Văn hóa – Di sản

Khám phá giá trị nội dung 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Lâm Khải 08:50 17/01/2025

Ngày 16/1, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện 2” tại Khu vườn bia Tiến sĩ trong khuôn viên Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Trưng bày chuyên đề “Bia đá kể chuyện 2” là hoạt động thiết thực mừng Xuân Ất Tỵ 2025, kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên (1075 - 2025).

ed81a67f32e88eb6d7f91.jpg
Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám Nguyễn Văn Tú phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Nguyễn Văn Tú cho biết, đây là lần thứ 2, trung tâm thực hiện trưng bày về 82 bia tiến sĩ. Trước đó, năm 2022, trưng bày “Bia đá kể chuyện” với chủ đề “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” được thực hiện.

Năm 2025, trưng bày được bố cục theo 4 chủ đề chính: “Chiêu mộ hiền tài”, giới thiệu một số nét chính về giáo dục khoa cử Nho học của nước ta; “Con đường khoa cử”, giới thiệu thông tin về thi cử và chế độ đãi ngộ dành cho những người đỗ đạt; “Gương sáng tiền nhân”, giới thiệu một số danh nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho giáo dục nước nhà và một số lĩnh vực khác; “Tài hoa nghệ thuật”, cảm nhận bàn tay tài hoa và thế giới quan phong phú của những nghệ nhân tạo tác bia Tiến sĩ.

vm.jpg
Các đại biểu tham quan trưng bày "Bia đá kể chuyện 2".

Trưng bày cho thấy được giá trị của 82 tấm bia đá “Đề danh Tiến sĩ” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ gói gọn trong nội dung văn bia viết bằng chữ Hán và những hoa văn trang trí trên diềm bia mà ẩn chứa trong đó là hàng nghìn câu chuyện thú vị về 1304 vị Tiến sĩ cũng như 82 khoa thi kéo dài trong thời gian 4 thế kỷ được kể một cách trực quan, sinh động./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Những phát hiện mới giúp nhận diện rõ Chính điện Kính Thiên
    Các nhà khoa học tiếp tục có nhiều phát hiện quan trọng để làm rõ hơn không gian Chính điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội). Đây được xem là những kết quả khảo cổ học nổi bật trong năm 2024.
  • Đêm đọc sách với chủ đề Di sản
    Theo thông tin từ Viện Pháp tại Hà Nội, sự kiện Đêm đọc sách sẽ được Viện tổ chức vào ngày 19/1, tại địa chỉ 15 phố Thiền Quang, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Ấn vàng Hoàng đế chi bảo được công nhận là Bảo vật quốc gia
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định công nhận 33 bảo vật quốc gia. Theo Quyết định, Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) được công nhận là bảo vật quốc gia đợt này.
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).
  • Bộ kim phẩm đền Nghè được công nhận là bảo vật quốc gia
    Bộ kim phẩm đền Nghè ở Hải Phòng gồm nhiều hiện vật là trang sức như bông tai, lá trầu quả cau, vòng tay, chuỗi 999 hạt... có từ đầu thế kỷ XX được công nhận bảo vật quốc gia.
  • Phong tục và lệ kiêng tên húy ở làng Triều Khúc
    Theo hương phả, làng Triều Khúc trước kia ở khu vực Giếng Liên, bây giờ là Học viện An ninh (C500), sau làng thiên di về nơi ở như hiện nay. Năm 766, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng dẫn quân đến đánh thành Tống Bình (Hà Nội), ngài đã đóng quân ở làng Triều Khúc để thao luyện binh sĩ trước khi hạ thành. Đến thời hậu Lê, Vũ Uy đã đem nhiều nghề thủ công mà cụ học được khi đi sứ nước ngoài về truyền dạy cho dân làng Triều Khúc.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Văn hóa thưởng trà của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến – nơi lắng hồn sông núi, và Thủ đô cũng là nơi gặp gỡ của những giá trị văn hóa tinh túy nhất cả nước. Người Hà Nội hào hoa, thanh lịch trong từng cử chỉ, nếp ăn nếp nói. Có một nét văn hóa của người Hà Nội tạo nên nét văn hóa, khó thể trộn lẫn, ít nơi nào có thể sánh được, đó là việc thưởng trà của người Hà Nội xưa.
  • Khám phá Tết qua những ấn phẩm sách đặc sắc cho thiếu nhi
    Chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến bạn đọc những ấn phẩm sách Tết đặc sắc, phong phú về thể loại, từ thơ, truyện, sách kiến thức, sách kỹ năng giúp các bạn nhỏ hiểu thêm về phong tục Tết, đặc biệt là vẻ đẹp truyền thống của Tết cổ truyền dân tộc.
  • Phát động Cuộc thi Sáng tác Truyện tranh lần thứ hai năm 2025
    Sau thành công của Cuộc thi Sáng tác Truyện tranh lần thứ nhất vào năm 2024, Viện Pháp tại Việt Nam, NXB Kim Đồng và Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tiếp tục phát động Cuộc thi Sáng tác Truyện tranh lần thứ hai năm 2025 nhằm tìm kiếm và phát triển các tác phẩm truyện tranh chất lượng, đồng thời tạo cơ hội cho các tác giả và họa sĩ Việt Nam thể hiện tài năng và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
  • Quận Ba Đình tổ chức cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Ất Tỵ 2025
    Từ ngày 16/12/2024 đến hết ngày 26/02/2025, quận Ba Đình thực hiện cao điểm chống buôn lậu hàng giả, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025.
  • Nhiều cơ hội việc làm cho chiến sĩ Công an nghĩa vụ tại Thủ đô
    Ngày 16/1, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ, CATP Hà Nội tổ chức “Phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho chiến sĩ nghĩa vụ Công an thành phố Hà Nội năm 2025”.
Đừng bỏ lỡ
Khám phá giá trị nội dung 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO