Đời sống văn hóa

Festival Thu Hà Nội - Đến để yêu năm 2023

Kim Thoa 10/08/2023 20:38

Chương trình Festival Thu Hà Nội - Đến để yêu năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 01/10/2023 tại Khu vực vườn hoa Đền Bà Kiệu, phố Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thạch, quận Hoàn Kiếm và một số quận, huyện trên địa bàn Thành phố.

ban-tra-sen-tay-ho-ha-noi.jpg
Festival Thu Hà Nội - Đến để yêu năm 2023 (ảnh minh họa)

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 203-KH/UBND về việc tổ chức chương trình Festival Thu Hà Nội 2023.

Mùa thu Hà Nội là thời điểm đẹp nhất trong năm, phù hợp và đảm bảo các điều kiện tốt nhất để du khách tham quan, khám phá những địa danh nổi tiếng, thưởng thức ẩm thực đặc sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến, góp phần xúc tiến du lịch cho Thành phố.

Festival Thu Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Thu Hà Nội – Đến để yêu” được tổ chức quảng bá những nét đẹp, giá trị văn hóa, du lịch, khai thác sự độc đáo, hấp dẫn, tôn vinh các danh thắng, điểm đến di tích, di sản của Thủ đô Hà Nội - điểm đến du lịch hấp dẫn, chất lượng và an toàn. Festival Thu Hà Nội với các chủ đề về thu Hà Nội tổ chức trên địa bàn Thủ đô đồng thời giới thiệu những giá trị độc đáo của làng nghề, di sản văn hóa của Hà Nội - những giá trị được coi là tinh hoa của cả nước với những nét đặc trưng riêng biệt.

Festival Thu Hà Nội năm 2023 với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, quận, huyện, doanh nghiệp, điểm đến du lịch cũng là dịp triển khai các hoạt động kích cầu du lịch đến Hà Nội thu hút nhân dân các địa phương trong nước và du khách quốc tế đến với Thủ đô Hà Nội.

Việc tổ chức Festival Thu Hà Nội đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, kết hợp nguồn ngân sách và nguồn huy động xã hội hóa theo quy định.

Festival Thu Hà Nội với quy mô 150 gian hàng chia thành các khu vực theo thiết kế, bố trí dọc phố Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thạch và khu vực nhà Bát Giác gồm: Không gian “ Sắc hoa mùa Thu”; Khu vực giới thiệu các sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch tiêu biểu; Không gian quảng bá sản phẩm làng nghề với chủ đề “Vườn Ánh Sáng” (bằng sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ); Không gian “Quà tặng mùa Thu”; Không gian “Hương vị mùa Thu”; Triển lãm ảnh “Thu Hà Nội – Đến để yêu”; Khu gian hàng các tỉnh, thành phố; Khu gian hàng của các cơ quan du lịch quốc tế để giới thiệu điểm đến du lịch các nước, thúc đẩy hoạt động du lịch song phương; Khu vực của các nhà tài trợ; Khu không gian trải nghiệm; Khu vực của các doanh nghiệp hàng không, lữ hành và dịch vụ du lịch khác.

Bên cạnh đó còn có các hoạt động: Hội nghị phát triển du lịch MICE & Golf và khảo sát du lịch Golf tại Hà Nội; Hoạt động diễu hành, trình diễn của một số quận huyện (múa lân sư rồng của huyện Thanh Oai, rước đèn trung thu của huyện Sơn Tây, trình diễn diều Đông Anh, hoa Mê Linh, trình diễn múa rối cạn Tế Tiêu - Mỹ Đức; giới thiệu nghệ thuật chế biến và thưởng thức trà sen Hồ Tây,...);

Một số chuỗi hoạt động như: Hoạt động tổ chức đám cưới xưa và nay tại sân khấu và phố Đinh Tiên Hoàng; hoạt động dân vũ, khiêu vũ thể thao; trình diễn thời trang áo dài; hoạt động diễu hành của thiếu nhi, vẽ tranh thiếu nhi và triển lãm tranh thiếu nhi; Hoạt động diễu hành xích lô du lịch, xe đạp, xe bus 2 tầng trên đường Thanh Niên, phố Phan Đình Phùng, đường Hoàng Diệu; Hoạt động giới thiệu sản phẩm du lịch diễn ra tại sân khấu và tại các gian hàng; Các sản phẩm, dịch vụ giới thiệu tại khu gian hàng kích cầu du lịch; Hoạt động hưởng ứng, đồng hành cùng Festival Thu Hà Nội tại các điểm đến du lịch, các cơ sở dịch vụ lưu trú, lữ hành, ẩm thực, mua sắm, giải trí trên địa bàn các quận, huyện thành phố Hà Nội…

Lễ Khai mạc Chương trình Festival Thu Hà Nội - Đến để yêu năm 2023 sẽ diễn ra từ 19h30-20h00 ngày 29/09/2023 (thứ sáu); Chương trình nghệ thuật Thu Hà Nội: từ 20h00-22h00 ngày 29/09/2023. 1.2. Địa điểm: Tại sân khấu khu vực vườn hoa đền Bà Kiệu.

Festival Thu Hà Nội 2023 do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội là đơn vị chủ trì thực hiện./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Cuộc hành quân đặc biệt
    Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • Quận Tây Hồ: Dự kiến còn 2 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính cơ sở
    Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, quận Tây Hồ dự kiến thành lập 2 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Tây Hồ và Phú Thượng.
  • Thị xã Sơn Tây: 3 xã dự kiến sau sắp xếp đơn vị hành chính đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử
    Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, triển khai phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Festival Thu Hà Nội - Đến để yêu năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO