Hà Nội: Kỷ niệm trọng thể 90 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

KTĐT| 08/11/2020 10:08

Tối 7/11, tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Tự hào truyền thống Mặt trận Thủ đô, Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2020)”.

Tham dự chương trình, về phía Trung ương có: Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phùng Khánh Tài; Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Tuấn Quang và lãnh đạo một số bộ, ban, ngành.
Về phía thành phố Hà Nội, dự chương trình có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Vương Đình Huệ; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức, Trưởng ban Dân vận Thành ủy - Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Doãn Toản; lãnh đạo Thường trực HĐND, UBND thành phố, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và đông đảo các tầng lớp nhân dân Thủ đô.
Trình bày diễn văn kỷ niệm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương đã ôn lại truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 90 năm qua và khẳng định, trải qua 17 kỳ đại hội, bám sát nhiệm vụ chính trị của thành phố trong từng giai đoạn cách mạng, với cách làm luôn đổi mới, sáng tạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã phát huy vai trò, trọng trách của mình trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội, làm tốt vai trò “cầu nối” bền chặt giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Thủ đô.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã tuyên truyền, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy vai trò của các cá nhân tiêu biểu trong các dân tộc, tôn giáo, nhân sĩ, trí thức, người Việt Nam ở nước ngoài cùng chung sức, đồng lòng thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được đẩy mạnh ở các cấp; công tác đối ngoại nhân dân được tăng cường…

Tham dự chương trình, về phía Trung ương có: Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phùng Khánh Tài; Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Tuấn Quang và lãnh đạo một số bộ, ban, ngành.

Về phía thành phố Hà Nội, dự chương trình có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Vương Đình Huệ; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức, Trưởng ban Dân vận Thành ủy - Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Doãn Toản; lãnh đạo Thường trực HĐND, UBND thành phố, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và đông đảo các tầng lớp nhân dân Thủ đô.

Trình bày diễn văn kỷ niệm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương đã ôn lại truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 90 năm qua và khẳng định, trải qua 17 kỳ đại hội, bám sát nhiệm vụ chính trị của thành phố trong từng giai đoạn cách mạng, với cách làm luôn đổi mới, sáng tạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã phát huy vai trò, trọng trách của mình trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội, làm tốt vai trò “cầu nối” bền chặt giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Thủ đô.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã tuyên truyền, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy vai trò của các cá nhân tiêu biểu trong các dân tộc, tôn giáo, nhân sĩ, trí thức, người Việt Nam ở nước ngoài cùng chung sức, đồng lòng thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được đẩy mạnh ở các cấp; công tác đối ngoại nhân dân được tăng cường…

Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và mưa bão tại các tỉnh miền Trung, với tinh thần “coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết”, “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”, MTTQ và các tổ chức thành viên các cấp đã tham gia tích cực, có trách nhiệm công tác phòng, chống dịch, cùng cả nước và Thủ đô khống chế, kiểm soát dịch bệnh và kịp thời ủng hộ, chia sẻ, giúp đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra, tạo niềm tin trong Nhân dân, được các cấp ủy Đảng, chính quyền ghi nhận, đánh giá cao.

Với những kết quả đạt được, MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã nhiều lần vinh dự được đón nhận những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và Thành phố.

Thời gian tới, MTTQ Việt Nam các cấp Thành phố sẽ tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ: Thứ nhất, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, tạo sự đồng thuận cao, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 17, Nghị quyết Đại hội MTTQ Việt Nam; đổi mới phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, đa dạng hóa các hình thức tập hợp đông đảo các tầng lớp Nhân dân, đồng bào các dân tộc, tôn giáo, người tiêu biểu, nhân sĩ, trí thức, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng khối đại đoàn kết vững chắc, góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô.

Thứ hai, Nâng cao chất lượng các CVĐ, các phong trào thi đua, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phong trào “Đoàn kết sáng tạo”; đẩy mạnh thực hiện các chương trình an sinh xã hội, nhân đạo từ thiện, đền ơn đáp nghĩa.

Thứ ba, Phát huy vai trò của MTTQ các cấp trong việc lắng nghe, tiếp thu ý kiến của Nhân dân; chủ động tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền trong việc giải quyết quyền lợi chính đáng của Nhân dân; đẩy mạnh công tác giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Trước mắt, tham gia một cách chủ động, tích cực ngay từ đầu công tác chuẩn bị và tổ chức thành công kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2025.Thứ tư, Tập trung củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận có quan điểm vững vàng, có khát vọng vươn lên, tận tâm, hết lòng với công việc, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng; có phong cách gần dân, sát dân, học dân; gương mẫu, thực sự là tấm gương vì Nhân dân, lắng nghe Nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

Tại buổi lễ, nhằm tôn vinh những tấm gương tiêu biểu và nhân rộng điển hình tiên tiến, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã biểu dương, khen thưởng 90 cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020. Đặc biệt, nhân dịp này, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương được Chính phủ tặng Bằng khen có thành tích trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020”; đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội được Chính phủ tặng Bằng khen đã có thành tích trong các phong trào thi đua do MTTQ Việt Nam phát động từ năm 2015 đến năm 2019...

Nhằm khích lệ các tập thể, cá nhân đã có nhiều đóng góp trong trong thực hiện phong trào “Đoàn kết sáng tạo”, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã vinh danh 25 sáng kiến, ý tưởng mới tiêu biểu hưởng ứng phong trào “Đoàn kết sáng tạo” năm 2020.

Cũng tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã vinh danh 103 doanh nghiệp tham gia với 141 sản phẩm được bình chọn là hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2020 trong Chương trình “Bình chọn Hàng Việt Nam” năm 2020; trao chứng nhận cho 04 TOP doanh nghiệp “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” bình chọn năm 2020.

Bài liên quan
  • Hà Nội chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sen năm 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 7/2024 tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ (TP Hà Nội). Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sen năm 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 7/2024 tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ (TP Hà Nội). Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.
  • Tuổi trẻ huyện Đan Phượng: Dấu ấn trong xây dựng nông thôn mới
    Huyện đoàn Đan Phượng (TP. Hà Nội) luôn coi xung kích tham gia xây dựng nông thôn mới là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào hành động của Đoàn, xác định: thanh niên phải là lực lượng đi đầu trong thực hiện những khâu khó, việc mới, hướng tới xây dựng những mô hình điểm cụ thể, từ đó tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
  • Độc đáo Lễ hội Mục Đồng tôn vinh trẻ chăn trâu, cầu mong mưa thuận gió hoà
    Lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) độc đáo, duy nhất trong cả nước tôn vinh trẻ chăn trâu và nét đẹp văn hóa.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
  • Khai quật khảo cổ di tích đặc trưng văn hoá Chămpa Tháp đôi Liễu Cốc
    Di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được tiến hành khai quật khảo cổ và đất đá được đào, cào từng điểm nhỏ nhất… để tìm hiểu.
  • NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm Trưởng khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
    NSND Quốc Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã trao quyết định bổ nhiệm và chúc mừng Tiến sĩ âm nhạc, NSƯT Tân Nhàn.
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
Hà Nội: Kỷ niệm trọng thể 90 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO