Văn hóa – Di sản

Đền Hai Bà Trưng: Di tích quốc gia đặc biệt, điểm du lịch văn hóa tâm linh

Tố Như 17:57 31/01/2025

Đền Hai Bà Trưng là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, thờ hai nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị anh hùng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên) giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Ngày nay, nơi đây còn là điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch khắp nơi đến tham quan, chiêm bái.

2sa.jpg

Theo truyền thuyết, Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị (chị em sinh đôi); sinh ngày mồng 1 tháng 8 năm 14 sau Công nguyên tại thôn Cổ Lôi (nay là thôn Hạ Lôi), xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội. Cụ Trưng Định là thân phụ của Hai Bà. Vốn lớn lên trong tinh thần yêu nước, ngay từ nhỏ, Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị đã sớm bộc lộ tư chất thông minh, “văn võ song toàn”, rất can đảm, dũng lược. Với quyết tâm “Đền nợ nước, trả thù nhà”, Hai Bà đã giương cao ngọn cờ khởi nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương và nhân dân cả nước đứng lên chống lại sự thống trị tàn bạo của nhà Hán, đánh đuổi giặc ngoại xâm, xây dựng nhà nước độc lập, thống nhất.

Chính vì vậy, Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà đã in đậm trong tâm tư, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam như một huyền thoại. Để tưởng nhớ công ơn của Hai Bà, người dân Việt Nam đã thương kính, lập đền thờ Hai Bà Trưng cũng như đền thờ các tướng lĩnh của Hai Bà ở nhiều nơi trong cả nước. Trong hệ thống các di tích thờ Hai Bà Trưng, ngôi đền tại huyện Mê Linh có ý nghĩa đặc biệt, bởi đây là quê hương của Hai Bà, nơi Hai Bà sinh ra, lớn lên, tế cờ khởi nghĩa và giành thắng lợi.

3s.jpg

Hai Bà Trưng - anh hùng dân tộc đầu tiên của nước ta, lại là phụ nữ, đã có công chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Khí phách của Hai Bà Trưng trong sự nghiệp giữ nước được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Sự nghiệp của Hai Bà mãi mãi ở trong lòng mỗi người dân nước Việt. Hàng năm nhân dân tổ chức lễ hội tưởng nhớ công đức của Hai Bà và các tướng lĩnh vào ngày mùng 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng (âm lịch). Trong đó, chính hội là ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch (ngày Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa), thể hiện sâu sắc đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương; của thành phố Hà Nội, di tích Đền Hai Bà Trưng đã được đầu tư xây dựng, tôn tạo ngày một khang trang; thu hút đông đảo du khách thập phương đến làm lễ, dâng hương, tham quan, chiêm bái, nghiên cứu, giao lưu, học tập.

Hiện đền Hai Bà Trưng được lưu giữ và tôn tạo, trang hoàng với nhiều hạng mục: Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, tam tòa chính điện thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà và sư phụ, sư mẫu của Hai Bà; đền thờ thân phụ, thân mẫu của ông Thi Sách và ông Thi Sách; đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng; nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh… Nơi đây trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn quan trọng của huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội và du khách thập phương.

Đặc biệt, đền Hai Bà Trưng còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý như: gỗ, đá, đồng, sứ, giấy,… đáng chú ý là 23 đạo sắc phong. Các di vật có niên đại tập trung vào triều Nguyễn như hoành phi, hương án, đại tự, câu đối, khám, kiệu, tượng thờ… được chạm khắc công phu, tinh xảo với các đề tài trang trí như rồng mây, hoa lá, văn triện, hổ phù…

Với những giá trị và ý nghĩa lớn lao đó, năm 2013, đền Hai Bà Trưng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận lễ hội đền Hai Bà Trưng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 4/1/2022, ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cũng ban hành Quyết định số 07 về việc công nhận điểm du lịch khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng.

Hiện nay, đền Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh là ngôi đền có quy mô hàng đầu trong số các di tích của cả nước, xứng đáng với công lao vĩ đại của Hai Bà trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đồng thời, cùng với hệ thống 178 di tích của huyện Mê Linh, đền Hai Bà Trưng là “điểm đến du lịch” góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng của người Việt
    Theo chu kỳ Thiên can Địa chi của văn hóa phương Đông, năm 2025 là năm Ất Tỵ - năm con rắn. Người xưa xếp rắn đứng thứ ba trong bốn con vật: chim, cá, rắn, voi (“nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng”). Trong con mắt của người xưa, rắn ẩn chứa nhiều huyền bí, ma thuật, bởi thế rắn được coi là linh vật để thờ cúng ở một số nơi. Hình ảnh, đặc điểm con rắn từ xa xưa đã đi vào tâm thức của người Việt qua lời ăn tiếng nói, ca dao tục ngữ, truyền thuyết và những câu chuyện cổ... Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ, xin kể đôi lời về loài rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng đầy chất liên tưởng và hóm hỉnh của người Việt.
  • Lễ hội Cổ Loa - Hà Nội: Nhân lên truyền thống yêu nước của dân tộc ngày xuân
    Trong rất nhiều lễ hội đầu xuân của Hà Nội thì Lễ hội Cổ Loa (còn gọi là lễ hội “Bát xã hộ nhi”) tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh vẫn giữ được các nghi thức văn hóa truyền thống. Lễ hội này diễn ra trong ngày mùng 5 và 6 tháng Giêng, đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” năm 2021.
  • Ngày xuân nhìn về văn hiến Thăng Long
    Nếu tính từ thời điểm vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, Hà Nội trải qua 1015 năm lịch sử. Trong suốt hơn 10 thế kỷ ấy, nền văn hiến Thăng Long đã được hình thành và kết tụ bởi một tinh thần bảo vệ độc lập dân tộc, một nền văn hóa độc lập và trường tồn, trong đó phong tục, giao thương, ứng xử, văn chương, nghệ thuật, kiến trúc… là tố chất điển hình, tạo cốt cách, bản ngã con người Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay.
  • Tiếp nối và khơi mở mạch nguồn di sản thư pháp
    Mỗi dịp xuân về, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh những “ông đồ” - nhà thư pháp cho chữ mọi người trên đường phố, trước Văn Miếu, hay những địa điểm gắn liền với văn chương, chữ nghĩa, từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định cho đến Thanh Hóa, Huế, TP Hồ Chí Minh…; cùng những dòng người tấp nập thưởng thức những câu văn hay, nét chữ đẹp. Đằng sau những sôi nổi tấp nập ấy chính là những trái tim nóng bỏng đang từng ngày miệt mài tìm kiếm, luyện rèn để lưu giữ và phát huy những giá trị, vẻ đẹp không dễ gì nhận ra được của nghệ thuật thư pháp - một di sản cha ông để lại với bề dày cả ngàn năm.
  • Hà Nội xếp hạng 4 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp Thành phố
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Quyết định số 442/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, 3 di tích của huyện Ba Vì và 1 di tích của huyện Phú Xuyên được xếp hạng di tích cấp Thành phố theo Quyết định nêu trên.
  • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận hai bức tranh cổ quý hiếm của dân tộc Sán Dìu
    Ngày 22/1, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tiếp nhận hai tác phẩm mỹ thuật cổ, do nhà sưu tập Phạm Đức Sĩ trao tặng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuân về, trò chuyện với tác giả “Mùa xuân, làng lúa làng hoa”
    “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người/ Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng/ Sóng lấp lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt/ Hương hoa bay dào dạt/ Làng hoa em gọi mùa - Mùa xuân...”
  • Rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng của người Việt
    Theo chu kỳ Thiên can Địa chi của văn hóa phương Đông, năm 2025 là năm Ất Tỵ - năm con rắn. Người xưa xếp rắn đứng thứ ba trong bốn con vật: chim, cá, rắn, voi (“nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng”). Trong con mắt của người xưa, rắn ẩn chứa nhiều huyền bí, ma thuật, bởi thế rắn được coi là linh vật để thờ cúng ở một số nơi. Hình ảnh, đặc điểm con rắn từ xa xưa đã đi vào tâm thức của người Việt qua lời ăn tiếng nói, ca dao tục ngữ, truyền thuyết và những câu chuyện cổ... Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ, xin kể đôi lời về loài rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng đầy chất liên tưởng và hóm hỉnh của người Việt.
  • Lễ hội Cổ Loa - Hà Nội: Nhân lên truyền thống yêu nước của dân tộc ngày xuân
    Trong rất nhiều lễ hội đầu xuân của Hà Nội thì Lễ hội Cổ Loa (còn gọi là lễ hội “Bát xã hộ nhi”) tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh vẫn giữ được các nghi thức văn hóa truyền thống. Lễ hội này diễn ra trong ngày mùng 5 và 6 tháng Giêng, đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” năm 2021.
  • Khu du lịch Nhật Tân - Nơi thiên nhiên hòa quyện cùng con người
    Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp, có một góc nhỏ bình yên, nơi thiên nhiên và con người hòa quyện trong một bức tranh sống động đó là khu du lịch Nhật Tân. Với thung lũng hoa Hồ Tây rực rỡ sắc màu và bãi đá sông Hồng hoang sơ, khu du lịch Nhật Tân từ lâu đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người yêu thiên nhiên, nghệ thuật và sự tĩnh lặng giữa cuộc sống hối hả.
  • Trường Sa - Những cung đường xanh mùa xuân
    Có những cung đường, khoảnh khắc gặp một lần dễ quên ngay, nhưng cũng có những cung đường dù đến một lần thôi mà cả đời lại chẳng bao giờ có thể nguôi quên. Như lần cùng tàu kiểm ngư dọc ngang biển Đông chuyển hàng Tết Ất Tỵ ra Trường Sa, được đến hòn đảo vốn đã xanh nay càng thêm xanh khi Tết đến, xuân về; màu xanh của sức sống, của tình người, của niềm tin và hi vọng vẫn âm ỉ cháy mãi trong tim chúng tôi.
Đừng bỏ lỡ
Đền Hai Bà Trưng: Di tích quốc gia đặc biệt, điểm du lịch văn hóa tâm linh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO