Chính sách & Quản lý

Quận Tây Hồ tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích năm 2024

Thu Trang 16:51 21/11/2024

Sáng 21/11, quận Tây Hồ tổ chức kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024); tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quận Tây Hồ năm 2024.

tc2.jpg
Quang cảnh Hội nghị.

Theo thống kê, hiện nay trên đại bàn hiện có 71 di tích gồm 18 chùa, 20 đình, 33 đền, miếu, am… Trong đó, 42 di tích đã được xếp hạng (24 di tích xếp hạng cấp quốc gia; 18 di tích xếp hạng cấp Thành phố), còn lại 29 di tích chưa được xếp hạng. Trong đó, có nhiều văn vật có giá trị như 102 bia đá, 165 câu đối, 140 bức hoành phi, 18 quả chuông cổ, 60 sắc phong thần, trên 300 pho tượng bằng đồng, gỗ, đá…

Cùng với hệ thống di sản giá trị nằm xung quanh Hồ Tây, từ năm 2023 đến nay, quận Tây Hồ đã có 3 di sản được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đó là: Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ, Nghề làm xôi ở phường Phú Thượng, Nghề ướp trà sen ở Quảng An. Dự kiến đầu năm 2025 sẽ tiếp tục được ghi danh nghề trồng đào phường Nhật Tân và lễ hội truyền thống Đình Nhật Tân vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Phó Chủ tịch UBND quận Bùi Thị Lan Phương cho biết, trong những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa luôn được Quận ủy, HĐND-UBND quận quan tâm, đã đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và triển khai nhiều hoạt động nhằm đảm bảo thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa. Việc trông coi, bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích cũng được các địa phương tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả.

tc.jpg
Phó Chủ tịch UBND quận Bùi Thị Lan Phương phát biểu.

Đến nay, về cơ bản, các di tích xuống cấp đều được tu bổ, tôn tạo. Trong quá trình triển khai, các dự án đều được Nhân dân và chính quyền địa phương đồng tình ủng hộ. Việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa đã góp phần giáo dục truyền thống văn hóa, cách mạng của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân.

“Kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam là dịp để chúng ta cùng nhìn lại những kết quả đã đạt được trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa năm 2024, khẳng định và tôn vinh giá trị các di sản văn hóa trên mảnh đất cội nguồn giàu truyền thống cách mạng. Đây cũng là một hoạt động ý nghĩa để tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa với cộng đồng, từ đó nâng cao hơn nữa ý thức và trách nhiệm của toàn dân trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa” – đồng chí Bùi Thị Lan Phương chia sẻ.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận, với tinh thần tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trung ương, Thành phố, quận Tây Hồ xác định “Quyết tâm phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế, xây dựng quận Tây Hồ thành Trung tâm dịch vụ - du lịch văn hóa của Thủ đô”. Với mục tiêu định hướng: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản, văn hóa du lịch trên địa bàn quận Tây Hồ.

tc3.jpg
Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Nguyễn Lê Hoàng trao bằng khen cho các đơn vị thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2024.

Mục tiêu đó đã được cụ thể hóa bằng các chương trình, đề án cụ thể qua các kỳ Đại hội, với những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt mà trong đó nhiệm vụ “Phát triển toàn diện sự nghiệp văn hóa xã hội; góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân” luôn được Đảng bộ quận quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng thời với nhiệm vụ phát triển kinh tế trên địa bàn.

Trong nhiệm kỳ 2020- 2025, UBND quận Tây Hồ ban hành Kế hoạch về Quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ, giai đoạn 2023 - 2025. Hàng năm, đã ban hành các kế hoạch về công tác quản lý di sản văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ; tổ chức rà soát các di tích, đề xuất nội dung nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ.

Đặc biệt, năm 2024, UBND quận đã chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông tin quận, UBND phường Phú Thượng và Quảng An phối hợp thu thập tư liệu, hoàn thiện hồ sơ đề xuất công nhận: Nghề làm xôi phường Phú Thượng và Nghề ướp trà sen Quảng An (quận Tây Hồ) đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Hiện tiếp tục thực hiện hồ sơ khoa học đề xuất Nghề trồng đào ở Nhật Tân và Lễ hội truyền thống Đình Nhật Tân trình Bộ VHTT&DL ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; hồ sơ xin ý kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia - đối với Đôi rồng đá thành bậc đình Trích Sài thế kỷ thứ 18 thời Lê Trung Hưng…

tc4.jpg
Trưởng Ban Tuyên giáo quận uỷ Tây Hồ Trần Thị Thu Hường trao bằng khen cho các đơn vị thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2024.

Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận, Phó Chủ tịch UBND quận Bùi Thị Lan Phương đề nghị các cấp chính quyền tiếp tục có những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước nhằm phát huy có hiệu quả nguồn di sản hiện có nhưng vẫn bảo tồn được sự uy nghiêm, cổ kính, khang trang; tăng cường kiểm tra, rà soát nắm bắt tình hình thực tế tại các di tích, không để xảy ra vi phạm trong khu vực bảo vệ di tích, tránh gây ấn tượng xấu đối với khách thăm quan trên địa bàn; có các biện pháp để thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.

Đồng thời, huy động các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân tích cực chủ động tham gia và phát huy vai trò “mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch” gắn với việc phát triển hình ảnh du lịch “xanh” vừa văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.

“Trong bối cảnh thủ đô Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, việc quận Tây Hồ thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận, sẽ góp phần định vị, đánh dấu thương hiệu du lịch Tây Hồ trên bản đồ du lịch thành phố Hà Nội. Đây cũng là phương thức để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, tăng khả năng thu hút khách du lịch, nhằm đưa Tây Hồ thực sự trở thành “trung tâm văn hóa, du lịch” của Hà Nội như chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước và tâm nguyện của người dân Tây Hồ nói riêng và người dân cả nước nói chung” – Phó Chủ tịch UBND quận Bùi Thị Lan Phương nhấn mạnh.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc từ thời Lý đến nay
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay". Không chỉ khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này cuốn sách còn góp phần khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời đề cập tới những cơ hội, thách thức và các giải pháp phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
  • Khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội
    Sáng nay 6/12, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.
  • [Podcast] Quà chiều – Thú ăn tao nhã của người Hà Nội
    Hà Nội có nhiều điều khiến người ta yêu và nhớ. Có người yêu Hà Nội vì mùa thu với hương hoa sữa thơm nồng, có người yêu Hà Nội vì mùa hạ cùng những trái sấu chín vàng ươm, cùng những rặng hoa bằng lăng tím ngắt. Có người lại yêu Hà Nội bởi mùa đông - vì đó là mùa của tình yêu, là mùa gọi người ta xích lại gần nhau hơn, mùa của những bàn tay đan cài vào nhau, mùa của những nụ hôn và cái ôm thật chặt. Có người lại yêu Hà Nội để mỗi khi chiều về lân la những khu tập thể cũ, những ngõ nhỏ, phố nhỏ tìm kiếm thức quà chiều mà mình ưa thích nào là cháo sườn, cháo trai, bành giò, bánh gối… Những điều giản dị đó trong nhịp sống hàng ngày của người Hà Nội đôi khi lại là lý do chính để nhiều người đến, yêu và muốn gắn bó với Hà Nội.
  • Sáng rõ 7 định hướng chiến lược của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
    Tại Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn Thành phố triển khai đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Thành ủy Hà Nội tổ chức sáng 6/12, GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã làm sáng tỏ 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
  • Tiên phong thực hành ESG, Nestlé Việt Nam lan tỏa thông lệ tốt về thúc đẩy bình đẳng giới
    Là doanh nghiệp tiên phong thực hành ESG, với nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng, bình đẳng và bao trùm, Nestlé đã có nhiều sáng kiến và chương trình cụ thể nhằm đóng góp vào sự thịnh vượng của cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
Quận Tây Hồ tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO