Văn hóa – Di sản

Lễ hội Đền Sóc năm 2025: Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Như Anh 13:57 20/01/2025

Lễ hội Gióng ở Đền Sóc là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội dịp đầu Xuân năm mới. Năm 2025, huyện Sóc Sơn có nhiều đổi mới trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, kiên quyết xử lý những hàng quán bày bán sai quy định, cờ bạc trá hình.

2.jpg
Hình ảnh đại diện Hương ước các thôn làng rước kiệu, các linh vật, giò hoa tre, trầu cau dâng đọc tấu sớ trước sân Rồng ở chính điện trong ngày chính Hội Đền Gióng Sóc Sơn hàng năm.

Lễ hội đền Sóc được tổ chức nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của Đức Thánh Gióng - người có công dẹp giặc đem lại thái bình cho dân tộc Việt Nam. Theo truyền thống, lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng hằng năm, nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của cha ông.

3001-le-hoi-giong-9918.jpeg
Một số hình ảnh diễn ra trong ngày chính Hội Đền Gióng Sóc Sơn hàng năm

Năm nay, Lễ hội Gióng đền Sóc sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 3 đến 5-2-2025 (tức ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Lễ khai hội diễn ra từ 6h30 sáng gồm các hoạt động: Dâng hương, rước lễ, tế lễ của các thôn làng. 8 lễ vật theo truyền thống được các thôn làng cung tiến gồm: Giò hoa tre, thần mã (ngựa chiến), voi chiến, trầu cau, ngà voi, cỏ voi, nữ tướng trẻ và cầu húc. Lễ hội Gióng đền Sóc được tổ chức tại quần thể Khu di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, bao gồm 6 công trình: đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia.

c1.jpg

Đặc biệt điểm nổi bật khác biệt trong mùa lễ hội Gióng 2025 tập trung vào phần hội. Theo đó, các trò chơi dân gian tiếp tục được Ban tổ chức lễ hội duy trì như: đi cà kheo, đập niêu đất, hội thi nấu cơm, hội thi cầu húc... Đặc biệt, năm 2024 nghi thức “Kéo Mỏ” của thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” và sẽ tiếp tục được tổ chức tại Lễ hội Đền Sóc nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương. Cùng với đó là các gian hàng giới thiệu, quảng bá du lịch Sóc Sơn, du lịch Hà Nội, các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của huyện.

Để bảo đảm lễ hội diễn ra an toàn, Ban tổ chức lễ hội và chính quyền địa phương sẽ tổ chức trông giữ phương tiện cho du khách theo quy định; bố trí sắp xếp hàng quán ngăn nắp; nghiêm cấm việc nâng giá, bán hàng rong, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Trong phạm vi khu vực I của di tích, không bố trí hàng quán. Các hàng, quán dịch vụ ăn uống phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các hoạt động phải đảm bảo vệ sinh môi trường.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Trưởng ban tổ chức lễ hội Gióng đền Sóc năm 2025 Hồ Việt Hùng

den-giong-soc-son-1_1697557755.jpg
Hình ảnh quần thể Khu di tích Đền Sóc chụp từ trên cao.

Các hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật sẽ được tổ chức xuyên suốt trong những ngày diễn ra lễ hội tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Sóc. Bên cạnh đó, khác với mọi năm, hội thi đấu vật thay đổi phương thức tổ chức, thay vì thành lập đội và đăng ký từ đầu thì du khách thập phương có thể đăng ký tại khu vực tổ chức hội thi và tham gia thi đấu. Điều này tạo nên một sân chơi mở cho tất cả người dân và khách thập phương du xuân lễ hội. Đến với lễ hội Gióng đền Sóc năm 2025, du khách cũng sẽ có thêm những trải nghiệm thú vị tại khu vực thực hành văn hóa; hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn với những du khách muốn trải nghiệm làm cơm nắm muối vừng, têm trầu cánh phượng, làm cà muối, làm giò hoa tre…

Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2025 tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc là một trong những lễ hội lớn nhất của TP Hà Nội, đã được Tổ chức UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2010”. Lễ hội đã trở thành sự kiện quan trọng, nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa và tín ngưỡng của người dân. Không chỉ vậy, lễ hội Gióng đền Sóc hàng năm còn hướng đến bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo của Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc. Đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của huyện Sóc Sơn nhằm thúc đẩy du lịch phát triển của Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.

Bài liên quan
  • Xếp hạng 5 Di tích quốc gia đặc biệt
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày 17/01/2025 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích.
(0) Bình luận
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Huế có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • Sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” được vinh danh tại Trung Quốc
    Cuốn sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi – Chibooks thực hiện và bán bản quyền cho Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, vừa chính thức được trao giải thưởng “Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025”.
  • Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hóa
    Chương trình sẽ diễn ra với nhiều tiết mục hấp dẫn. Các tác phẩm tập trung nhấn mạnh và khẳng định những thành tựu văn hóa của đất nước; ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, những giá trị to lớn, sự trường tồn và tầm ảnh hưởng của văn hóa qua 80 năm...
  • SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
    “Hành động nhỏ hôm nay sẽ làm nên điều diệu kỳ cho thế hệ trẻ mai sau” là tinh thần xuyên suốt hành trình 10 năm của chương trình “SeABankers Vì trẻ thơ” - sáng kiến thiện nguyện đầy tính nhân văn do chính cán bộ nhân viên (CBNV) SeABank khởi xướng và thực hiện từ năm 2015 đến nay.
  • Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
    Trong bối cảnh thị trường lao động không ngừng biến động bởi chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Đây là một trong những giải pháp chiến lược nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững Thủ đô trong giai đoạn mới.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Đền Sóc năm 2025: Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO