Hé lộ bóng hồng trong "Gửi gió cho mây ngàn bay" của nhạc sỹ Đoàn Chuẩn

Đào Bích/Lao động| 20/11/2017 21:46

"Gửi gió cho mây ngàn bay" của Đoàn Chuẩn - Từ Linh là một trong những tuyệt phẩm âm nhạc bất hủ viết về mùa thu. Tuy nhiên, bài hát lại xuất phát từ cảm hứng tình yêu của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn với một giai nhân Hà Nội.

Hé lộ bóng hồng trong
Ca khúc "Gửi gió cho mây ngàn bay" xuất phát từ cảm hứng tình yêu của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn với một giai nhân Hà Nội.


Nghệ sĩ Đoàn Đính, con trai của 
nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, người nắm giữ nhiều nhất các tài liệu về cha cho rằng, dù là người thừa hưởng nhiều năng khiếu nghệ thuật từ cha, và là người con gần gũi nhất với ông nhưng những bí mật trong âm nhạc Đoàn Chuẩn vẫn luôn là một ẩn số. Nhiều năm sau ngày cha mất, qua bạn bè, đồng nghiệp, nghệ sĩ Đoàn Đính mới thực sự hiểu hết các sáng tác của cha mình.

Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn lúc sinh thời.
Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn lúc sinh thời.

Mỗi bài hát của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn gắn liền với một giai thoại. Và đằng sau giai thoại đó là một bóng hồng trong mối tình riêng của ông. Vốn là người điển trai, lại có tính hào hoa, đa tình, giàu có, ông thường được nhiều người đẹp đáp lại tình yêu. Nhưng cũng có những mối tình rơi vào vô vọng.  

Theo nghệ sĩ Đoàn Đính, lần tìm lại những giai nhân cũ trong âm nhạc của Đoàn Chuẩn là điều nhiều người mong muốn. Tuy nhiên, lúc sinh thời, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ít khi chia sẻ những bí mật này. Thế nên, những câu chuyện trong âm nhạc của ông đều là giai thoại. Có thể là sự thật, cũng có thể đã được người đời thêu dệt thêm.

Nghệ sĩ Đoàn Đính (áo vàng).
Nghệ sĩ Đoàn Đính (áo vàng).

Khi nhạc sĩ Đoàn Chuẩn mất đi, nghệ sĩ Đoàn Đính là người lưu giữ và thu thập nhiều nhất các tài liệu về cha mình. Theo ông, có một bóng hồng nổi tiếng, là nguyên mẫu trong bài hát "Gửi gió cho mây ngàn bay", đó là Thanh Hằng, một ca sĩ nổi tiếng nhất nhì Hà thành lúc bấy giờ với vẻ đẹp đài các, sang trọng.

Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đem lòng si mê Thanh Hằng ngay lần đầu gặp gỡ dù lúc đó ông đã có vợ con. Thời điểm đó, với danh xưng là người đẹp Hà Thành, cô được nhiều công tử con nhà quyền quý săn đón. Dù vậy, trái tim nàng chỉ cảm kích và lỗi nhịp trước tâm hồn hào hoa, sự từng trải và tài năng nghệ sĩ của Đoàn Chuẩn. Mối tình ngang trái nhưng đầy lãng mạn ấy đã nổi tiếng một thời với biết bao giai thoại. Thanh Hằng không những trở thành nàng thơ mà còn trở thành nhân vật nữ chính trong những câu chuyện kinh điển gắn liền với tên tuổi của vị “công tử Bạc Liêu xứ Bắc Kỳ”.

Một lần ông ngẫu hứng đưa nàng xuống biển Đồ Sơn, Hải Phòng. Trong khi nhiều người gửi xe trên bờ và đi bộ xuống biển thì ông lại cho xe chạy xuống bờ cát, mục đích để nàng bước chân ra là đã có thể chạm ngay những con sóng. Khi được người khác nhắc nhở, ông chỉ khoát tay và bảo: "Xe chiếu bóng đến đâu thì trả tiền đến đó". Cũng trong dịp này, ông viết ca khúc "Gửi gió cho mây ngàn bay". Cảm hứng từ gió, mây bắt nguồn từ màu áo xanh, màu áo quen thuộc của người đẹp Thanh Hằng. Đó cũng là một gam màu "huyền thoại" trong âm nhạc Đoàn Chuẩn.

(0) Bình luận
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hé lộ bóng hồng trong "Gửi gió cho mây ngàn bay" của nhạc sỹ Đoàn Chuẩn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO