Hà Nội đáp ứng đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân

Kim Thoa| 13/03/2020 16:00

Trước tình trạng lo ngại sự bùng phát dịch COVID-19, người dân đã đổ xô đi siêu thị, cửa hàng thu mua đồ để dự trữ. Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ kêu gọi người dân không nên tích trữ đồ ăn, tụ tập đông người. Nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng tại Hà Nội đã cam kết đảm bảo cung cấp đủ nguồn hàng thiết yếu.

Hà Nội đáp ứng đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân
Người dân Hà Nội đã đổ xô đến các siêu thị,
cửa hàng tạp hóa để mua thực phẩm tích trữ khi biết tin Hà Nội có ca nhiễm COVID-19 đầu tiên
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho hay: "Chúng tôi biết hiện nay có hiện tượng người dân tới các siêu thị mua hàng tích trữ, chính việc tập trung đông người, không đảm bảo vệ sinh phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế lại là yếu tố lây nhiễm, có khi nguy cơ lây nhiễm ngay tại siêu thị cũng rất lớn nếu không thực hiện tự bảo vệ đúng cách... Người dân không nên hoảng sợ, lo lắng quá mức. Thành phố  Hà Nội có đủ nguồn lực đảm bảo nhu yếu phẩm cho người dân”.

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Thị Lan Phương, ngay khi Hà Nội công bố ca dương tính với COVID-19 đầu tiên, sáng 7/3, Sở Công thương đã chỉ đạo giám đốc các doanh nghiệp phân phối tập trung triển khai ngay nguồn hàng, vận chuyển về kho dự trữ. Thời điểm đó, lượng hàng hóa bán ra tại các siêu thị đã tăng từ 300-400 lần. Tuy nhiên, do có kế hoạch chuẩn bị từ trước nên các siêu thị đã chuẩn bị sẵn nguồn hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu người tiêu dùng. Thậm chí, có siêu thị sau 30 phút đã hết hàng, ngay sau đó, hàng hóa lại lấp đầy trên các kệ. Nhân viên siêu thị được tăng ca như những ngày Tết để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Các siêu thị cũng bảo đảm không tăng giá hàng hoá. Tuy nhiên, tại một số chợ dân sinh xảy ra tình trạng một số tiểu thương tự ý nâng giá thịt lợn.

Cho đến ngày 8/3 đoàn kiểm tra Sở Công thương Hà Nội, lực lượng quản lý thị trường đã đồng loạt ra quân kiểm tra tất cả chợ trên địa bàn thành phố, giá các mặt hàng như: Gạo, thịt lợn, rau... đã trở về như bình thường, không còn tình trạng biến động giá.
Tại hệ thống siêu thị BigC, bà Nguyễn Thị Phương - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Central Retail BigC tiếp tục cam kết không tăng giá hàng hóa, BigC đã làm việc với các nhà cung cấp tăng cường tần suất giao hàng, huy động và tăng cường nhân viên làm việc tối đa; mở cửa sớm hơn và đóng cửa muộn đến 11h đêm, và thậm chí mở cửa hoạt động đến khi hết khách hàng.

Tại siêu thị Aeon Mall Hà Đông, các mặt hàng nhu yếu phẩm như: trứng, gạo, mì tôm, rau xanh đều đã bổ sung đầy đủ. Theo một chuyên gia bán lẻ, hàng hóa cơ bản không thiếu, chỉ trong ngày hôm nay dân tình đi mua nhiều nên không tránh khỏi việc hết hàng tạm thời. 

Bà Dương Thị Thanh Tâm - Phó Tổng giám đốc Vincommerce cho biết, ngay từ khi xuất hiện dịch COVID-19, doanh nghiệp này đã có kế hoạch, đảm bảo lượng hàng hóa cho 6 tháng, đảm bảo hàng hóa trong trường hợp nhu cầu tăng đột biến. Về nguồn cung, mỗi ngày Vincommecre có thể cung ứng 200.000 khay thịt từ các nhà cung cấp, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân”. Đại diện Vincommecre cho hay, đơn vị này được lựa chọn là nhà cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho vùng cách ly.

Những ngày gần đây, hệ thống Vinmart triển khai hoạt động khuyến mại từ 20 - 50% để người tiêu dùng yên tâm và cảm nhận giá cả hàng hóa còn tốt hơn ngày thường. Siêu thị Vinmart cũng liên tục đăng tải khuyến cáo trên trang thông tin của hệ thống, tuyên truyền trên hệ thống loa của siêu thị để kêu gọi nhân dân không nên hoang mang, không nên tích trữ hàng hóa, cùng chung tay với Nhà nước, thành phố chống lại dịch bệnh.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Kim Dung - Phó Giám đốc Saigon Co.op Hà Nội cũng khẳng định không tăng giá trên toàn hệ thống. Ngay trong đêm Hà Nội công bố ca nhiễm COVID-19 đầu tiên, Công ty cũng chỉ đạo cung ứng nguồn hàng từ kho tại Bắc Ninh chuyển về Hà Nội. “Chúng tôi khẳng định Saigon Co.op Hà Nội luôn đảm bảo đáp ứng đầy đủ hàng hóa cho người dân”, bà Dung nhấn mạnh.

Để bình ổn giá cả thị trường, Sở Công thương Hà Nội đã yêu cầu phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh tại hệ thống chợ truyền thống. Đồng thời, đề nghị Cục Quản lý thị trường phối hợp chỉ đạo các đội quản lý tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm với các trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến…

Sở Công thương Hà Nội khẳng định, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ngành Công thương và các doanh nghiệp bán lẻ cam kết đồng hành, đảm bảo nguồn cung, bình ổn và không tăng giá hàng hóa trên toàn Thành phố Hà Nội. 
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Cô gái Thái và hoa ban trắng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cô gái Thái và hoa ban trắng của tác giả Tạ Văn Hoạt.
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
Hà Nội đáp ứng đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO