Hà Nội đến... và thấy

Đặng Thủy| 05/10/2021 09:33

Với những ai chưa biết về nhà văn Ngô Vĩnh Bình, khi cầm trên tay cuốn Hà Nội đến… và thấy (NXB Hà Nội, năm 2021) có lẽ sẽ nghĩ tác giả tập tản văn này đến từ một vùng miền khác không phải Hà Nội. Nhưng không, ngay từ những trang đầu cuốn sách,người đọc đã biết quê hương ông chính là Hà Nội - một làng nhỏ vùng ngoại ô thành phố: xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh.  Vậy nên Hà Nội đến… và thấy là những góc nhìn về Thủ đô của một người như ông nói từ “quê” ra phố thị, trong dọc dài thời gian từ khi là một cậu bé trường làng, lớn lên, trưởng thành rồi bước vào nghề văn, nghề báo với bao chộn rộn, say mê…

Hà Nội đến... và thấy
1.Trong con mắt của nhà văn Ngô Vĩnh Bình, Hà Nội mà ông “gặp” lần đầu là các cô gái. Ấy là một cô Liên dịu dàng đằm thắm trong Gánh hàng hoa hay cô Loan một thiếu nữ tân thời trong Đoạn tuyệt… - những tiểu thuyết nổi tiếng của Tự lực văn đoàn mà ông đã được học hay là những nữ sinh rất lãng mạn trong Tuấn, chàng trai nước Việt của cụ Nguyên Vỹ… Nhưng có lẽ phải là Hà Nội của những con người “bằng da, bằng thịt”, của những nơi ông đã qua, đã gắn bó mới neo lại nhiều cảm xúc khiến ông có những trang viết tinh tế và ấm áp về Hà Nội đến vậy.

Viết về Hà Nội, Ngô Vĩnh Bình đưa người đọc về ngôi đền làng Sái - một trong những làng cổ còn lưu dấu những truyền truyết, hội làng; về những kỷ niệm ở đất Mai Lâm - nơi có “lớp học đặc biệt” mà ông từng gắn bó; rồi những hồi ức về món “rau cứu người” - rau khoai lang với bao vui buồn của một thời gian khó; và đặc biệt là miền đất quê hương “Xiberi” - một phần thời thơ ấu, nơi đó có những người thầy đã khai tâm, dạy cho ông những nét chữ đầu tiên; nơi trong những năm tháng Mỹ đánh phá miền Bắc, ông và các bạn phải học trong căn nhà “được bao quanh bởi những lũy đất đắp dày, nửa nổi nửa chìm, chỉ được thông ra ngoài bằng những cửa sổ nhỏ mở lưng chừng…”.

Hà Nội đến... và thấy
Ngô Vĩnh Bình cũng không quên nhắc nhớ đến những người thân yêu. Đó là bà ngoại, là bác Tèo Căn, là ông Tú Thành, rồi gia đình cậu mợ ở số 2 phố Cống Đục ngay trong khu phố cổ xưa… Trong tản văn Hà Nội trong mắt tôi, Ngô Vĩnh Bình có đoạn viết: “Bà mợ tôi, dù chỉ là một giáo viên tiểu học, nhưng kiến văn và công dung ngôn hạnh thì thật ít thấy. Một lần, bu tôi ra chơi, mợ tôi rót nước đưa hai tay mời bà: “Thưa, chị xơi nước ạ… Cảm ơn chị…”. Bà lúc nào cũng nhẹ nhàng, cũng vâng vâng dạ dạ cảm ơn. Bà nói chuyện với tôi cũng thế, cũng đầy sự… khéo léo. Nhà bà ở phố này đã ba đời rồi, từ thời ông nội bà. Bà nói, bà được giáo dục trong nhà từ nhỏ như thế, quen rồi. Các anh chị em của bà mà tôi gặp cũng đều như vậy, chẳng riêng gì bà…”.

Trong Ông Tú Thành, nhà văn Ngô Vĩnh Bình nhắc tới kỷ niệm thuở sinh viên, cứ cuối tuần lại bắt tàu điện về nhà cậu Tú Thành ở phố Đại La. Lần nào về cũng được cậu gài cho tờ tiền 5 đồng trên túi ngực với những lời dặn dò mà đến giờ ông vẫn “làu làu”: “Lúc nào trong túi cũng phải có mấy đồng phòng thân và đồng tiền không bao giờ tự có trong túi mình, phải lao động mới có…”.

Những con người dung dị với những nếp sống, nếp nghĩ với cách ứng xử ân tình như thế đã giúp cho Ngô Vình Bình hiểu thêm về cái chất Hà Nội, người Hà Nội. 

2. Hà Nội đến… và thấy của Ngô Vĩnh Bình không chỉ có những ký ức về quê hương, người thân… mà còn hiện hữu những gian khó, ân tình của một thời đã qua, về những nơi mà ông gắn bó. Có thể kể tới tản văn: Kỷ niệm về bãi Phúc Xá, Đấu Xảo xưa là nhà tôi đó, Xóm Hà Hồi, “Nhà số 4” - một địa chỉ văn chương Hà Nội hay Vẽ bóng rừng lau một dáng cờ, Những khúc quanh nơi Thập tam trại… Viết về bãi Phúc Xá, Ngô Vĩnh Bình đưa người đọc từ lịch sử của làng đến câu chuyện ghi dấu của những văn nghệ sĩ như Nguyên Hồng, Phạm Duy, Xuân Thiều, Nguyễn Khải nơi vùng đất bãi ven sông ấy:

“- Có một hồi từ Việt Bắc mới về Hà Nội, Nguyên Hồng cũng ở đây thuê một gian nhà ngoài bãi. Nhà vách đất tối om, vào cửa phải khom người lại. Cả gian nhà kê vừa cái giường, cái chõng con. Dưới gầm chiếc hòm gỗ. Tất tật, gạo nước, nồi niêu, quần áo và bản thảo tống cả vào hòm. Bên chân giường dựng bó củi nứa và cái hỏa lò để thổi cơm” - Ngô Vĩnh Bình kể lại. Ông cũng nhắc đến căn phòng hẹp tổng cộng có 14 m2 ngoài bãi Phúc Xá của gia đình nhà văn Nguyễn Khải cứ mùa nước lên là ngập hết. Ấy thế mà “Nguyễn Khải đã sống những năm tháng trẻ trung đầy sáng tạo ở một nơi đầy bất an bất trắc này”.

Với địa danh Đấu Xảo cũng thế, không dừng lại với mốc lịch sử, với những sự kiện đã diễn ra ở nơi đây, Đấu Xảo còn in dấu trong Ngô Vĩnh Bình bao kỷ niệm bởi từ tháng 9/1979 khi từ chiến trường trở về Hà Nội, ông đã chính thức trở thành người của phố Trần Bình Trọng và gắn bó với nơi này trong suốt 20 năm sau đó. “Khu tập thể số 14 Trần Bình Trọng của Tổng Công đoàn Việt Nam - nơi vợ tôi làm việc gồm rất nhiều nhà cấp bốn thôn nhưng xây chắc chắn, đương đi lối lại lát gạch sạch sẽ và luôn rợp bóng cây… Đây cũng là nơi gắn bó của nhiều nhà báo, nhà văn công nhân tên tuổi như: Nguyễn An Định, Lý Sinh Sự, Bùi Việt Phong, Thái Bá Tân, Từ Ngàn Phố, Nguyễn Tùng Linh và nhiều anh chị em khác ở báo Lao Động, NXB Lao Động” - nhà văn nhớ lại.

3. Đại tá, nhà văn Ngô Vĩnh Bình viết văn, làm báo và gắn bó với tạp chí Văn nghệ quân đội trong một quãng dài của cuộc đời. Cũng bởi thế mà những trang trang viết trong Hà Nội đến… và thấy của ông có khá nhiều bóng dáng của những văn nhân. Nếu tản văn Núi đôi núi đến núi đôi thơ, Ngô Vĩnh Bình nhắc tới nhiều giai thoại về Vũ Cao - tác giả của bài thơ Núi đôi - người đã hơn 20 năm gắn bó với tạp chí Văn nghệ quân đội thì Về quê đầu xứ Tố lại là những trang viết về Ngô Tất Tố - một trong những nhà văn hiện thực lớn nhất của thế kỷ XX ở Việt Nam. Đặc biệt, nhiều gương mặt thơ, văn gắn bó với Hà Nội cũng đã được tác giả khắc họa trong những trang viết dày dặn, chân thực và sinh động. Đó là “những văn nghệ binh thứ nhất hi sinh nơi chiến trường”, những phóng viên của báo Vệ quốc quân ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ như Hoàng Lộc - tác giả của thiên phóng sự “Chặt gọng kìm đường số 4” trong đó có bài Viếng bạn chan chứa tình yêu và lòng căm thù của một trung đội trưởng khóc một chiến sĩ hi sinh ở trận đánh; Trần Đăng - tác giả của Một lần tới Thủ đô, Trận phố Ràng, Một cuộc chuẩn bị… qua những mảnh vụn của ký ức người thân và bạn bè ông. Đó là Nguyễn Huy Tưởng - vị Giám đốc đầu tiên của NXB Kim Đồng, “một người Hà Nội rất yêu Hà Nội đồng thời là nhà văn Hà Nội rất Hà Nội”. Đó là nhà văn Nguyễn Tuân với những giai thoại “đã ngửi thấy mùi Hà Nội”, “không thèm ăn” hay “thơ phải đủ hương sắc và mùi vị”… Đó là Nguyễn Tư Giản - một nhà nho yêu nước, yêu Hà Nội, một nhà thơ Hà Nội, một người Hà Nội có nhiều đóng góp thiết thực với lịch sử ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.  Và còn rất nhiều những câu chuyện, những hồi ức trong những trang văn viết về nhà thơ Chính Hữu, Tạ Hữu Yên, Thanh Tịnh, nhà văn Hồ Phương, Nguyễn Thi… 

Có thể ví những trang viết về Hà Nội của Ngô Vĩnh Bình trong Hà Nội đến… và thấy chính là những mảnh ghép của ký ức. Sự đan xen giữa ký ức về lịch sử, niềm hoài nhớ quê hương, rồi những kỷ niệm thân thương với gia đình, bạn văn, bạn viết đã đem đến cho tập sách những góc nhìn vừa quen, vừa lạ mà ăm ắp yêu thương.
(0) Bình luận
  • 17 ấn phẩm nhắc nhớ về một thời hoa lửa Điện Biên
    Nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm thuộc nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí, nhật kí, truyện tranh... Mỗi ấn phẩm như một mảnh ghép đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
  • Ra mắt truyện ký về cuộc đời Tổng Bí thư Trần Phú
    Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc truyện ký đặc sắc Trần Phú của nhà văn Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).
  • Ra mắt tập nhật ký "Con đường văn sĩ" của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
    Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 – 2024, sáng ngày 24/4, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt sách "Con đường văn sĩ" – nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
  • Thơ Nguyễn Đức Tùng - một buổi sáng chín
    Tôi muốn đánh thức “buổi sáng chín” của Nguyễn Đức Tùng để mở ra những trang thơ giàu tính sáng tạo của ông: Sau cái chết, nếu trở lại/ Anh sẽ trở lại vì một buổi sáng/ Một buổi sáng chín trên cành/ Như trái ổi xanh/ Bỗng chín/ Nhưng không rụng xuống/ Vì hãy còn xanh (Thời gian).
  • Ra mắt bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”
    Bộ sách ra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - một bản anh hùng ca bất hủ gắn liền với tên tuổi và tầm vóc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, như một lời tri ân sâu sắc những công lao và cống hiến đặc biệt xuất sắc của ông đối với sự nghiệp cách mạng.
  • Thưởng thức triết học - Mỗi đứa trẻ là một triết gia
    Chiều ngày 20/4, tại Phố Sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Giao lưu giới thiệu bộ sách "Thưởng thức triết học – Mỗi đứa trẻ là một triết gia" do Nhà xuất bản Kim Đồng và Viện Pháp Hà Nội phối hợp tổ chức nhân dịp ra mắt bộ sách với chủ đề “Mỗi đứa trẻ là một triết gia”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, ngành, quận huyện
    Sở Nội vụ Hà Nội vừa thông báo về việc tuyển dụng 215 công chức làm việc tại các sở, cơ quan tương đương sở, Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
Hà Nội đến... và thấy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO