Đình Kim Liên

Phương Anh| 18/01/2023 17:09

Đình Kim Liên, một trong tứ trấn của Thăng Long - Hà Nội trước đây thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, nay thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đình Kim Liên cũng được gọi là đền Kim Liên.

Đình thờ thần Cao Sơn, theo truyền thuyết thì Cao Sơn là một trong 50 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ theo mẹ lên núi. Cao Sơn là thần núi đã giúp Sơn Tinh đánh thắng Thuỷ Tinh. Thần cũng có công giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê. Vua Lê đã cho xây dựng đền, dựng bia “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh”. Tương truyền tấm bia đó vốn được dựng ở huyện Phụng Hoá (Nho Quan, Ninh Bình), đến đời Hoằng Định (1600 - 1619) nổi lên ở Bồ Đề, dân làng Kim Liên kéo về dựng tại đây.

Trước đình là một cổng gạch gồm 2 trụ cột, bên trên là 2 con nghê. Qua cổng là một sân gạch rộng, hai bên là 2 dãy dải vũ, mỗi dãy 3 gian. Tam quan và đình được xây trên một gò đất cao hơn, gồm 4 bậc gạch về, hai bên thềm có 2 sấu đá thời Lê hướng ra phía cổng.

Tam quan xây kiểu tường hồi bít đốc, 4 góc có 4 cột trục. Bốn bộ vì đỡ mái được làm theo kiểu chồng rường giá chiêng. Câu đầu và 2 bẩy của hai vì ngoài được chạm bong, chạm lộng các hình rồng, phượng.

Đình được bố cục theo hình chữ “đinh”, gồm Bái đường và Hậu cung. Bái đường đến nay chỉ còn dấu vết một nền đất cao và những tảng đá kê chân cột. Hậu cung là một nhà dọc 3 gian, gian ngoài đặt hương án sơn son thếp vàng, chạm nổi hình tứ linh, tứ quý. Bên phải có hai long ngai thờ thần Cao Sơn đại vương. Long ngai có mặt đáy hình vuông, được chạm trổ công phu, tỉ mỉ các loại hoa. Bên gian ngoài có long ngai phối thờ hai nữ thần là “Thuỷ tinh đệ tam tôn nữ Đông Hồ Trưng Vương mẫu” và “Huệ Minh phu nhân”.

Đình còn giữ được 39 đạo sắc phong, gồm 26 đạo thời Lê Trung hưng, 13 đạo thời Nguyễn, cổ nhất là sắc phong năm 1620. Đình có 4 đôi câu đối, 2 tấm bia đá. Bia “Cao Sơn đại vương thần từ bi minh” ghi lại công lao của thần Cao Sơn giúp vua Lê dẹp loạn, do Thượng thư Lê Tung soạn năm 1510, gồm 47 dòng, 1000 chữ Hán.

Năm 2000, nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, đình đã được Nhà nước đầu tư trùng tu nhiều hạng mục quan trọng làm cho đình ngày càng khang trang.

Lễ hội đình Kim Liên rất náo nhiệt. Lễ chính của đình vào ngày 16 tháng 3 âm lịch, sau giỗ tổ Hùng Vương 6 ngày. Vào hội, có 3 nơi rước kiệu tới là Quỳnh Lôi, Phương Liệt, Bạch Mai. Sau phần nghi lễ, hội có nhiều trò chơi như bắt vịt dưới ao (trước đền), đi cầu bập bênh, chọi gà... Đặc biệt có mâm cỗ 7 tầng dâng tiến đại vương, xếp theo khuôn gỗ bao quanh hình vuông, mỗi cạnh 0,80m. Thứ tự từ tầng 1 lên gồm: xôi gấc, bánh chưng, bánh dày, bánh su sê, bánh cốm, quả (táo, lê), trên cùng là hình ông Lã Vọng hoặc Thạch Sanh làm bằng một con gà luộc dựng đứng (2 cánh gà là 2 tay, 2 chân gà là 2 chân người), trông rất lạ mắt và hấp dẫn.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đình Kim Liên cũng là cơ sở hoạt động của đồng chí Hoàng Quốc Việt và nhiều cán bộ cách mạng. Vì vậy, trong lễ hội, ngoài đông đảo các tầng lớp nhân dân, du khách, đình Kim Liên còn đón tiếp các vị đại diện Đảng, chính quyền của quận Đống Đa và thành phố cùng nhiều vị lão thành cách mạng.

Đình đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1990.

Bài liên quan
  • Đình Khương Trung
    Đình Khương Trung thuộc thôn Khương Trung, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khương Trung xưa là một làng cổ ngoại thành Hà Nội, của vùng đất Tam Khương (ba làng Gừng) gồm Khương Trung, Khương Thượng, Khương Hạ thuộc tổng Khương Đình. Từ thời Lý, đất này là một điểm xung yếu phía nam thành Đại La.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Đình Kim Liên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO