Hà Nội hợp nhất hai ban chỉ đạo quan trọng

Võ Lâm/HNM| 08/04/2018 14:21

Chiều 6-4, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU và Chỉ thị 15-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội họp giao ban phiên đầu tiên sau khi hợp nhất từ Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 4-7-2017 và Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 15-CT/TU ngày 16-12-2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Hội nghị nhằm kiểm điểm công tác quý I-2018, thảo luận và thông qua Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo sau khi hợp nhất.

Hà Nội hợp nhất hai ban chỉ đạo quan trọng
Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo CT15 và NQ 15.

Đồng chí Đào Đức Toàn, Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị. Tham dự có các thành viên Ban Chỉ đạo, trong đó có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Vũ Hồng Khanh, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Huy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn.

Mở đầu hội nghị, Chánh văn phòng Thành ủy Nguyễn Văn Tứ đã công bố Quyết định số 3495-QĐ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về hợp nhất hai ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 15-QĐ/TU 4-7-2017 và Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 15-CT/TU ngày 16-12-2016 của Ban Thường vụ Thành ủy thành Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU và Chỉ thị 15-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Quyết định được Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải ký ban hành ngày 4-4-2018. Ban Chỉ đạo gồm 18 thành viên. Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn là Trưởng ban. Ba Phó Trưởng ban là các đồng chí: Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Huy và Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng.

92/200 vụ việc phức tạp đã được giải quyết xong

Trình bày Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 4-7-2017 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trong quý I-2018 và nhiệm vụ trọng tâm quý II-2018, Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đường Hoài Nam cho biết, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy từ thành phố đến cơ sở được thực hiện bài bản, có chiều sâu, làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, đảng viên trên địa bàn dân cư xã, phường, thị trấn. Một số vấn đề phức tạp, nhạy cảm và những vướng mắc về cơ chế, chính sách được lãnh đạo thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm. Các quận, huyện, thị ủy đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nghị quyết.

Trong số 200 vụ việc phức tạp được nêu trong Báo cáo số 102-BC/BTCTU ngày 2-6-2017 của Ban Tổ chức Thành ủy, đến nay, 92 vụ việc đã được giải quyết xong. 7 quận, huyện báo cáo đã giải quyết xong các vụ việc gồm có quận Cầu Giấy, các huyện: Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Thạch Thất, Thường Tín, Ứng Hoà. Trong số 326 vụ việc phức tạp do các quận, huyện, thị xã tự rà soát, thống kê, đến nay đã có 178 vụ việc được giải quyết xong. Đáng chú ý, trong quý I, các địa phương tiếp tục rà soát bổ sung 30 vụ việc cần quan tâm giải quyết, đến nay 2 vụ việc đã được giải quyết xong. Các cấp ủy Đảng cũng đã tập trung củng cố các tổ chức cơ sở Đảng yếu kém hoặc có nội dung cần quan tâm. Năm 2017, 49/86 tổ chức cơ sở Đảng cần củng cố đã được củng cố. Cùng với 37 tổ chức cơ sở Đảng cần được củng cố còn lại của năm 2017, Ban Chỉ đạo đã bổ sung 31 tổ chức cơ sở Đảng khác cần được củng cố.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo chỉ ra 3 nhóm hạn chế trong thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU. Đáng chú ý là việc củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng sau rà soát, củng cố mới đạt những kết quả bước đầu, một số nơi kết quả chưa bền vững.

Tiếp theo, hội nghị đã nghe Phó Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Tự Cấp trình bày Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TƯ, ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 10-3-2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo” quý I-2018, dự thảo quy chế công tác, phân công nhiệm vụ các thành viên và Kế hoạch công tác 9 tháng cuối năm 2018 của Ban Chỉ đạo. 

Trong quý I-2018, các cơ quan hành chính thành phố đã tiếp 6.316 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo. Lãnh đạo các cấp tiếp 3.137 lượt công dân. Toàn thành phố đã tiếp nhận và thụ lý theo thẩm quyền 567 vụ khiếu nại, đã giải quyết 350 vụ, đạt tỷ lệ 61,7%; tiếp nhận và thụ lý theo thẩm quyền 285 vụ tố cáo, đã giải quyết 257 vụ, đạt tỷ lệ 90,1%.

Các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận tập trung về các nội dung còn khó khăn trong thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU và Chỉ thị 15-CT/TU, hoàn thiện quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ và kế hoạch công tác nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo và trách nhiệm của từng thành viên.

Kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ


Kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn đánh giá cao kết quả công tác, tinh thần chủ động, trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo và các cơ quan thường trực; đã góp phần tạo chuyến biến tích cực trong thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU và Chỉ thị 15-CT/TU. Theo Trưởng ban Chỉ đạo, chuyển biến tích cực nhất là nhận thức của các cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy về ý nghĩa, sự cấp thiết phải tập trung thực hiện tốt các nội dung trên. Việc các cấp, các ngành quan tâm giải quyết các vụ việc phức tạp ngay từ cơ sở, từ khi mới phát sinh đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố thời gian qua. Những vụ việc được dự báo trở thành “điểm nóng” đã được quan tâm, giải quyết kịp thời và tương đối tốt như ở các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Sóc Sơn và quận Bắc Từ Liêm.

Tuy nhiên, Trưởng ban Chỉ đạo khẳng định, kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Thời gian tới, các thành viên, các cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tập trung làm tốt một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, đồng chí nhất trí giao cho các quận, huyện, thị xã rà soát, xây dựng kế hoạch và tổ chức củng cố 68 tổ chức cơ sở Đảng cần củng cố đã được xác định. Ban Tổ chức Thành ủy sẽ tham mưu để Ban Chỉ đạo ra thông báo cụ thể về việc này, đồng thời theo dõi, đôn đốc việc thực hiện. Đối với những vụ việc phức tạp theo báo cáo của thành phố và các địa phương tự rà soát, thống kê, Ban Nội chính Thành ủy chủ trì phối hợp rà soát, phân loại theo tính chất, địa bàn, phạm vi trách nhiệm để đề xuất giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương theo tinh thần rõ địa chỉ, rõ thời hạn hoàn thành. Việc này phải hoàn thành trước ngày 20-4-2018. 

Trưởng ban Chỉ đạo yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Thành ủy chủ trì tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU và Chỉ thị 15-CT/TU, tập trung vào các cơ quan, đơn vị, địa phương có nhiều vụ việc phức tạp hoặc tổ chức cơ sở Đảng yếu kém, những nơi có vụ việc “nóng”, những địa chỉ thực hiện kém hiệu quả, chậm giải quyết các vụ việc, chậm củng cố các tổ chức cơ sở Đảng yếu kém. Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, đột xuất. Đồng chí Đào Đức Toàn cũng nêu rõ, từ kỳ họp sau của Ban Chỉ đạo, những địa phương, cơ quan, đơn vị còn vụ việc phức tạp, có tổ chức cơ sở Đảng yếu kém chưa được củng cố sẽ được mời dự để báo cáo tình hình, tiến độ giải quyết.

Trưởng ban Chỉ đạo cũng lưu ý bổ sung nội dung tập huấn theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo về quy trình nhận diện, thông tin tuyên truyền khi có vụ việc “nóng” xảy ra do Ban Tuyên giáo Thành ủy xây dựng. Đồng chí cũng yêu cầu Ban Tổ chức Thành ủy sớm hoàn thành tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy ban hành đề án đánh giá cán bộ theo tháng và quý; hoàn thiện hướng dẫn đánh giá tổ chức cơ sở Đảng trên cơ sở hướng dẫn mới của trung ương; hoàn thành đề án về các giải pháp nâng cao chất lượng phát triển đảng viên, theo dõi quản lý đảng viên đúng tiến độ đã định. 
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hội Báo toàn quốc 2025 là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, cùng nhìn về phía trước
    Phát biểu Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh, Hội báo năm nay là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đồng thời, là ngày hội văn hóa – nghề nghiệp của những người làm báo và công chúng báo chí cả nước. Hội báo năm 2025 cũng là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, để chúng ta cùng nhìn về phía tr
  • Báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc
    Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
  • Bác Hồ với báo chí cách mạng Việt Nam
    Trong hành trình 100 năm hình thành và phát triển (1925 - 2025), báo chí cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng về nội dung, hình thức và đội ngũ làm báo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền báo chí cách mạng Việt Nam từng bước khẳng định vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà còn là người đặt nền móng xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã để lại gần 2.000 bài báo dưới hàng trăm bút danh, thể hiện tư duy sắc sảo, tình cảm thiết tha với dân tộc và trách nhiệm xã hội sâu sắc.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng cho Thủ đô Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra định hướng để Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội thời gian tới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ, yêu cầu của Trung ương về xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, xứng đáng là “trái tim của cả nước”, vươn mình trong kỷ nguyên mới.
  • Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban phục vụ Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Theo Quyết định, Ủy ban Nhân dân thành phố thành lập 06 Tiểu ban giúp việc Ban tổ chức, gồm: Tiểu ban Diễu binh, diễu hành; Tiểu ban Tuyên truyền, Nội dung và Y tế; Tiểu ban An ninh, trật tự và Giao thông; Tiểu ban Vệ sinh môi trường; Tiểu ban Vật chất, hậu cần và Tiểu ban Lễ tân.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Chùa Kim Lan – Cổ tự linh thiêng bên bờ sông Đuống
    Hà Nội là vùng đất kết tinh của những dòng chảy văn hóa âm thầm, lặng lẽ cùng lịch sử hơn ngàn năm văn hiến. Nằm ở phía Đông Nam Hà Nội, bên dòng sông Đuống đỏ nặng phù sa, có một ngôi làng nhỏ mang tên Kim Lan - một miền đất yên ả, nơi nghề gốm cổ truyền được lưu truyền hàng nghìn năm đến nay vẫn luôn đỏ lửa. Và tại nơi này còn có một mái chùa cổ rêu phong - nơi lưu giữ những âm thanh sâu lắng nhất của văn hóa tín ngưỡng dân gian Hà Nội – Chùa Kim Lan. Chùa đã được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng là Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố năm 2003.
  • Tuần văn hóa, du lịch Gốm và Làng nghề Bắc Ninh
    Sự kiện quy tụ hơn 100 gian hàng, trong đó có sự hiện diện của các làng nghề gốm nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bồ Bát (Ninh Bình), Chu Đậu (Hải Dương) và gốm Phù Lãng, gốm Luy Lâu của Bắc Ninh...
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
Hà Nội hợp nhất hai ban chỉ đạo quan trọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO