Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh thành đến nay đã gần tròn 300 năm. Kể từ khi ông còn thơ ấu cho đến hiện tại, người đời vẫn thường dùng nhiều mỹ từ để ca tụng ông như: thần đồng đất Việt, nhà bác học kiệt xuất, “tập đại thành” lớn của dân tộc Việt Nam… Các nghiên cứu về Lê Quý Đôn cũng luôn ghi nhận công lao đóng góp của ông trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là Lê Quý Đôn đã để lại cho đời cả một lâu đài văn hóa và khoa học vô cùng quý báu.
Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã Tân Minh (huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội) vừa tổ chức Lễ khánh thành dự án trùng tu, tôn tạo đình Là – Di tích lịch sử Quốc gia thờ Tam vị Đại Vương.
Sáng 18/3, tại di tích đình Trường Lâm, phường Việt Hưng (quận Long Biên, TP Hà Nội), đông đảo nhân dân cùng du khách đã tham dự khai mạc Lễ hội truyền thống làng Trường Lâm năm 2024.
Đền Lảnh Giang (còn gọi là đền Quan Lớn Đệ Tam) tọa lạc tại thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đền Lảnh Giang là một trong những di tích tiêu biểu của tỉnh Hà Nam hội tụ nhiều giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa, tâm linh, được nhân dân cả nước biết đến từ lâu.
Trần Quốc Tuấn là con An Sinh vương Trần Liễu, tương truyền là Thanh Sơn đồng tử giáng sinh, một đêm phu nhân của Trần Liễu nằm mộng thấy một đồng tử áo xanh chui vào bụng mình, có mang rồi sinh ra ông.
Làng cổ Đường Lâm ở ngoại thị Sơn Tây, ngoại thành Hà Nội là nơi duy nhất trong cả nước mà thôn dân có thể tự hào nói: Làng chúng tôi là “Làng Hai Vua”!
Đình Văn Trai toạ lạc ở khu vực đầu làng Văn Trai Hạ, thuộc xã Văn Hoàng, huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội. Địa danh này trước kia thuộc tổng Lương Xá, huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng.