Tác giả - tác phẩm

Đọc sách "Luật xưa án cũ" hiểu xưa để ngẫm nay

Thụy Phương 05:21 29/03/2023

Nhằm mục đích “ôn cố tri tân”, hiểu xưa để ngẫm nay, đồng thời cung cấp thêm cho bạn đọc một cách tiếp cận mới về đề tài “văn hóa pháp lý” và một tư liệu quý nghiên cứu về những câu chuyện pháp luật trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu cho công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Luật xưa án cũ" do PGS.TS Bùi Xuân Đính sưu tầm và biên soạn.

Trong lịch sử phát triển của quốc gia Việt Nam, thời kỳ phong kiến tự chủ (từ đầu thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIX) có một vị trí trọng yếu. Đây là thời kỳ cha ông ta phát triển và nâng cao một bước các giá trị văn hóa, trong đó có văn hóa pháp lý hình thành từ thời các vua Hùng, được thử thách qua hàng ngàn năm chịu ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.

bia-sach-luat-xua-an-cu.jpg
Bìa sách "Luật xưa án cũ" của PGS.TS Bùi Xuân Đính.

Trong "Luật xưa án cũ", tác giả Bùi Xuân Đính đã công phu tập hợp 136 câu chuyện pháp luật thời phong kiến, được ghi lại trong các bộ chính sử của nước nhà; phân tích kỹ các tình tiết của các câu chuyện pháp luật, trong đó nhiều câu chuyện là những vụ án nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, với sự có mặt của đủ các giai tầng xã hội từ vua chúa, đội ngũ quan lại các cấp, đến những người dân bình thường; liên quan tới rất nhiều mặt của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh...

Sách dày 634 trang được chia thành 5 phần: Phần 1: Các câu chuyện và vụ án về các vua chúa, triều đình đề cao tuân thủ pháp luật; Phần 2: Các câu chuyện về quan lại nêu gương tuân thủ pháp luật; Phần 3: Các câu chuyện và vụ án về quan lại vi phạm pháp luật; Phần 4: Các câu chuyện và vụ án về quan lại đố kỵ nhau, vi phạm pháp luật; Phần 5: Các câu chuyện và vụ án về người dân vi phạm pháp luật.

Với cách dẫn chuyện và luận bàn hấp dẫn qua những vụ án nổi tiếng trong lịch sử chế độ phong kiến, cuốn sách cung cấp nhiều kiến thức bổ ích giúp độc giả hiểu thêm các vấn đề pháp luật, vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật... của thời kỳ này.

Qua những câu chuyện kể, tác giả đã làm rõ mối quan hệ giữa các giá trị pháp luật và các giá trị về văn hóa, đem đến cho người đọc những suy ngẫm về đường làm vua, làm quan, làm dân, làm người nói chung, về cách làm luật và thực thi pháp luật của cha ông ta; từ đó liên hệ với thực tế cuộc sống hôm nay rút ra nhiều bài học có giá trị tham khảo đối với việc ban hành và thực thi pháp luật trong xã hội ta hiện nay, góp phần xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân và vì dân”.

       PGS. TS Bùi Xuân Đính hy vọng, cuốn sách sẽ bổ ích cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh các ngành: Lịch sử, Luật học, Dân tộc học, Chính trị học, Văn hóa học và cho tất cả những ai muốn tìm hiểu lịch sử Việt Nam thời quân chủ - phong kiến nói chung, khía cạnh Nhà nước và pháp luật nói riêng./.

Bài liên quan
  • Ra mắt bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” bản tiếng Nga
    Ngày 15/3, tại thủ đô Moskva của Nga, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN (Viện Trung Quốc và châu Á đương đại, Viện Hàn lâm Khoa học Nga) đã tổ chức buổi giới thiệu công trình khoa học tập thể bộ quốc sử “Đại Việt sử ký toàn thư” của Việt Nam được dịch sang tiếng Nga và xuất bản với 8 tập.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ấn tượng sinh viên trường múa biểu diễn trong kỳ thi tốt nghiệp
    Học viện Múa Việt Nam đã tổ chức Chương trình thi Tốt nghiệp trình độ Trung cấp vào 3 ngày 14/5 đến 16/5 vừa qua với những nội dung thi như: múa cổ điển Châu Âu, múa dân gian dân tộc Việt Nam, múa đương đại,…
  • Khai mạc triển lãm "Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”
    Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2024.
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Ươm mầm” đảng viên trẻ góp phần tạo những tấm gương sáng cổ vũ phong trào thanh niên
    Nhân dịp kỉ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Trường THPT Đông Đô (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho 02 học sinh ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
  • Hà Nội yêu cầu làm rõ nguyên nhân cầu Vĩnh Tuy 2 bị ngập nước
    Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản số 2795/SGTVT-KHTC yêu cầu các đơn vị kiểm tra xác định nguyên nhân và có xử lý kịp thời các tồn tại liên quan đến việc thoát nước mặt cầu Vĩnh Tuy 2 thuộc dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy, giai đoạn 2.
Đừng bỏ lỡ
Đọc sách "Luật xưa án cũ" hiểu xưa để ngẫm nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO