Ẩm thực

Đến Mộc Châu nhất định bạn phải thử những món ăn từ hoa ban

Kim Thoa 14:45 09/03/2023

Hoa ban là linh hồn của núi rừng Tây Bắc, mỗi mùa xuân hoa nở trắng trời mang đến vẻ đẹp tinh khôi cho núi rừng. Nhưng ít ai biết được, hoa ban còn được người Thái chế biến thành những món ăn ngon, hấp dẫn du khách. Nếu có dịp du lịch Mộc Châu, du khách đừng quên thưởng thức những món ngon từ hoa ban để cảm nhận hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.

Hoa ban thường kết hợp với măng đắng, rau cải hoặc các loại xương, thịt được pha trộn thêm gia vị đặc trưng như mắc khén, tỏi, ớt, sả và các loại rau thơm. Việc pha trộn gia vị trong từng món cũng khác nhau nhằm tạo nên hương vị đặc trưng riêng. Để có những bông hoa ban tươi, ngon làm nguyên liệu chế biến các món ăn hàng ngày, người phụ nữ dân tộc Thái phải thức dậy từ sớm, lên rừng hái những bông hoa còn đọng sương. Mỗi bông hoa ban đều được lựa chọn kỹ càng, mang về rửa sạch và chế biến thành từ 3 đến 5 món ăn chính và vài món phụ trong mâm cơm của người dân tộc Thái.

Các món ăn chế biến từ hoa ban được bà con đồng bào Thái rất ưa chuộng và truyền từ đời này qua đời khác. Bây giờ, các món ăn từ hoa ban còn được đưa vào thực đơn các nhà hàng phục vụ du khách. Các món ăn chế biến từ hoa ban chính là đặc sản ẩm thực Tây Bắc mà không có nơi nào có.

Xôi hoa ban

dac-san-moc-chau-hoa-ban-3(1).jpg

Nếu muốn có một trải nghiệm thú vị về hoa ban thì món xôi ban là một trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn vì đây cũng là món ăn đặc sản Tây Bắc. Những bông hoa tươi sau khi được hái rửa với nước sạch và cho vào chung với những hạt nếp đã chín rồi đồ tiếp. Lá và hoa ban có vị bùi, ngọt, thoang thoảng mùi thơm dịu, hòa quyện vào mùi nếp thơm. Hương vị khó có thể cưỡng lại, thơm ngon hấp dẫn, khi ăn bạn sẽ không có cảm giác bị ngấy bởi xôi. Khi ăn chấm với “chẩm chéo” (món chấm truyền thống của người Thái với các gia vị muối, ớt, tỏi, mắc khén…), cả lá và hoa đều có vị bùi, ngọt, thoảng hương thơm dịu, thanh mát như mùi hương của núi rừng.

Hoa ban xào măng đắng

ban-420230220161545.png

Hoa ban rửa sạch, đem luộc lửa vừa, mở nắp vung để hoa không bị vàng; luộc chín tới vớt ra để nguội. Để không có vị chát, hoa ban thường được làm nộm với măng đắng, rau thối, trộn đều với các gia vị gừng, tỏi, ớt, muối và mắc khén. Khi thưởng thức, nộm hoa ban có vị ngọt của ban, cay của ớt, mùi thơm đậm của gia vị, đắng của măng rừng và vị giòn của các loại rau nộm. Mùi thơm hấp dẫn của món nộm kích thích vị giác, khiến thực khách phải xuýt xoa, gật gù trước sự khéo léo, sáng tạo trong chế biến món ăn của đồng bào dân tộc Thái. 

Nộm hoa ban

nom.jpg

Đầu tiên, người dân đi thu hái hoa ban về, ngắt lá ôm nụ của hoa và để lại 1 đoạn ngắn phần quậng để có cả vị hơi chát và vị ngọt. Tùy theo từng nơi, từng người có khẩu vị khác nhau, nhưng gia vị chính để làm nên món nộm hoa ban là: gừng, giềng, thêm rau mùi để có vị thơm, tỏi non, mắc khén là gia vị đặc trưng của người dân tộc Thái, thêm một chút ớt để tạo nên vị cay thì món ăn sẽ ngon hơn.

Tiếp theo là công đoạn nấu hoa ban, khi nấu phải để lửa to, mở vung và đảo liên tục để hoa ban được chín đều, không nên để chín quá vì như vậy hoa ban sẽ bị nát và mềm nhũn. Sau đó vớt ra và trộn đều với gia vị, món nộm sẽ ngon hơn khi ăn lúc nóng hổi. 

Nộm hoa ban là món ăn có sự hòa quyện của nhiều vị chua, cay, đắng, ngọt, bùi… kích thích vị giác của người thưởng thức.

Bài liên quan
  • 10 quán phở gà ngon ở Hà Nội: Dân sành ăn ai cũng biết
    Hà Nội sở hữu một nền ẩm thực vô cùng phong phú với nhiều món ăn ngon, đa dạng và hương vị quyến rũ. Nếu mọi người thường biết đến nơi đây với món phở bò nổi tiếng khắp thế giới thì món phở gà sẽ mang đến cho người dùng cảm nhận vô cùng thú vị.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Đến Mộc Châu nhất định bạn phải thử những món ăn từ hoa ban
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO