Giúp sản phẩm làng nghề trụ vững trong khó khăn

HNM| 16/09/2021 08:47

Thời gian qua, nhiều sản phẩm của làng nghề truyền thống gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, tuy nhiên, với sự nỗ lực của các nghệ nhân, chủ thể của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), không ít sản phẩm tìm được chỗ đứng trên thị trường.

Điển hình, từ niềm đam mê với lụa tơ tằm truyền thống, nghệ nhân Phan Thị Thuận, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức nảy ra ý tưởng làm khẩu trang 3 lớp từ lụa tơ tằm, có tác dụng làm đẹp da; phòng, chống dịch Covid-19.

Bà Phan Thị Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức cho biết, để làm nên những chiếc khẩu trang từ lụa tơ tằm chất lượng tốt, việc nuôi tằm là khâu quan trọng nhất. Đặc biệt, tằm rất mẫn cảm với các điều kiện sống nên môi trường nuôi không có mùi hương liệu, không hóa chất; nếu không tằm sẽ bị chết. Khẩu trang tơ tằm được làm 3 lớp, lớp trong cùng làm từ những sợi tơ dệt bằng máy, lớp giữa là tấm kén phẳng tằm tự dệt trong vòng 10 giờ, lớp ngoài cùng là từ lụa thô từ kén phế. Với 3 lớp được tạo ra từ tơ tằm đã có sự khác biệt với những khẩu trang đang bán ngoài thị trường. "Khẩu trang không chỉ để tránh bụi bẩn hay phòng, chống dịch Covid-19 mà còn làm đẹp da, đặc biệt giúp người sử dụng thấm mồ hôi, cảm thấy dễ chịu", bà Thuận khẳng định.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức Trương Anh Tuấn, hiện nay, các sản phẩm OCOP của huyện chủ yếu từ làng nghề truyền thống, như: Rượu mơ Hương Tích, bánh củ mài (xã Hương Sơn), các sản phẩm khăn bông (xã Phùng Xá)... Với những nỗ lực, sáng tạo không mệt mỏi, các sản phẩm OCOP của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức vẫn trụ vững trên thị trường. Do các công đoạn sản xuất khẩu trang từ tơ tằm của đơn vị đều được làm thủ công nên mỗi ngày một người thợ chỉ có thể làm được 10 khẩu trang. Nhờ chất lượng, kiểu dáng vượt trội, mỗi chiếc khẩu trang được bán với giá 150.000 đồng/chiếc. Hy vọng, sản phẩm khẩu trang độc đáo này sẽ giúp cho nhiều nhân công của làng nghề có thêm việc làm và thu nhập trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh. Thời gian tới, huyện Mỹ Đức tiếp tục rà soát sản phẩm tiềm năng để hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp tham gia Chương trình OCOP. Thông qua đó, giúp nhiều sản phẩm làng nghề có thị trường tiêu thụ tốt, tạo nguồn thu nhập khá cho các hộ dân...

Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cũng thông tin, thời gian qua, các sản phẩm "Khăn lụa tơ tằm", "Khăn lụa tơ sen", "Chăn bông tơ tằm tự dệt" của Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức đã được các cấp công nhận sản phẩm OCOP 5 sao (sản phẩm cấp quốc gia - hạng cao nhất trong thang bậc đánh giá sản phẩm OCOP). Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ bị hạn chế nhưng với cách tiếp cận thị trường bằng các sản phẩm đặc thù như Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức là sự gợi mở cho nhiều làng nghề tìm cách vượt khó. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cũng  kỳ vọng, khẩu trang 3 lớp của công ty tiếp tục đạt sản phẩm OCOP 5 sao trong năm 2021 này.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
  • Công bố giá vé, khát vọng “Rạng rỡ ngàn sau” với Tuần lễ Festival Huế 2024
    Ban tổ Festival Huế 2024 công bố giá vé các chương trình tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Đừng bỏ lỡ
Giúp sản phẩm làng nghề trụ vững trong khó khăn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO