trưng nhị

[Podcast] Đền thờ Hai Bà Trưng – Di tích lịch sử lâu đời nhất Việt Nam
Đền Hai Bà Trưng là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất, thờ hai vị nữ anh hùng của dân tộc: Trưng Trắc và Trưng Nhị – những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 – 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc.
  • Đền Hai Bà Trưng: Di tích mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh
    Đền Hai Bà Trưng (còn gọi là đền Hạ Lôi) là Di tích Quốc gia đặc biệt thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội. Đền thờ hai vị liệt nữ - anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị - những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Ngày nay, đền Hai Bà Trưng còn là địa điểm tham quan du lịch tâm linh hấp dẫn đối với du khách trên mọi miền đất nước.
  • Hai Bà Trưng – hai nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc
    Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, cha là Hùng Định, Lạc tướng Mê Linh, mẹ là Trần Thị Đoan. Sử nước ta đều viết bà Man Thiện là mẹ của Hai Bà Trưng, quê ở phía dưới ngã ba Bạch Hạc. Hai Bà sinh tại xóm Đường, trang Cổ Lai. Hùng Định mất sớm, bà Đoan nuôi dạy con gái theo tinh thần thượng võ, mượn những người tài giỏi về dạy văn võ cho hai con gái.
  • Phát huy giá trị văn hóa ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa
    UBND huyện Phúc Thọ (TP. Hà Nội) cho biết, từ ngày 16 - 18/10/2023 (ngày mồng 2 đến mồng 4 tháng 9 Âm lịch) tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn (xã Hát Môn), sẽ diễn ra Lễ Kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân tế cờ khởi nghĩa.
  • Lưu giữ giá trị truyền thống lịch sử thời Hai Bà Trưng
    “Đình thờ tướng Hùng Bảo thời Hai Bà Trưng rất thiêng. Đình vẫn giữ được những nét kiến trúc từ thời xa xưa, các nét đục, chạm trổ trong đình còn vẹn nguyên, rất tinh xảo”, cụ từ Lê Văn Bào, người trông coi đình Phú Mỹ (xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội) chia sẻ.
  • Miếu Mèn (huyện Ba Vì)
    Miếu Mèn thờ bà Man Thiện ở thôn Nam An, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì. Từ trung tâm Hà Nội đi theo Quốc lộ 32A, đến trung tâm huyện lỵ là đến di tích.
  • Phó vương Trưng Nhị và Thái úy Phạm Huyền Thông
    Làng Cư An xã Tam Đồng, huyện Mê Linh lúc mới lập gọi là Trang Cự Triền rồi Cư Dền. Có lẽ gọi theo tên Thành Dền do bà Trưng Nhị cho dân dời làng ra khu mới để xây thành chăng? Địa danh Cư An có sự thay đổi: Trước năm 1915 thuộc tổng Hạ Lôi, phủ Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên. Năm 1950 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1968 thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1979 thuộc Hà Nội. Năm 1991 thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Và từ tháng 8 năm 2008 lại trở về Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO