Điệp khúc tiếng đàn tình

Vũ Xuân Hoát| 05/09/2019 13:10

Thơ lẩy tình tựa giọng đàn ngân khúc trong biến tấu của nỗi người từng trải sự. Những điểm nhịp dồn dâng qua nẻo khuất thân phận làm nên nhạc điệu thi cảm.

Điệp khúc tiếng đàn tình

Thơ lẩy tình tựa giọng đàn ngân khúc trong biến tấu của nỗi người từng trải sự. Những điểm nhịp dồn dâng qua nẻo khuất thân phận làm nên nhạc điệu thi cảm. Thơ Hồng Kiểm bắt nguồn từ mầm gieo theo bản ngã, tự nhiên mà hình thành giác độ chính mình giãi bày qua vần thức, tiềm chứa, thốt lên. Thơ Hồng Kiểm ngấm hồn cốt cổ thi, thi đường đối xứng. Thơ xảy biến, bất chợt quanh thế thấy, nghe đặng nhận được vị riêng. Thế giới sự vật tưởng chừng ngủ yên đâu đó, bỗng tỉnh giấc trong những ý thơ liên đới việc người. Thời gian hóa phép như Phật tính ở hồn thơ Hồng Kiểm. Bằng cách so sánh, chuyển hóa nỗi vui buồn thân kiếp từ tác giả đến đồng ngộ, tĩnh tâm, thông qua những mùa trời đất:

Duyên kiếp đẩy đưa khéo tình cờ
Cái buổi ban đầu ngỡ trong mơ
Cà phê điểm hẹn vương tơ nhện…
(Giấc mơ hoa)

Thơ hóa giấc mơ ảo mộng được tạo tỉnh, choàng dậy, nắm bắt thời cơ hiện ẩn trong ý niệm. Thơ Hồng Kiểm thường trực vốn như thời khắc sinh cứ chập chờn lẽ vô thường, ví thể:

Gió thu man mác gợn buồn vương
Đồng tiền xoay tít lẫn yêu thương
Xưa nay sao gọi tên là bạc
Tin không hai nghĩa chữ vô thường
(Vô thường)

Thơ luật thi mang vẻ so sánh, giàu ẩn dụ, tuy không có gì thật mới, nhưng bằng cách nói gọn, giàu chất gợi rung mà thơ xưa vẫn làm như vậy.

Thơ Hồng Kiểm, thơ viết về mùa, về tình đôi lứa, về vẻ đẹp trời đất trên những bước thăng trầm từng thấu nghĩa, truyền cảm đó vào thơ, bắt vần theo cảm giác ngày trước, nói đúng hơn là thuở thời tác giả đã từng. Thế giới thiên nhiên bừng nở, quẩn quơ trong “tiếng lòng” nhậy sắc:

Tiếng lòng gửi đến nơi đâu
Nhìn hoa cánh tím nhớ màu yêu thương
Nón nghiêng che nỗi vấn vương
Trời se se lạnh soi gương thẹn mình
(Tiếng lòng)

Ưu điểm trong thơ Hồng Kiểm với vẻ chân thật có gì nói thế, nói theo cách của người nhiều suy nghĩ, hiểu và thương người, hồn nhiên trước người. Bởi vậy, thơ ông đậm đà nghĩa cử. Lặng nghe mấy vần lục bát đầy chất thi ca, đẹp đến khó cưỡng:

Tựa chiều hè đứng lan can
Cầu Rồng còn đó sông Hàn vẫn đây
Người đâu? Giọt sững cuối mây
Thảng nghe sợi tóc trắng đầy chiêm bao
(Nghe chiều)

Thơ tạo cảm, tạo giác, tạo hình, tạo tiếng, tạo phía thổn thức bên trong. “Chiều đứng”, “giọt sững”, nghe được chân mây, chân tóc trắng đầy lên ngóng đợi, ngóng đợi hóa chiêm bao. 

Bốn câu thơ thần bút, câu nào cũng khắc đầy hình ảnh liên tưởng. Liên tưởng xa, gần làm ra bất ngờ. Hồng Kiểm “nghe chiều”, có đôi khi vài nét chấm phá mà thảy sáng, thành trạng thái biểu cảm lạ.

Thơ Hồng Kiểm tự thân viết bằng cảm giác, tự thân về quê hương, đất nước mình qua tinh thần Việt, lõi thơ Việt, trong sáng và lành mạnh.

“Khúc tâm tình” được nhà thơ gói trọn trong bài đồng dao ý nghĩa, chân thực: “Cây đề và mùa xuân”, gửi đến khúc lẩy tỉnh như nhiên:

Một nàng tiên nữ
Tuổi xuân đương độ
Chắc duyên kỳ ngộ
Trời thả dây se

Có duyên mới đến được với nhau. Nhờ duyên trời định Hồng Kiểm đã đến được với dây tơ se vào thơ. Thơ ông hóa tiếng đàn điệp khúc ngân vọng…
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Điệp khúc tiếng đàn tình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO