Hà Nội chủ động phương án ứng phó với cơn bão số 3
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3 Yagi.
Công điện nêu rõ, theo tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia và Đài Khi tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ; Sáng ngày 03/9/2024, bão YAGI đã vượt qua đảo Luzon (Philippines) vào khu vực đông bắc Biển Đông trở thành Cơn bão số 3 năm 2024. Hồi 07 giờ ngày 04/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 117,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 770km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103 - 117km/h), giật cấp 13, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.
Để chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó kịp thời, khẩn trương, hiệu quả với bão số 3 và các ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xảy ra trong thời gian tới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tập trung thực hiện một số nội dung sau:
Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và Thành phố trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đặc biệt là Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/02/2024 về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 trên địa bản thành phố Hà Nội. Thường xuyên theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biển thời tiết, thiên tại để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, Nhân dân chủ động phòng, tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố.
Căn cứ tình hình thời tiết, thiên tai, chủ động rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tại theo phương châm "4 tại chỗ", phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách. Chú trọng tập trung đến các phương ăn phòng, chống úng ngập nội, ngoại thành; phương án chẳng chống, cắt tỉa, giải tỏa cây để ứng phó mưa to, gió lớn; phương án chẳng chống nhà cửa, công trình, biển bảo, đảm bảo an toàn về người, tài sản và hoạt động sản xuất của Nhân dân; phương ăn đảm bảo an toàn cho hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình đê điều, thủy lợi, phòng chống thiên tai; phương án hỗ trợ đảm bảo đời sống Nhân dân, phục hồi sản xuất, về sinh môi trường, khắc phục hậu quả khi có thiên tai, sự cố xảy ra.
Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra an toàn hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình tiêu thoát nước, các khu dân cư để kịp thời phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra. Sẵn sàng sơ tán, có phương án bảo đảm an toàn đối với người dân khu vực nguy hiểm (ven sông, địa bàn trung, thấp, nơi có nguy cơ sạt lở đất, khu vực chịu tác động của lũ rừng ngang và các khu vực nguy hiểm khác). Đặc biệt lưu ý đổi với các huyện thường xuyên, trực tiếp bị ảnh hưởng bởi lũ rừng ngang, lũ quét, sạt lở đất như: Ba Vì, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức.
Cơ quan chuyên môn phối hợp với đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã, các cơ quan thông tin truyền thông cơ sở tăng cường các hoạt động phổ biến, hướng dẫn người dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với dông, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ... để giảm thiểu thiệt hại.
Các địa phương, đơn vị trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo chi tiết, đầy đủ, kịp thời tình hình diễn biến thiên tai, sự cố, các thiệt hại và công tác ứng phó, khắc phục hậu quả; kịp thời tham mưu báo cáo, đề xuất khó khăn, vướng mắc và các nội dung vượt thẩm quyền theo quy định./.