Văn hóa – Di sản

Huyện Thường Tín trùng tu, tôn tạo di tích Quốc gia đình Là

Quỳnh Chi 24/03/2024 20:31

Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã Tân Minh (huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội) vừa tổ chức Lễ khánh thành dự án trùng tu, tôn tạo đình Là – Di tích lịch sử Quốc gia thờ Tam vị Đại Vương.

Theo tư liệu và trong các thần phả, sắc phong còn lưu giữ, đình Là là ngôi đình của La Uyên, Phúc Trại, Thọ Giáo - xã Tân Minh và Mai Sao - xã Nguyễn Trãi thuộc tổng La Phù, huyện Thượng Phúc xưa và nay là xã Tân Minh, huyện Thường Tín. Đình được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII.

dinh-la-3-.jpg
Lãnh đạo huyện Thường Tín tặng hoa chúc mừng xã Tân Minh tại Lễ khánh thành trùng tu, tôn tạo đình Là.
dinh-la-6-.jpg
Các đại biểu cắt băng khánh thành trùng tu, tôn tạo đình Là.

Đình Là trải qua thời gian đã có nhiều lần trùng tu, sửa chữa vào thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn nhưng đều giữ nguyên quy mô và cung cách của niên đại xây dựng so với thuở ban đầu. Cho đến lần trùng tu lớn năm Bảo Đại thứ mười một (1936) mới xây thêm tòa hậu cung. Tòa đại bái 3 gian 2 chái trên nền bó vỉa đá rộng 12m, dài 27m.

Bốn mái đình xòe rộng, tàu mái bốn phía chạy uốn hình mạn thuyền, giao nhau tạo bốn góc đao cong vươn lên trời. Bộ khung đình Là vững chắc trên những cột tròn to lớn. Bốn cột cái, mỗi cột chu vi gần 2m, liên kết với các cột con bằng hệ thống vì và xà vững chắc, theo kiểu thượng chồng rường con nhị, hạ rường nách, bẩy hiên...

Hậu cung của đình Là được xây dựng năm 1936, sát nền sau gian giữa tòa đại bái, gồm ba gian tường hồi bít đốc. Hậu cung đó đã bị giặc Pháp đốt phá năm 1948. Sau khi hòa bình thống nhất đất nước, nhân dân tổng La Phù đã góp công, góp sức xây dựng lại theo quy cách xưa, làm nơi thờ các vị thần hoàng làng.

dinh-la-1-.jpg
Đình Là được xếp hạng Di tích Quốc gia từ năm 2004.
dinh-la-5-.jpg
Ngôi đình cổ của huyện Thường Tín còn lưu giữ được nhiều hiện vật, đạo sắc phong có giá trị lịch sử, văn hóa.

Tư liệu Hán - Nôm còn lưu giữ tại đình như thần phả, sắc phong, và truyền tụng trong dân gian thì có ba vị thần coi giữ việc an khang thịnh vượng cho dân tổng La Phù, đó là Đức thánh cả Minh Lan Đại Vương, đức An Lang Đại Vương và đức Xạ Thần Đại Vương. Hiện nay đình Là còn lưu giữ được nhiều di vật cổ có giá trị về lịch sử nghệ thuật gồm những sắc phong, thần phả, long ngai, bài vị, kiệu rước, hoàng phi, câu đối... Năm 2004, đình Là được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Theo thời gian, đình Là bị xuống cấp nghiêm trọng và một số hạng mục bị hư hại. Năm 2023, Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Thường Tín đã đầu tư kinh phí hơn 7,2 tỷ đồng để tu bổ tôn tạo hạng mục: Đại bái, Hậu cung và sân đình đình Là. Ngoài ra, cán bộ và nhân dân của 4 thôn La Uyên, Phúc Trại, Thọ Giáo (xã Tân Minh) và thôn Mai Sao (xã Nguyễn Trãi) đã phát tâm công đức để xây dựng hai cổng và các công trình phụ trợ khác. Sau 8 tháng thi công, đình Là đã hoàn thành tất cả các hạng mục.

dinh-la-2-.jpg
Đây là công trình văn hóa mang nhiều ý nghĩa, nhằm tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân.
dinh-la-4-.jpg
Múa trống hội tại Lễ khánh thành dự án tôn tạo đình Là.

Theo ông Đặng Hữu Hiệp, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thường Tín, sau khi được trùng tu, tôn tạo, nhân dân địa phương đã có được ngôi đình khang trang nhưng vẫn đậm nét lịch sử, văn hóa truyền thống.

Huyện Thường Tín mong rằng cán bộ, nhân dân 4 thôn La Uyên, Phúc Trại, Thọ Giáo và Mai Sao luôn phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, phấn đấu xây dựng, giữ gìn các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa của quê hương; đẩy mạnh các phong trào xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Trên hết bảo vệ đình Là để di sản này trường tồn cùng với địa phương nói riêng, Thủ đô Hà Nội và đất nước nói chung./.

dinh-la-7-.jpg
Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thường Tín Đặng Hữu Hiệp phát biểu tại lễ khánh thành trùng tu, tôn tạo đình Là.


Đây là công trình văn hóa mang nhiều ý nghĩa, nhằm tưởng nhớ, tri ân các bậc tiền nhân và cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các hoạt động văn hóa tâm linh của người dân địa phương.

Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thường Tín Đặng Hữu Hiệp.

Bài liên quan
  • Huyện Thường Tín vượt chỉ tiêu kết nạp Đảng viên mới
    Phát huy truyền thống đất danh hương, Đảng bộ và nhân dân huyện Thường Tín (Thành phố Hà Nội) đã giành được nhiều thành tựu rất quan trọng. Nổi bật phải kể đến công tác xây dựng Đảng, năm 2023, huyện Thường Tín kết nạp 221 Đảng viên mới, đạt 123% chỉ tiêu Thành ủy Hà Nội giao.
(0) Bình luận
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • "Hội diều làng Bá Dương Nội" đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Chiều 12/4, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
    Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là minh chứng cho những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, nơi truyền thống được tôn vinh và giá trị văn hóa được thắp sáng hôm nay và mai sau.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt sách mới viết cho thiếu nhi - "Xám Ngố đi thành phố"
    Sau thành công của “Cà Nóng chu du Trường Sa” và “Hùm Xám qua sông”, nhà văn Bùi Tiểu Quyên tiếp tục ghi dấu trong lòng độc giả với “Xám Ngố đi thành phố” - phần hai tiếp nối hành trình của chú chó đặc biệt mang sứ mệnh lưu giữ ký ức và sẻ chia tình yêu thương. Tác phẩm do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, ra mắt đúng dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Phát động phong trào thi đua triển khai công tác tuyên truyền, vận động GPMB dự án trọng điểm
    Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 36-CT/TU, ngày 28/11/2024 của Thành ủy “Về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
  • “Yêu lắm Việt Nam” – Khi công nghệ thắp sáng tình yêu đất nước
    Chiều 17/4, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân chính thức công bố triển khai dự án “Yêu lắm Việt Nam” – một sáng kiến ứng dụng công nghệ số kết hợp chip NFC (kết nối không dây tầm ngắn) để lan tỏa tình yêu quê hương, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa và du lịch khắp mọi miền Tổ quốc. Đây là món quà đầy ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Đừng bỏ lỡ
Huyện Thường Tín trùng tu, tôn tạo di tích Quốc gia đình Là
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO