng được thiết kế nên đành bỏ dở.

Kết cấu vỏ mái độc lập với công trình, tự chịu lực bằng kết cấu và bốn trụ cột. Độ dày vỏ mái thay đổi từ 200 mm đến 600 mm.

Vật liệu đặc biệt tạo ra hiệu ứng như ngọc trai, phản chiếu cảnh sắc môi trường. Mặt trong của lớp vỏ chính được hoàn thiện bởi một lớp bổ sung không chịu lực. Ngoài chức năng chính là cách âm còn có vai trò như yếu tố kiến trúc.

Trong khi đó, khán phòng Opera của nhà hát có thiết kế tương tự như nhà hát Stavros Niarchos tại Anthen (Hy Lạp), công trình do chính Renzo Piano thiết kế.

Công trình có sức chứa 1.822 chỗ ngồi; 1 tầng trệt và 3 ban công. Công trình sử dụng các tấm acoustic panels có thể di động, đảm bảo cho các chức năng khác nhau: Nhạc giao hưởng, oprea, tv shows… Khán phòng được thiết kế box in box, nằm trên gối đệm cách âm.

(0) Bình luận
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Góc nhìn di sản về những công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, sáng ngày 22/7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) phối hợp với Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus) và Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức tọa đàm "Kiến trúc Pháp - Đông Dương - từ góc nhìn di sản". Tọa đàm giúp độc giả hiểu hơn về những di sản, giá trị văn hóa, lịch sử thông qua những câu chuyện về công trình kiến trúc Pháp - Đông Dương nổi tiếng tại Hà Nội.
  • CONSTREXIM - HOD: Dấu ấn trên hành trình vươn ra biển lớn
    Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Constrexim (Constrexim - Hod) ra đời năm 2007 trong niềm phấn khởi và kỳ vọng của người “thuyền trưởng” Nguyễn Đức Cây cùng các thành viên Công ty. Trải qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển Constrexim - Hod đã từng bước khẳng định được vị thế trong “làng” kinh doanh bất động sản Việt Nam.
  • Những tòa nhà sở hữu kiến trúc đẹp nhất Hà Nội
    Hà Nội hôm nay là một thủ đô văn minh, hiện đại với những tòa nhà mang kiến trúc ấn tượng, độc đáo. Hãy cùng chiêm ngưỡng một thành phố vẫn lẫn mình trong nhịp thở thời gian nhưng đang ngày ngày thay áo mới, sôi động và hiện đại qua những tòa nhà có kiến trúc độc đáo của Thủ đô.
  • MIK Group được vinh danh Top 10 thương hiệu mạnh ngành bất động sản 2022
    Ngày 12/10/2022, tại Khách sạn Melia Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ Công bố và vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy tổ chức, Tập đoàn MIK Group đã được vinh danh là 1 trong 10 thương hiệu mạnh năm 2022 ngành bất động sản.
  • Thư mời tham gia cuộc thi thiết kế biểu tượng và khẩu hiệu Hội Kiến trúc sư Hà Nội
    Hội Kiến trúc sư Hà Nội tổ chức Cuộc thi sáng tác biểu tượng và khẩu hiệu nhằm lựa chọn biểu tượng thể hiện rõ nét nhất tinh thần của các kiến trúc sư Hà Nội
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Tái hiện không gian Hà Nội thời chiến qua triển lãm trực tuyến 3D
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, vào ngày 20/9, UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức khai mạc triển lãm trực tuyến 3D “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn, giảm học phí cho học sinh vùng bão lũ
    Ngày 18-9, Bộ GD-ĐT có công văn gửi UBND các tỉnh, thành về việc hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
  • Hà Nội xây thêm 29 cầu vượt cho người đi bộ
    Mới đây, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông đã báo cáo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất UBND TP Hà Nội danh mục đầu tư 29 cầu vượt cho người đi bộ trên địa bàn thành phố. Đề xuất này nhằm đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực đông dân cư, nơi tập trung nhiều trường học.
Đừng bỏ lỡ
Hé lộ hình ảnh nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO