Gần 40 học viên tham gia học hát xẩm nâng cao tại Hà Nội

kinhtedothi| 21/08/2022 16:35

Khóa Đào tạo hát Xẩm nâng cao vừa được khai giảng sáng 18/8 tại Hà Nội. Khóa học do Qũy Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc tổ chức sẽ diễn ra liên tiếp trong 4 ngày kể từ 18 đến 21/8/2022.

Đây là lần đầu tiên một khóa học nâng cao về hát Xẩm dành cho các câu lạc bộ, nhóm, các cá nhân đang góp phần gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Xẩm được tổ chức. Chính vì thế, khóa học quy tụ những nghệ sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc hàng đầu gắn liền với nghệ thuật ca hát dân gian và hát Xẩm như NSND Xuân Hoạch, NSND Thanh Ngoan, NSND Thúy Ngần, nhà nghiên cứu- nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long… và đặc biệt là sự tham của gần 40 học viên thuộc các lứa tuổi khác nhau đến từ gần 20 câu lạc bộ, nhóm xẩm thuộc các tỉnh thành trên toàn quốc tham dự là một thành công đối với khóa học và là tín hiệu rất vui cho nghệ thuật hát Xẩm.
Tiết mục biểu diễn hát xẩm trong lễ khai giảng Khóa Đào tạo hát Xẩm nâng cao
Tiết mục biểu diễn hát xẩm trong lễ khai giảng Khóa Đào tạo hát Xẩm nâng cao 

Từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai, sợi dây thời gian vô hình cứ thế gắn kết những trái tim đầy nhiệt huyết và hết lòng hi sinh vì nghệ thuật hát Xẩm. Cho đến thời điểm này, chúng ta hoàn toàn có thể tự hào khi đã có một thời, Xẩm đã từng bị mai một và đứng trước ngưỡng cửa lụi tàn. Thế nhưng, với tâm huyết, liều mình sống chết với Xẩm, các nghệ sĩ gạo cội trong làng Xẩm đã từng bước phục dựng, lấy lại vị thế, lời ca tiếng hát của nghệ thuật Xẩm yêu thương.

NSND Xuân Hoạch (thứ 2 từ phải sang) và nhóm xẩm Tâm Việt
NSND Xuân Hoạch (thứ 2 từ phải sang) và nhóm xẩm Tâm Việt

Tre già măng mọc, lớp lớp thế hệ trẻ hôm nay đang hừng hực một nhuệ khí để thắp sáng bó đuốc dẫn đường của các nghệ nhân, các thầy cô trong làng Xẩm để Xẩm không chỉ được Việt Nam công nhận là di sản phi vật thể quốc gia mà chúng ta còn phải tự ý thức một trách nhiệm lớn lao là giới thiệu Xẩm ra bạn bè quốc tế, để UNESCO công nhận là di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp.

Cùng nỗ lực hồi sinh hát Xẩm của các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ tâm huyết, có thêm những nhà hảo tâm đồng hành góp tâm sức và hỗ trợ vật chất để khích lệ các nghệ nhân, những người yêu thích hát Xẩm gắn bó với bộ môn nghệ thuật độc đáo này. Một trong những nhà hảo tâm luôn đồng hành cùng hát Xẩm những năm qua là Qũy Thiện Tâm. Năm 2019, Qũy đã đồng hành cùng tỉnh Ninh Bình và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc tổ chức thành công Liên hoan Xẩm các CLB phía Bắc lần thứ 1 vào năm 2019.

Quỹ còn hỗ trợ kinh phí cho 11 CLB hát Xẩm tổ chức các lớp truyền dạy Xẩm miễn phí để lan tỏa tình yêu Xẩm tới các bạn trẻ và vào tháng 9/2022, sau nhiều lần phải trì hoãn do dịch Covid-19, Quỹ sẽ tiếp tục đồng hành cùng Ninh Bình tổ chức Liên hoan hát Xẩm Ninh Bình mở rộng năm 2022 sẽ diễn ra tại Thành phố Ninh Bình từ ngày 16 đến 18/9/2022. Cũng liên quan đến hát Xẩm, với sự đồng hành của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long, NSND Xuân Hoạch vừa phục hồi thành công bài “Xẩm thập ân theo điệu Oán thập điều” đã thất truyền của cố nghệ nhân Nguyễn Văn Nguyên, tức cụ Trùm Nguyên, trùm Xẩm Hà Nội giữa TK XX.

(0) Bình luận
  • Lý luận, phê bình sân khấu: Thực trạng và giải pháp
    Lý luận, phê bình sân khấu là một chuyên ngành khoa học mang trong mình cả lý luận lẫn phê bình. Tức là, phê bình bằng lý luận và lý luận để phê bình. Lý luận là kết quả của quá trình mà con người đúc kết ra kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật sân khấu, mang tri thức khách quan về những quy luật vận động, phát triển của hiện thực nghệ thuật sân khấu.
  • Công tác lãnh đạo, quản lý, hoạt động văn nghệ: Nhìn từ thực tiễn văn học, nghệ thuật sau 50 năm đất nước thống nhất
    Sáng ngày 20/8, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn với chủ đề “Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển – Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm” dành cho các địa phương, đơn vị khu vực phía Bắc.
  • Thi sĩ Hoàng Cát: Quê hương Hà Nội là một phần rạng rỡ nhất của đời tôi
    Thi sĩ thương binh Hoàng Cát đã vĩnh biệt “cõi người” vào ngày 1/7/2024, tại nhà riêng, hưởng thọ 83 tuổi. Sự mất mát này đã để lại biết bao thương tiếc đối với những người yêu kính, ngưỡng mộ thi sĩ về đời, thơ và nhân cách của ông.
  • Triển vọng tiểu thuyết ngắn
    Ngày nay rất khó nhìn thấy hình ảnh một người say mê đọc những bộ tiểu thuyết trường thiên như “Chiến tranh và hòa bình” của L.Tolstoy, “Sông Đông êm đềm” của M.Solokhov, “Những người khốn khổ” của V. Hugo… mặc dù đó là những kiệt tác văn chương thế giới.
  • Để lý luận phê bình sân khấu không còn thiếu và yếu
    Dù đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nghệ thuật sân khấu, thế nhưng đội ngũ lý luận phê bình (LLPB) sân khấu nước ta hiện nay vừa thiếu và yếu, vừa có dấu hiệu lệch hướng dẫn đến những hạn chế trong việc thúc đẩy sự phát triển đời sống sân khấu. Làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ LLPB sân khấu, qua đó cổ vũ sáng tác, định hướng thẩm mỹ cho công chúng, góp phần xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới, đó cũng chính là những băn khoăn, trăn trở của không ít người trong giới nghề. Dưới đây là một số những chia sẻ của các văn nghệ sĩ xoay quanh vấn đề này.
  • Tiếp nối mạch nguồn cảm hứng tri ân
    Uống nước nhớ nguồn, tri ân người có công với đất nước và các liệt sĩ đã hy sinh là nét đẹp trong đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bài thơ “Khúc hát ru huyền thoại” của Quang Thiên Phú (bút danh của thầy giáo Lê Khắc Dinh, Nghệ An) tiếp nối mạch nguồn cảm hứng tri ân người có công với dân, với nước, mang sắc thái biểu đạt rất riêng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Gần 40 học viên tham gia học hát xẩm nâng cao tại Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO