Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư: "Tôi sốc khi chứng kiến việc giành giật sự sống và cái chết trong viện chữa trị Covid-19"

KTĐT| 09/09/2021 12:31

Chia sẻ trên VTV.vn, đạo diễn phim tài liệu "Ranh giới" Tạ Quỳnh Tư cho rằng ông đã bị sốc thực tế bởi khác xa với những gì mình từng được xem, được nghe về dịch bệnh Covid-19. Được chứng kiến những cái giây phút mà người bệnh nhân sợ không thở được và thèm thở, muốn thở thì nó mới khủng khiếp như thế nào.

Sốc bởi thực tế khác xa với những gì được xem
“Ranh giới" là một từ có hàm ý rất đa nghĩa đa chiều. Ranh giới còn là khoảng cách giữa một người bác sĩ với một người bệnh nhân” – đạo diễn Tạ Quỳnh Tư chia sẻ với VTV về lí do chọn tên cho bộ phim “Ranh giới”.Theo đó, tối ngày 8/9, VTV đặc biệt mang tên “Ranh giới” đã lên sóng truyền hình VTV1 với hình ảnh về đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch hàng ngày giành giật sự sống cho các sản phụ nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Hùng Vương ở TP Hồ Chí Minh. Những hình ảnh chân thực về các y bác sĩ chăm lo cũng như giành giật sự sống của “Ranh giới” đã khiến người xem không khỏi day dứt, bàng hoàng và xót xa.Theo đạo diễn Tạ Quỳnh Tư chia sẻ thêm về việc lựa chọn đặt tên cho phim, một ranh giới nữa là khi phải đối mặt với sự sống và cái chết của bệnh nhân thì bác sĩ không màng đến sự lây nhiễm. Khi nhấn tim thì khả năng lây nhiễm là cao nhất nhưng các bác sĩ đã liên tục thay nhau nhấn tim để cứu thai phụ. Khoảnh khắc đấy là ranh giới không có rào cản về tình người, về sự quyết tâm giành giật sự sống cho các bệnh nhân.
Có thể thấy, “Ranh giới” đã mang đến cho người xem những thước phim đắt giá về hoàn cảnh thực tế mà người dân, đặc biệt là những sản phụ mắc Covid-19 cũng như đội ngũ y bác sĩ đang phải đối mặt. Ở đó, những nguy hiểm đang rình rập và “kẻ thù” vô hình không chừa 1 ai, đã có những đứa trẻ được ra đời trong bình an và niềm hạnh phúc, những sản phụ “vượt cạn” thành công cũng như vượt qua được nỗi đáng sợ của Covid-19, nhưng vẫn còn đó những trường hợp không thể chống chọi với dịch bệnh và ra đi mãi mãi.“Tôi bị sốc, sốc bởi khác xa với những gì mình được xem, được nhìn. Được chứng kiến những cái giây phút bệnh nhân sợ không thở được và thèm thở, muốn thở thì nó mới khủng khiếp như thế nào. Người bình thường thở đã khó, thai phụ thở cho hai người còn khó gấp đôi. Tôi sốc khi chứng kiến, nhìn tận mắt, thấy bệnh nhân chỉ trong tích tắc vừa nói chuyện, vừa được mình giơ tay động viên cố lên thì chỉ 2 phút sau ngoảnh lại đã nằm bất động và các bác sĩ đang phải dồn lực để nhấn tim cho thai phụ đấy. Từ đó tôi mới thấy là sao cuộc sống con người mong manh, dễ dàng mất đi như thế trong mùa dịch này. Chính điều đấy khiến cho tôi sốc và tự ngẫm trân trọng cuộc sống, quý trọng hơi thở mình đang có hơn” – đạo diễn Tạ Quỳnh Tư chia sẻ.Bộ phim lên sóng 50 phút nhưng khiến người xem không thể rời mắt màn hình. Được biết, chuyến công tác của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư và các đồng nghiệp kéo dài 21 ngày vào nơi đang có dịch bệnh nguy hiểm nhất cả nước. Thậm chí, có thời điểm đạo diễn Tạ Quỳnh Tư đã bị nghi nhiễm mắc Covid-19 nhưng may mắn đã đến với anh cũng như các đồng nghiệp. Dù bộ phim có mang đến những hình ảnh đau đớn, khốc liệt và ám ảnh phần nào đã nổi bật lên giá trị của sự sống khi con người có được, trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay việc có được hơi thở là một may mắn. Bên cạnh đó là những hình ảnh tưởng như không thể xảy ra nhưng dịch bệnh đã thay đổi tất cả, đảo lộn mọi thứ. “Tôi thấy ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh quá. Cái đau và khắc nghiệt hơn nữa là những giọt sữa mẹ quý giá nhất dành cho con trong những ngày đầu chào đời thì người mẹ lại phải vắt đổ đi và những người con lại được chăm bằng nguồn sữa bột. Những điều đó thể hiện sự khắc nghiệt, ngặt nghèo trong mùa dịch nhưng ở sâu đâu đó vẫn là tình yêu thương của mọi người trong gia đình và nỗi niềm của người mẹ, người cha đang phải đi cách ly vẫn hướng về con mình, vẫn đau đáu một nỗi niềm, ước mơ, khát vọng được nhìn thấy con” - Tạ Quỳnh Tư bày tỏ.

Giải thích cho những tranh luận của khán giả về việc bộ phim không thực hiện che mặt, ảnh hưởng đến bí mật đời tư và quyền nhân thân của các bệnh nhân khi phát sóng, đạo diễn Tạ Quỳnh Tư bày tỏ với plo.vn: “Tôi ở suốt trong bệnh viện, gặp bệnh nhân, tôi được nói chuyện, gặp gỡ họ hằng ngày. Tôi không muốn che mặt người ta xấu đi bao giờ. Tất cả bệnh nhân câu đầu tiên tôi gặp, đều giới thiệu mình làm gì, phim ra sao… họ đồng ý tôi mới quay.

Khi làm hậu kỳ để phát sóng, tôi cũng tiếp tục suy nghĩ việc nên che mặt hay không. Tôi có hỏi đội ngũ bác sĩ nên để hay che đi, các bác sĩ đều từ góc nhìn riêng tư về các gia đình. Đó là với COVID-19, bệnh nhân không được gặp người thân trước khi mất, nên hình ảnh về họ trước khi mất có thể là chút kỷ niệm cuối cùng”.

Được biết, sau “Ranh giới”, VTV sẽ phát sóng tập 2 của phim mang tựa đề "Ngày con chào đời", hứa hẹn những điều xúc động cũng như những niềm tin tươi sáng về một ngày dịch bệnh sẽ qua đi.“Ý tưởng cho "Ngày con chào đời" ban đầu cũng có trong phim “Ranh giới”, sau đó tôi tách ra thành một phim, làm riêng về các em bé cất tiếng khóc chào đời nơi tâm dịch. Ra đời trong hoàn cảnh mẹ bị nhiễm Covid-19, các em bé chịu đủ mọi sự thiệt thòi. Những tưởng khi sinh ra sẽ được bình an, nhưng những tuần tiếp theo, các em buộc phải xa mẹ, sống trong những khu cách ly, cũng bị nhiễm Covid-19 rồi cũng trải qua nhiều lần xét nghiệm, kiểm tra. Khoảnh khắc mẹ con không được gặp nhau rất xót xa” – đạo diễn Tạ Quỳnh Tư giới thiệu về tập 2 của phim “Ngày con chào đời”.Người xem trào nước mắtKhán giả theo dõi phim “Ranh giới” chứng kiến tận mắt những hình ảnh bệnh nhân buông xuôi, xin về nhà để được chết; cầu mong bác sĩ giúp đỡ để được thở hay cảnh sinh ly tử biệt của những sản phụ… đều xúc động, nhiều người không cầm được nước mắt. Cũng là sản phụ theo dõi tập phim, chị Nguyễn Kim Anh chia sẻ: “Những thước phim đẩy người xem đến tận cùng cảm xúc. Tôi và chồng đều xúc động khi xem hình ảnh sản phụ không thể bấm và nhớ nổi số điện thoại của người thân mình. Đó là khi sản phụ trước khi đặt nội khí quản được bác sĩ đưa điện thoại để nói chuyện với chồng mình. Chị chỉ biết nói: “Em sợ lắm! Em run lắm anh ơi! Cho em được gặp con! Cuộc điện thoại không thể trọn vẹn bởi tình trạng của chị xấu đi rất nhanh và bác sĩ không thể chờ thêm giây nào để tiến hành đặt nội khí quản. Tôi mong sao, trong đại dịch mọi người đều gìn giữ sức khoẻ để được ở bên gia đình”.
Không cầm được nước mắt khi xem bộ phim, tài khoản Lê Quý Hiền chia sẻ dòng trạng thái: “Xem mà trào nước mắt dù chả kịp biết ai là tác giả, đạo diễn. Đó là phim tài liệu đặc biệt "Ranh giới" phát trên VTV1 tối nay lúc hơn 22 giờ. Không nói nhiều với những lời bình có cánh, chỉ có những thước phim rất thật quay tại Bệnh viện Hùng vương (TP Hồ Chí Minh) với đội ngũ thầy thuốc đang chăm sóc chữa trị cho các sản phụ nhiễm covid-19.Thế nhưng có lúc rợn người với sự thật về "tội ác" của covid-19 để phải tự răn mình đừng chủ quan để phải vào đây… Đây là bộ phim rất có giá trị tuyên truyền, giáo dục, rất chân thật tự nhiên. Nhất là trong lúc đang nước sôi lửa bỏng này càng có giá trị lớn”.Cùng với đó, nhiều khán giả đã chia sẻ cảm xúc khi xem: “Xem mà thấy kính trọng tập thể y bác sĩ, không kể giờ giấc luôn đồng hành cùng bệnh nhân từ miếng ăn đến giấc ngủ, cầu mong các bạn luôn mạnh khỏe, bình an vượt qua đại dịch”; “Một chương trình đặc biệt rất có ý nghĩa phòng chống dịch. Khiến mọi người hiểu chân thực hơn về cuộc chiến chống dịch này. Cảm động đến tận tâm can”.Cùng với khán giả, rất nhiều người nổi tiếng đã có những chia sẻ cảm xúc sau khi xem xong bộ phim. MC Diễm Quỳnh viết: ''Ranh giới” - phim tài liệu về cuộc vật lộn của con người và Covid-19. Đau đớn, ám ảnh nhưng chân thật và thức tỉnh! Biết ơn các y bác sĩ quên mình cứu người bệnh! Khâm phục các đồng nghiệp VTV bám trụ tuyến đầu!''.
Ca sĩ Minh Quân liên tục viết những dòng chia sẻ kêu gọi đồng nghiệp và người hâm mộ hãy xem ngay bộ phim khi nó vừa được chiếu ít phút. Anh cũng đề nghị VTV cho chiếu đi, chiếu lại bộ phim "Ranh giới" để nhân dân thấy tường tận sự nguy hiểm của Covid-19."Mọi người hãy xem để biết rằng Covid-19 hành hạ bệnh nhân như thế nào, sự sống mong manh, cái chết bất ngờ làm sao mà phòng tránh. Xem càng thấy mình cần chấp hành nghiêm quy định của Chính phủ và Bộ Y tế. Cảm phục sự nỗ lực của các y bác sĩ, tình nguyện viên tuyến đầu hết mình để cứu sống bệnh nhân! Cảm ơn VTV đã sản xuất bộ phim giá trị vô cùng!” – Minh Quân chia sẻ.
(0) Bình luận
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Thú vị ngôn từ
    Nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết nếu chỉ kỳ công ở việc tạo cốt truyện, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật cùng các mối quan hệ, số phận con người mà quên mất trau chuốt ngôn từ thì sẽ giảm đi nhiều phần giá trị tác phẩm. Để thỏa mãn bạn đọc thì rất cần những trang viết hấp dẫn, lôi cuốn bởi ngôn từ, như miêu tả người và cảnh, diễn đạt trữ tình nội tâm…
  • Mùa xuân vãn chuyện bút danh
    Bút danh của nhà báo, nhà văn Việt Nam là một chủ đề phong phú, độc đáo. Đó không chỉ là một cái tên, mà còn ẩn chứa câu chuyện riêng, gắn liền với kỷ niệm, tình cảm và sự sáng tạo. Dù tên thật hay ngẫu nhiên, mỗi bút danh đều phản ánh một phần tâm hồn và hành trình của người viết.
  • Rắc rối con số
    Số 0. Cách viết số 0 đặt trước một, hai số khác (hoặc cả dãy số) đã có từ lâu. Đã nhiều năm rồi ít thấy. Mới đây, cách viết ấy lại xuất hiện nhiều, tạo thuận lợi cho đời sống xã hội thời đổi mới - hội nhập, nhưng cũng gây ra không ít phiền toái và hài hước.
  • Nói chệch, viết trật
    Chữ viết sai chính tả do một số nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là phát âm không chuẩn (có nơi không sửa được tật nói ngọng). Bài viết này chỉ nêu một số trường hợp dễ thấy nhất.
  • Tác phẩm văn học chuyển thể thành phim - nhìn từ "Đất rừng phương Nam"
    Bộ phim điện ảnh “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, đã vượt mốc 100 tỷ doanh thu phòng vé sau hơn 10 ngày công chiếu.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư: "Tôi sốc khi chứng kiến việc giành giật sự sống và cái chết trong viện chữa trị Covid-19"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO