Dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô

Hanoimoi| 15/12/2017 10:49

Trải qua cuộc chiến 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, quân và dân ta đã bắn rơi 34 máy bay B.52, trong đó có 8 máy bay rơi trên địa bàn Hà Nội. 45 năm đã trôi qua, các chứng tích lịch sử tại 8 địa điểm máy bay B.52 bị bắn rơi mãi là niềm tự hào, là nơi giáo dục truyền thống của người dân Thủ đô.

Dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô
Xác máy bay B.52 trên hồ Hữu Tiệp làng Ngọc Hà (Hà Nội).

Những dấu ấn lịch sử

8 máy bay B.52 bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội đều là chiến công của Sư đoàn 361 Quân chủng Phòng không - Không quân. Trong đó, chiếc máy bay B.52 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội đúng ngày đầu tiên của chiến dịch (20h18 ngày 18-12-1972) do Tiểu đoàn 59, Trung đoàn Tên lửa 261 ở trận địa Cổ Loa (Đông Anh) bắn rơi. Xác máy bay rơi ở cánh đồng Chuôm, xã Phù Lỗ (Sóc Sơn). Liên tiếp trong 3 ngày (19, 20, 21-12-1972) Tiểu đoàn 77, Trung đoàn tên lửa 257; Tiểu đoàn tên lửa 93, Trung đoàn Tên lửa 261 đã bắn rơi 4 máy bay B.52, xác máy bay rơi tại thôn Đại Định, xã Tam Hưng (Thanh Oai); thôn Yên Thường, xã Yên Thường (Gia Lâm); thôn Mai Trang, xã Vạn Thắng (Ba Vì) và cánh đồng Trầm, thôn Xuân Tảo, xã Xuân Giang (Sóc Sơn). Sang ngày 26-12-1972, Tiểu đoàn 78 và Tiểu đoàn 76 thuộc Trung đoàn Tên lửa 257 đã bắn trúng 2 máy bay B.52, rơi ở Định Công - Thanh Trì (nay thuộc quận Hoàng Mai) và rơi xuống cửa hàng ăn uống Tương Mai (Hai Bà Trưng). Ngày 27-12-1972, Tiểu đoàn 72, Trung đoàn Tên lửa 285 bắn trúng B.52 và rơi xuống hồ Hữu Tiệp, làng Ngọc Hà (Ba Đình).

Kỷ niệm về máy bay B.52 rơi trên cánh đồng 45 năm trước vẫn được nhiều người dân xã Phù Lỗ (Sóc Sơn) ghi nhớ qua lời kể của các nhân chứng lịch sử. Anh Đoàn Văn Tuấn (cháu nội của ông Đoàn Tấn - người xã đội trưởng từng trực tiếp chỉ huy dân quân làm nhiệm vụ trong đêm máy bay rơi) kể lại: "Theo lời ông nội tôi, vào thời khắc máy bay rơi, cả vùng quê sáng rực như ban ngày, mọi người tưởng bom rơi nên hốt hoảng chạy tránh bom. Khi nghe tin máy bay bị bắn rơi, ai cũng vui mừng kéo nhau ra xem". Hiện nay, tượng đài chiến thắng được xây dựng ven quốc lộ 3 thuộc địa bàn xã Phù Lỗ, để ghi nhớ tội ác của đế quốc Mỹ đã dùng máy bay B.52 hủy diệt miền Bắc, đồng thời là chứng tích của lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân Hà Nội anh hùng.

Tiếp lửa truyền thống

Nơi máy bay B.52 bị bắn rơi 45 năm về trước trên địa bàn xã Định Công, huyện Thanh Trì nay thuộc tổ 16a, phố Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai. Biển di tích máy bay rơi được đặt trang trọng gần Trường THCS Định Công. Ngày ngày, người dân nơi đây vẫn đến quét dọn, chăm sóc di tích như một sự tri ân với những người đã hy sinh để có được sự bình yên cho quê hương, đất nước. Các cháu học sinh vẫn thường được cha mẹ, thầy cô đưa đến tượng đài để học bài học đầu tiên về lịch sử của quê hương.

Tại khu di tích máy bay rơi của thôn Yên Thường, xã Yên Thường (Gia Lâm) những ngày này có nhiều người dân đến tham quan. Ông Nguyễn Văn Sáng, người dân trong thôn, cho biết: "Là địa phương từng hứng chịu nhiều trận bom của Mỹ, nên dịp này tôi dẫn cháu nội ra thăm khu di tích để cho cháu biết về lịch sử của quê hương cũng như ý chí kiên cường, dũng cảm của các thế hệ cha anh".

Từng vinh dự đứng trong đội hình của Tiểu đoàn 77, Trung đoàn Tên lửa 257, Sư đoàn 361 ở trận địa Chèm và chiến đấu dũng cảm cùng đơn vị tiêu diệt 4 máy bay B.52 trong chiến dịch 12 ngày đêm, Đại tá Đinh Thế Văn (Đào Thục, Thụy Lâm, Đông Anh) được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Khi về hưu, ông đã “biến” những kỷ niệm một thời trận mạc thành hoạt cảnh rối nước “Bộ đội tên lửa đánh B.52”. Bằng âm thanh, ánh sáng cùng những con rối dưới bàn tay của người nghệ sĩ tài hoa, tiết mục của ông đã thay cho những bài học lịch sử khô khan đi vào tiềm thức của nhiều trẻ nhỏ và các vị khách nước ngoài một cách nhẹ nhàng mà rất đỗi tự hào. Ông Đinh Thế Văn chia sẻ: "Chiến đấu với B.52 là nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, nhưng cả đơn vị chúng tôi đều vào trận với quyết tâm cao. Thắng lợi đó là nhờ tinh thần “quyết đánh, mà đã đánh là nhất định thắng” như lời dạy của Bác Hồ. Sự ra đời của tiết mục rối nước nhằm ôn lại một thời chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của quân và dân ta để thế hệ trẻ hôm nay phát huy truyền thống của cha anh trong thời đại mới".

Tại làng hoa Ngọc Hà, địa điểm duy nhất trong nội thành Hà Nội (tính ở thời điểm tháng 12-1972) có máy bay rơi, dù 45 năm đã trôi qua nhưng những câu chuyện về cuộc chiến 12 ngày đêm vẫn in đậm trong tâm trí nhiều người dân nơi đây. Ông Nguyễn Văn Hùng, người dân trong làng nhớ lại: “Máy bay bị bắn rơi khi còn chưa kịp ném bom, lửa rực lên như bó đuốc. Đêm ấy, cả làng hầu như không ngủ, mừng vui khôn xiết”. 45 năm đã trôi qua, hồ Hữu Tiệp mãi là niềm tự hào của người dân làng Ngọc Hà, là biểu tượng của Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Xung quanh hồ đã được cải tạo thành con đường nhỏ để mọi người dạo chơi. Đặc biệt, ngay sát cạnh đó là Bảo tàng Chiến thắng B.52 - nơi lưu giữ nhiều chiến tích của cuộc chiến 12 ngày đêm chống lại “pháo đài bay” của đế quốc Mỹ phục vụ việc tham quan của du khách và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Từ năm 2012, kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, TP Hà Nội đã xây dựng, cải tạo, tu bổ 8 bia chứng tích lịch sử tại các địa điểm máy bay B.52 bị bắn rơi trên địa bàn thành phố. Các bia ghi nhớ chứng tích được làm bằng đá granite tự nhiên màu đỏ huyết dụ, khắc chữ phủ nhũ vàng. Trên bia khẳng định vị trí, thời gian, đơn vị, trận địa bắn rơi máy bay B.52 của Mỹ.

Kỷ niệm 45 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, chính quyền các địa phương đang tổ chức nhiều hoạt động tham quan, giáo dục truyền thống và giao lưu với các nhân chứng lịch sử nhằm khơi dậy truyền thống hào hùng của quê hương và xác định trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Các chứng tích lịch sử nơi máy bay B.52 bị bắn rơi trở thành địa điểm giáo dục lịch sử sống động nhất cho thế hệ trẻ về một chiến dịch phòng không đạt mức tiêu diệt cao nhất, oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc cũng như trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơ hội khám phá tinh hoa di sản kiến trúc Hà Nội
    Trên những tuyến phố như Ngô Quyền, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền… của quận Hoàn Kiếm có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hằng ngày, người ta vẫn đi qua, hoặc chỉ dừng lại để… “check-in”. Tuy nhiên, những công trình ấy lưu giữ những… bí mật lộ thiên ấy không phải đều mở cửa thường xuyên để đón khách. Với mong muốn tạo cơ hội cho công chúng khám phá “tuyến đường di sản này”, Ban Tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã xây dựng một tour khám phá tinh hoa di sản kiến trúc. Đây sẽ là dịp để công chúng vừa được “chạm” vào quá khứ, vừa được trải nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật, thỏa mãn mỹ cảm của nhiều giác quan.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • [Podcast] Chính sách vượt trội phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng đối với Hà Nội
    Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra nhiệm vụ xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Để thành phố Hà Nội hiện thực hóa nhiệm vụ này, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có chính sách vượt trội để phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) cho Hà Nội.
  • 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đất nước năm 2025
    Theo dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Chính phủ sẽ tập trung vào 11 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm tới.
  • Lễ hội tài năng nghệ thuật thanh niên Thủ đô sẽ diễn ra tại Tây Hồ
    Ngày 27/10/2024, Chất Festival sẽ chính thức diễn ra tại Sân vận động - Trung Tâm Văn hoá - Thông tin & Thể thao Tây Hồ - Hà Nội, với sự xuất hiện của hơn 30 đội diễn tài năng từ các trường Đại học tại Thủ đô cùng 19 ban nhạc.
Đừng bỏ lỡ
  • Vở kịch "Những thân thể nhiễm độc" sẽ ra mắt khán giả Hà Nội vào tháng 11
    Tác phẩm “Những thân thể nhiễm độc” đã được biểu diễn tại Festival Avignon (Pháp), sẽ được biểu diễn phục vụ khán giả Việt Nam vào ngày 15/11 tại Hà Nội, ngày 9/11 tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Đà Nẵng và ngày 5/11 tại Idecaf, TP Hồ Chí Minh.
  • TP Huế: Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi văn hóa - nghệ thuật với Thành phố Gyeongju (Hàn Quốc)
    UBND TP Huế tiếp xã giao, làm việc với đoàn Ủy ban văn hóa TP Gyeongju (Hàn Quốc) về nhiều lĩnh vực và trong đó tập trung vào giao lưu nhân dân, hợp tác trao đổi văn hóa - nghệ thuật.
  • [Video] Hồi sinh những vườn đào sau cơn bão
    Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão vừa qua gây mưa lớn khiến mực sông Hồng dâng cao nhấn chìm gần như toàn bộ diện tích trồng đào ở các phường Nhật Tân và Phú Thượng (quận Tây Hồ), hàng trăm nghìn gốc đào đang cho khai thác đã chết, nhiều hộ dân đã trắng tay. Nhưng với quyết tâm giữ gìn nghề truyền thống của địa phương, các cấp chính quyền cơ sở cùng với người dân đã và đang khắc phục khó khăn, nỗ lực hồi sinh lại những vườn đào.
  • Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm Một đời cần mẫn “hút nhụy hoa xây mật”
    Tôi biết nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm từ cuối năm 2008, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Theo đó, một số hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây (chuyên sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian) cũng nhập vào mái nhà chung là Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, trong đó có Đặng Thiêm. Dần dà qua công việc, chúng tôi thân thiết và quý mến nhau. Mỗi lần trò chuyện với ông lão quắc thước, thông tuệ nhiều mặt, tôi lại nhớ tới lời của GS.TS Mai Quốc Liên: “Vẫn biết là trời cho tuổi thọ, nhưng chủ yếu là người hiền đức thế nào thì mới được đặc ân như thế!”.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Việt Nam giành 3 giải Vàng tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương
    3 giải thưởng trên được trao cho: NSND Lệ Ngọc với tiết mục Cô Đôi Thượng Ngàn; NSƯT Nguyễn Văn Hải và Phạm Thị Hồng với tiết mục Bèo dạt mây trôi. Trong đó, giải thưởng của NSND Lệ Ngọc đạt mức “Gold Plus”, giải Vàng đặc biệt. Ngoài ra, các nghệ sĩ múa của Sân khấu Lệ Ngọc được trao cúp kỷ niệm dàn múa phụ họa xuất sắc của Ban tổ chức.
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
  • Khởi công vở tuồng lịch sử “Đoạn Thâm Tình”
    “Đoạn thâm tình” kể về những năm cuối cùng thời vua Lê Hiền Tông và hai năm đầu thời vua Lê Chiêu Thống. Vở diễn do Đoàn nghệ thuật truyền thống, Nhà hát Tuồng Việt Nam dàn dựng.
  • Quảng bá các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh
    Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
  • Tái hiện lễ khao lề thế lính Hoàng Sa giữa lòng Hà Nội
    Đây là hoạt động trong Chương trình “Biển, đảo trong lòng đồng bào” diễn ra vào tháng 10 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO