Đa đoan nỗi tình thơ "Hương phố"

Vương Tâm| 03/11/2020 10:43

Đa đoan nỗi tình thơ

Có điều bất ngờ khi tôi vừa mới giở tập thơ “Hương phố” (NXB Hội Nhà văn - 2020) của nhà thơ Nguyễn Cát Chuyển thì bài thơ “Mùa lá ước” đập ngay vào mắt. Tôi đọc liền và thật thú vị khi thấy tứ thơ cuốn hút cùng những câu thơ hay. Nhất là khổ cuối nhà thơ viết: “Anh gã khờ/ Cứ ngẫm ngợi say mê/ Cứ ngắm con đường ngập lá vàng, lá đỏ/ Rồi hồn nhiên thả thơ vào trong gió/ Mong hết mình dâng hiến những mùa vui”. Thì ra đó chính là chân dung nhà thơ. Nguyễn Cát Chuyển khắc họa mình và tự nhận là một gã khờ trong tâm hồn thi ca. Nhưng tôi thì ngược lại thấy nhà thơ ngày càng thi sĩ hơn khi cất lời ca vang lên tự trong lòng: “Đêm nay lạnh/ Trăng có về ngang phố/ Xem vườn ai lá ước rụng vơi đầy”. Lá ước ư? Đó là cách nói độc đáo của Nguyễn Cát Chuyển. 

Trong tâm hồn thi nhân luôn có “Mùa lá ước” dâng hiến cho đời. Lòng thi nhân bày tỏ một cách mơ mộng với những “Vũ điệu gió xô lá rơi xào xạc”. Tôi thấy biết bao điều mới lạ trong tâm hồn nhà thơ Nguyễn Cát Chuyển qua tập thơ mới “Hương phố”. Đến bất cứ đâu trong hành trình du ca của mình anh cũng có nỗi niềm dâng hiến cho thi ca. Những “nàng thơ” hay cảnh quan đất nước luôn mang lại cho anh những rung động và thi tứ mới. Khi rất lãng tử. Khi rất hồn nhiên. Khi lại hiện nguyên hình một gã khờ chân quê bịn rịn mộng mơ. Nguyễn Cát Chuyển đa đoan là vậy.  Tôi bị nhà thơ cuốn hút với những biên độ cảm xúc rất phong phú và sự trải nghiệm rộng mở.

Điểm mạnh của Nguyễn Cát Chuyển là những vần thơ lục bát. Mà hình như đó là thể loại hợp nhất với tâm hồn thi sĩ đa đoan. Thực ra viết thơ lục bát là khó. Bởi nếu vụng chút là dừng lại ở giọng điệu diễn ca hay nôm na vần điệu. Nhưng với nhà thơ Nguyễn Cát Chuyển đã luyện bút mấy mươi năm nên có những thành tựu đáng trân trọng. Qua những tập thơ trước anh đã từng thể hiện sức tìm tòi sáng tạo ở thể loại này. Sang đến “Hương phố” nhà thơ Nguyễn Cát Chuyển có sự bứt phá mới. Người đọc ắt sẽ yêu thích những tứ thơ có tính sáng tạo khá bất ngờ của nhà thơ. Tôi như nhập  đồng với những khổ thơ hay qua những bài như “Mượn em một cọng rơm vàng”, “Ru mùa lá thắm”, “Trẩy hội mùa xuân”, hay “Ngọt làn quan họ”, “Chợ tình Sa Pa”, “Kinh pháp cú”, hoặc “Hương cau bữa ấy em về”, “Khúc thu xa”… Những câu thơ tình trong bài “Hương phố” như những câu thơ tự ru lòng mình. Lời thơ ngân lên như giai điệu quan họ quê hương: 

Giá ngày xưa ấy anh không. 
Thì đâu tóc phố thắm nồng sắc hoa. 
Anh giờ cách bến sông xa. 
Phố buồn vỗ khúc du ca tròng trành. 

Và không chỉ có một lần ru tình khi tìm về ký ức ở nơi phố Hương, nhớ lại người xưa mà nhà thơ còn nhiều những khúc ru khác. Trong thi phẩm “Ru mùa lá thắm” nhà thơ bày tỏ trong chuyến đi Gia Lai một cách bay bổng và đậm chất cao nguyên rằng: 

Chiều vàng cho gió ngẩn ngơ. 
Cà phê xanh biếc, giấc mơ buôn làng. 
Chim Chơ rao gọi mùa sang. 
Câu thơ ngược dốc mơ màng phiêu diêu. 

Nếu đó là những “Câu thơ ngược dốc” độc đáo trong ly ca phê Pleiku thì trong “Một khúc nhạc ru” nhà thơ Nguyễn Cát Chuyển lại có nét huyền ảo hơn:

Ru đường thu lá vàng rơi. 
Ủ màu lá mới, một trời heo may.
Ru mùa mơ mộng thêm say. 
Ru đêm trăng sáng, ru ngày đơm hoa.  

Và còn khúc ru trong “Ta về với những mộng mơ” làm tăng nhịp điệu trong thơ lục bát mà nhà thơ hằng đeo đuổi. Tính âm nhạc uyển chuyển hơn. Đó là lời ca cất lên rất tài hoa trong đường đời bao la đó đây. Nhà thơ viết: 

Ta về với những mộng mơ
Mang câu thơ thả ướt bờ thu xanh
Khát khao mọc cánh mong manh
Hồn thơ nghiêng vắt trên cành 
ngậm sương. 

Đó là cái ảo trong thơ mới của Nguyễn Cát Chuyển với những thi ảnh như “Hồn thơ nghiêng vắt” hay “Mang câu thơ thả ướt bờ thu xanh”. Hoặc anh còn có những thi ảnh sáng tạo như: “Câu thơ bung nụ ngát xanh nỗi niềm” (Bỗng dưng); Hay đó còn “Gió đơn côi lang thang trong chiều nhớ” (Mùa lá ước); Hoặc trong bài “Trẩy hội mùa xuân” nhà thơ viết: “Hương con gái tỏa thơm làn tóc mây”. Đặc biệt khúc ru về thơ Nguyễn Cát Chuyển chỉ mong: “Một mai ở cuối con đường/ Được câu gầy guộc ngát hương… trở mình” (Suy tư). Thi sĩ coi trọng thơ một nghiệp dĩ đam mê và đầy khát vọng sáng tạo: “Một vùng sáng yêu dấu/ Cứ quấn quýt vần xoay. Chân thực và mới lạ/ Khát vọng mọc cánh bay” (Thơ).

Tập thơ “Hương phố” còn có sự tỏa sáng ở phần thơ tình. Ở những tập thơ trước như “Bầu trời mắt nhớ”, “Đau đáu một miền quê”… Nguyễn Cát Chuyển đã có không ít phần thơ tình chân quê nhưng lại bay bổng và lãng mạn. Nhưng với “Hương phố” mảng thơ tình của nhà thơ có những nỗi niềm ám ảnh hơn và đậm chất lãng tử với những câu thơ ấn tượng. Một bước sáng tạo mới đã đem lại  dấu ấn cho “Hương phố”. Thật yêu những câu thơ của thi sĩ như: “Hương tình bừng thức dậy/ Nhớ xanh trong mắt nhau” (Ngày em đến). Nỗi nhớ “Xanh trong mắt nhau” gây ấn tượng dịu dàng và mơ mộng trong tình yêu. Hay sắc vàng đồng quê đã hiện lên khi nhà thơ cảm xúc: “Mượn em một cọng rơm vàng/ Thơm lừng hương lúa, mênh mang mùa về”. Hoặc thật dễ thương và lạ khi tặng những câu thơ cho nàng thơ rằng: “Anh thả hồn thơ viết dở/ Nghe từng vần sợi nhớ cộm lên ngày” (Heo may). Hơn nữa nhà thơ còn thể hiện sự cô đơn của mình trong sự lỡ làng chia xa với những câu thơ tinh tế: “Ngụm cà phê đắng trên môi/ Nghe bình minh vỡ một ngày trôi qua” (Kinh Pháp cú). Và đến “Khúc thu xa” càng tỏ rõ những hoài niệm về tình yêu của thi sĩ lắng đọng những nỗi muộn sầu dịu êm rằng:

Ai về hái ánh trăng suông. 
Lắng nghe thu kể ngọn nguồn trúc mai. 
Em về bóng đã đổ dài. 
Khúc thu xa biết có ai đi cùng

Tiếp mạch nguồn cảm xúc thi ca về quê hương và những nỗi niềm nhân tình thế thái, nhà thơ Nguyễn Cát Chuyển cũng đã có những nét khắc khoải và đầy tràn cảm xúc. Người đọc có thể nhận biết những tâm hồn nồng hậu của nhà thơ qua những bài “Tháng Giêng anh ở đảo xa”, “Bến xưa”, “Tiếng đồng gọi”; hoặc “Đất mẹ yêu thương, “Hương rừng”; hay “Tôi yêu lính đảo”…Thật xúc động khi nhà thơ viết: “Rát mặt trước nắng dội. Dõi trông phía chân trời/ Đằm phong ba bão táp/ Không một phút buông lơi” (Tôi yêu người lính đảo). Với tâm tư hướng về đất tổ, quê hương của mình nhà thơ cũng có những tự sự đậm chất nhân văn: “Rối nước Đồng Ngư trỗi dậy/ Ca trù khát vọng tràn trề/ Vang rền làn quan họ cổ. Ngọt ngào đằm thắm duyên quê” (Nên hương dâng lên Thủy Tổ). Những nỗi niềm về quê hương nhà thơ còn có những sâu sắc qua những câu thơ lục bát giàu thương cảm qua bài “Thương lắm tóc dài ơi”. Mái tóc dài quê hương thay đổi đã làm nhà thơ buồn thương. Nỗi nhớ mái tóc dài chính là tâm sự về quê hương thân yêu được gửi gắm qua những câu thơ: “Áo còn phảng phất rạ rơm/ Mà hồn gió cợt mưa trơn trong trành/ Xót xa mái tóc dài xanh/ Giờ sao cũn cỡn chẻ nhành tả tơi/ Tóc dài thương tóc dài ơi…!”. Những suy tư về quê hương luôn đọng lại trong tâm hồn nhà thơ với mối lo toan cho cánh đồng làng: “Sấm chớp rách trời chiều hạ/ Gió thông thốc thổi từng cơn/ Mây đen kéo về vội vã/ Cầu trời mưa xuống nhiều hơn” (Thầm mơ đặng một mùa vàng).

Có thể nói tập thơ “Hương phố” là một bước chuyển động mới trong hành trình sáng tạo thơ ca của nhà thơ Nguyễn Cát Chuyển. Có những nét sáng tạo mang tư duy thời đại. Phong phú về đề tài. Mạch cảm xúc dồi dào. Đáng chú ý nhà thơ đã thể hiện được nét sáng tạo trong ý tưởng và nhịp điệu hiện đại trên nền tảng thơ lục bát quen thuộc. Với những câu thơ mang tính huyền ảo thấm nhuần ánh sáng của nghệ thuật thi ca tượng trưng đã mang lại sự lấp lánh trong ngôn ngữ thi ca. Đó chính là sự thành công của tập thơ mới của nhà thơ Nguyễn Cát Chuyển. Hy vọng “Hương phố” sẽ ngát thơm đúng như câu thơ mà nhà thơ đã viết: “Thảo thơm thả ngọn gió lành/ Câu thơ bung nụ ngát xanh nỗi niềm” (Bỗng dưng). 
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • Hà Nội yêu cầu đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
    UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 1541/UBND-ĐT chỉ đạo các đơn vị bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
  • Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" được thực hiện tại 3 điểm cầu của 3 miền Bắc, Trung, Nam.
    Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được thực hiện tại 3 điểm cầu ở Hà Nội, Quảng Trị và TP.HCM.
Đừng bỏ lỡ
Đa đoan nỗi tình thơ "Hương phố"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO