Văn hóa – Di sản

Đêm đọc sách với chủ đề Di sản

Thụy Phương 13:22 08/01/2025

Theo thông tin từ Viện Pháp tại Hà Nội, sự kiện Đêm đọc sách sẽ được Viện tổ chức vào ngày 19/1, tại địa chỉ 15 phố Thiền Quang, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đêm đọc sách là một sự kiện thường niên do Trung tâm Sách Quốc gia CNL tổ chức tại Pháp theo đề xuất của Bộ Văn hóa Pháp. Từ khi ra đời, sự kiện này đã được mở rộng quy mô ra toàn cầu thông qua một mạng lưới các trung tâm văn hóa và các Viện Pháp, mang lại cơ hội cho những người yêu sách, các tổ chức văn hóa và cộng đồng giao lưu, kết nối, và khám phá thế giới sách phong phú.

472109160-1025608712934554-391633116312483515-n.jpg
Đêm đọc sách sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 19/1.

Sự kiện năm nay hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo nên một không gian sôi động và hấp dẫn với chủ đề Di sản, một chủ đề có chiều sâu và rộng, khám phá những giá trị văn hóa và lịch sử. Chữ di sản không chỉ gợi nhớ đến những tác phẩm văn học gắn liền với truyền thống, mà còn phản ánh một cách sống động sự kế thừa và bảo tồn những giá trị văn hóa qua các thế hệ.

Di sản không chỉ là những câu chuyện, những giá trị mà chúng ta được thừa hưởng từ tổ tiên, mà còn là một phần của tài sản chung của toàn nhân loại, được đánh giá không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn có thể là di sản của thế giới. Di sản có thể là một tác phẩm nghệ thuật, một công trình kiến trúc cổ kính, một di tích lịch sử, hay đơn giản là một không gian thiên nhiên tuyệt đẹp, tất cả đều mang trong mình những câu chuyện, tri thức và giá trị đáng được khám phá và bảo vệ.

Đêm đọc sách với chủ đề Di sản là cơ hội tuyệt vời để độc giả kết nối giao lưu, tìm hiểu sâu hơn về những giá trị tinh thần mà di sản mang lại, cũng như cách mà chúng ta có thể gìn giữ và phát huy những giá trị này trong cuộc sống đương đại.

Ngoài Hà Nội, sự kiện cũng sẽ được tổ chức tại Viện Pháp Đà Nẵng (ngày 18/1), tại Viện Pháp Huế (ngày 19/1) và tại Thư viện IDECAF, Thành phố Hồ Chí Minh (ngày 21/1)./.

Bài liên quan
  • Di sản văn hóa: Nguồn cảm hứng nghệ thuật cho các không gian sáng tạo tại Thủ đô
    Nằm trong lòng Thủ đô Hà Nội, các di sản văn hóa không chỉ là biểu tượng của quá khứ, mà còn là nguồn cảm hứng dồi dào cho các không gian sáng tạo, nơi nghệ thuật hiện đại gặp gỡ và giao thoa với truyền thống. Việc khai thác và phát huy nguồn lực di sản văn hóa cho xây dựng các không gian sáng tạo tại các điểm đến của Thành phố đã góp phần định vị thương hiệu sáng tạo của Hà Nội và thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
(0) Bình luận
  • Ấn vàng Hoàng đế chi bảo được công nhận là Bảo vật quốc gia
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định công nhận 33 bảo vật quốc gia. Theo Quyết định, Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) được công nhận là bảo vật quốc gia đợt này.
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
  • Bộ kim phẩm đền Nghè được công nhận là bảo vật quốc gia
    Bộ kim phẩm đền Nghè ở Hải Phòng gồm nhiều hiện vật là trang sức như bông tai, lá trầu quả cau, vòng tay, chuỗi 999 hạt... có từ đầu thế kỷ XX được công nhận bảo vật quốc gia.
  • Phong tục và lệ kiêng tên húy ở làng Triều Khúc
    Theo hương phả, làng Triều Khúc trước kia ở khu vực Giếng Liên, bây giờ là Học viện An ninh (C500), sau làng thiên di về nơi ở như hiện nay. Năm 766, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng dẫn quân đến đánh thành Tống Bình (Hà Nội), ngài đã đóng quân ở làng Triều Khúc để thao luyện binh sĩ trước khi hạ thành. Đến thời hậu Lê, Vũ Uy đã đem nhiều nghề thủ công mà cụ học được khi đi sứ nước ngoài về truyền dạy cho dân làng Triều Khúc.
  • Hiện thực hóa ước mơ từ cổ phục
    Trong Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024 có một show diễn thời trang khiến tất cả công chúng trong và ngoài nước đều đắm mình chiêm ngưỡng. Đó là chương trình “Kế vãng khai lai 2024” - Nhìn lại sử Việt qua trang phục do thương hiệu Vạn Thiên Y thực hiện. Theo đuổi ước mơ bảo tồn di sản, nhà thiết kế Nguyễn Thị Nga (biệt danh Coco, sinh năm 1988) - người sáng lập thương hiệu này đã cùng với các cộng sự đã quyết liệt, dấn thân vào cổ phục để làm sống lại những nét đẹp của mỹ thuật, văn hóa Việt.
  • Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
    Đó là chủ đề Tọa đàm khoa học của Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tại TP Huế vào ngày 20/12. Tham dự có ông Nguyễn Khoa Điềm - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương cùng các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Các văn nghệ sỹ, trí thức Thủ đô tiếp tục đóng góp trí tuệ để Hà Nội vững bước vào kỷ nguyên mới
    Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định: “Với sự tâm huyết và trí tuệ, các văn nghệ sỹ, trí thức trên địa bàn Thủ đô sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp, cống hiến hơn nữa cho công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” để Thủ đô yêu quý của chúng ta cùng cả nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
  • Tạo đà bước vào kỷ nguyên mới, ngành văn hóa đẩy mạnh cải cách hành chính
    Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, năm 2025, ngành đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính (CCHC) nói chung và cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nói riêng; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giải quyết các TTHC nhanh chóng, thuận lợi, đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quan.
  • Nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung tái hiện Hà Nội truyền thống và hiện đại qua âm nhạc
    Nguyễn Thành Trung, một nhạc sĩ tài hoa và đầy trải nghiệm, ngày càng khẳng định dấu ấn trong làng nhạc Việt. Dù khiêm tốn tự nhận là "nhạc sĩ tay ngang", anh đã để âm nhạc của mình tự lên tiếng, chạm đến trái tim người nghe qua những ca khúc trữ tình, lãng mạn đậm chất tự sự phản ánh sâu sắc tình yêu, gia đình và quê hương, đất nước. Mới đây, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung cùng ekip đã cho ra mắt album âm nhạc mang tên “Ký ức Hà Nội” như một lời tri ân với Hà Nội – mảnh đất mà anh sinh ra và trưởng thành. Alb
  • Bộ GD&ĐT chốt thi 3 môn vào lớp 10 , môn thứ 3 do địa phương tự chọn
    Từ năm học 2025 - 2026 trở đi, các địa phương sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10 công lập bằng 3 môn: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3 do địa phương lựa chọn.
  • Vinamilk: Sức hút của "người khổng lồ" với hàng loạt công nghệ mới đột phá chưa từng có
    Sau cột mốc ra mắt logo mới, trong năm 2024, trung bình cứ 2 ngày Vinamilk lại tung ra một đổi mới về sản phẩm. Không chỉ “thay áo” qua bao bì mới, mang hàng loạt công nghệ tiên tiến trên thế giới về Việt Nam được cho là cách mà Vinamilk, “người khổng lồ” ngành sữa Việt, đang tạo ra sân chơi mới bằng viêc “định chuẩn mới” cho thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Đêm đọc sách với chủ đề Di sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO