Thế giới điện ảnh

“Gặp lại chị bầu” cán mốc 100 tỷ, chuẩn bị chiếu ở Mỹ và châu Âu

Nguyễn Lâm 16:33 18/06/2024

Tổng doanh thu từ các thị trường mới mang lại cho phim hơn 13 tỷ đồng và tính đến ngày 17/6, doanh thu Gặp lại chị bầu là 105,3 tỷ đồng, giúp phim chính thức gia nhập câu lạc bộ phim trăm tỷ của điện ảnh Việt Nam, trở thành tác phẩm thứ hai của đạo diễn Nhất Trung vượt cột mốc này, sau Cua lại vợ bầu (191,8 tỷ đồng).

dhhqb1tg.png
Một cảnh trong phim Gặp lại chị bầu

Anh Tú - Diệu Nhi lần đầu tiên kết hợp trên màn ảnh rộng trong phim Gặp lại chị bầu do họ đóng chính. Công chiếu vào mùng 1 Tết - cùng thời điểm với Mai của Trấn Thành, Gặp lại chị bầu đạt 92,7 tỷ đồng khi chính thức rời rạp Việt, theo số liệu từ đơn vị thống kê doanh thu độc lập Box Office Việt Nam.

Nhà sản xuất Gặp lại chị bầu vừa cho biết phim vừa cán mốc 100 tỷ sau khi bất ngờ thắng lớn ở Australia.

Tổng doanh thu từ các thị trường mới mang lại cho Gặp lại chị bầu hơn 13 tỷ đồng. Tính đến ngày 17/6, doanh thu Gặp lại chị bầu là 105,3 tỷ đồng, giúp phim chính thức gia nhập câu lạc bộ phim trăm tỷ của điện ảnh Việt Nam, trở thành tác phẩm thứ hai của đạo diễn Nhất Trung vượt cột mốc này, sau Cua lại vợ bầu (191,8 tỷ đồng) ra mắt năm 2019.

Khi mới ra rạp, Gặp lại chị bầu ghi điểm nhờ pha trộn câu chuyện cảm động về gia đình, bạn bè với các yếu tố xuyên không, kỳ ảo đầy thú vị. Nam chính Anh Tú vào vai một chàng trai hiền lành nhưng số phận bất hạnh nên sớm đã phải tự bươn chải kiếm sống. Một ngày, khi chạy trốn đám chủ nợ, anh nhảy xuống sông và bất ngờ bị trôi về quá khứ, trở lại Sài Gòn những năm cuối thập niên 1990. Tại đây, nam chính gặp lại phiên bản mẹ ruột mình thời trẻ do Diệu Nhi đóng và dần phát hiện ra câu chuyện bi thương.

Sau 4 tuần công chiếu tại Australia, tác phẩm cũng được cộng đồng khán giả quốc tế đón nhận tích cực. Nhiều người chia sẻ xúc động trước những thông điệp nhẹ nhàng nhưng đầy sâu lắng về tình mẫu tử, tuổi thanh xuân. Phần hình ảnh tươi sáng, gợi nhớ Sài Gòn thập niên 1990 cũng khiến khán giả bồi hồi và thổn thức, gợi lại nhiều ký ức tươi đẹp của nhiều người con xa xứ. Thêm vào đó, diễn xuất tiến bộ của cặp chính Anh Tú - Diệu Nhi cùng sự hỗ trợ đắc lực của dàn diễn viên phụ thực lực như Lê Giang, Ngọc Phước, Quốc Khánh… cũng nhận nhiều lời khen ngợi.

Sau Australia, ê-kíp dự kiến sẽ mang tác phẩm đến nhiều thị trường quốc tế khác như Mỹ, châu Âu và một số thị trường ở châu Á trong tháng 6.

Đạo diễn Nhất Trung chia sẻ: "Một hành trình dài của Gặp lại chị bầu, chúc mừng cho cả ê-kíp và chân thành cảm ơn khán giả đã ủng hộ, giúp bộ phim đạt tổng doanh thu 105,3 tỷ đồng trên tất cả các nền tảng VOD, thị trường Việt Nam và quốc tế.

Việc một phim Việt sau khi chiếu trong nước ra quốc tế cho kiều bào và một số khán giả nước ngoài giờ đã rất phổ biến rồi nhưng sự chào đón của người xem ở Australia khiến cả đoàn đều thấy hạnh phúc và tự hào. Ý tưởng phim Gặp lại chị bầu đến với tôi như một tiếng gọi thiêng liêng của tình mẫu tử. Kịch bản lấy cảm hứng từ chính câu chuyện đời của mẹ tôi, người đã phải tạm gác lại những ước mơ tuổi trẻ của mình để hy sinh tất cả cho con cái. Tôi cho rằng, đây là điểm chạm cảm xúc mà khán giả nào khi xem phim cũng thấy gần gũi với hình ảnh của mẹ hay bản thân mình ở trong đó".

Sau Australia, ê kíp dự kiến sẽ mang tác phẩm đến nhiều thị trường quốc tế khác như Mỹ, châu Âu và một số thị trường ở châu Á trong tháng 6./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Tuần phim diễn ra từ ngày 12 đến 15/5 tại nhiều địa điểm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là dịp đặc biệt để tôn vinh những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời khẳng định vai trò của điện ảnh trong việc lan tỏa di sản văn hóa và giáo dục lý tưởng sống cho thế hệ trẻ trong thời đại mới.
  • Từ phim thị trường đến phim nghệ thuật: Đâu là hướng đi bền vững cho điện ảnh Việt?
    Những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các bộ phim thương mại với doanh thu trăm tỷ, tạo nên những cơn sốt phòng vé. Tuy nhiên, bên cạnh những con số ấn tượng về doanh thu, chất lượng nghệ thuật của những bộ phim này vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Đồng thời, việc quá tập trung vào dòng phim giải trí cũng để lại một khoảng trống lớn cho các bộ phim về lịch sử, chiến tranh - những tác phẩm mang giá trị văn hóa và tinh thần dân tộc. Thực tế này đặt ra những thách thức cho điện ảnh Việt, đòi hỏi cần một chiến lược phát triển dài hạn, cân bằng giữa yếu tố thị trường và nghệ thuật để không chỉ phát triển bền vững mà còn khẳng định vị thế trên bản đồ điện ảnh thế giới.
  • Phim hoạt hình 3D đầu tiên được công chiếu: "Trạng Quỳnh thời nhí nhố: Truyền thuyết Kim Ngưu"
    "Trạng Quỳnh thời nhí nhố: Truyền thuyết Kim Ngưu" là dự án hoạt hình 3D đầu tiên được công chiếu trên màn ảnh rộng Việt Nam từ ngày 30/5.
  • 'Lật mặt 8' của Lý Hải vượt 100 tỷ đồng
    Sau chưa đầy một tuần công chiếu, bộ phim 'Lật mặt 8: Vòng tay nắng' của đạo diễn Lý Hải đã vượt mốc doanh thu 100 tỷ đồng phòng vé.
  • "Vầng trăng thơ ấu" được chiếu trong Đợt phim Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các ngày lễ lớn 1/5, 7/5 và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn vị điện ảnh trên cả nước tổ chức hai sự kiện điện ảnh quy mô toàn quốc gồm: Đợt phim Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và Tuần phim Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu về 30/4/1975
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và thống nhất đất nước, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam cùng với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ trao tặng bộ phim tài liệu “Victory Vietnam” (Chiến thắng của Việt Nam).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
“Gặp lại chị bầu” cán mốc 100 tỷ, chuẩn bị chiếu ở Mỹ và châu Âu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO