Sự kiện & Bình luận

Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" được thực hiện tại 3 điểm cầu của 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Việt Thương (T/h) 21:55 22/04/2025

Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được thực hiện tại 3 điểm cầu ở Hà Nội, Quảng Trị và TP.HCM.

Chương trình được truyền hình trực tiếp vào 20h10 tối 27-4-2025 trên sóng VTV1.

anh-chup-man-hinh_22-4-2025_15223_tuyenquangtv.vn.jpeg
anh-chup-man-hinh_22-4-2025_152059_tuyenquangtv.vn.jpeg
Thiết kế sân khấu tại điểm cầu Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: VTV)

Nhằm tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về tầm vóc, giá trị, ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đại thắng mùa Xuân 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nâng cao nhận thức, bồi đắp lý tưởng cách mạng, niềm tin của Nhân dân vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đài THVN thực hiện chương trình cầu truyền hình Vang mãi khúc khải hoàn dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.

Chương trình cũng nằm trong loạt chương trình trọng điểm do Đài THVN sản xuất hướng tới kỷ niệm những sự kiện lớn của đất nước trong năm 2025.

Theo đó, 3 điểm cầu được đặt cụ thể ở các địa điểm gồm:ng viên Thống Nhất (Hà Nội); phía Bắc Cột cờ Hiền Lương (Quảng Trị) công viên Bờ sông Sài Gòn (TP.HCM). Đại diện êkip sản xuất cho biết, nhóm đã triển khai xây dựng kịch bản chương trình song song với việc khảo sát các địa điểm phù hợp và ý nghĩa.

Tại Hà Nội, công viên Thống Nhất là nơi được Bác Hồ đặt tên, thể hiện mong ước của Người về ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Đây cũng là nơi hội ngộ của những người con miền Nam ra ngoài Bắc, với những địa điểm như cầu Thống Nhất, bán đảo Hòa Bình.

Với thành phố Hồ Chí Minh, đây là địa điểm thể hiện sự vươn mình của một thành phố trẻ và năng động.

Còn tại Quảng Trị, nơi đây cũng đã chứng kiến thời điểm lịch sử khi đất nước bị chia cắt bên dòng Bến Hải.

Theo những người thực hiện chương trình, 3 điểm cầu sẽ trở thành những "nhân chứng" sống động kết nối giữa quá khứ và hiện tại trong một không gian nghệ thuật được dàn dựng quy mô, hoành tráng và xúc động. Xuyên suốt thời lượng diễn ra cầu truyền hình, khán giả sẽ được sống lại với những trang sử hào hùng trên chặng đường thống nhất đất nước, thấm nhuần những bài học lịch sử và thêm tự hào về tinh thần đoàn kết toàn dân tộc của các lực lượng, các tầng lớp nhân dân từ hậu phương đến tiền tuyến. Cùng với đó, "Vang mãi khúc khải hoàn" sẽ nêu bật được những thành tựu vượt bậc của đất nước trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển.

Chương trình gồm 3 phần, mở đầu với thông điệp về khát vọng hòa bình. Đó là những thước phim tư liệu quý giá tái hiện bối cảnh lịch sử đau thương nhưng kiên cường, khi cả dân tộc buộc phải cầm súng để bảo vệ độc lập. Các tiết mục nghệ thuật đậm chất sử thi, từ những làn điệu dân ca đến hòa tấu đương đại, khắc họa sâu sắc ý chí bất khuất của dân tộc.

Ở chương 2, chương trình mang đến phóng sự đặc biệt về Tết Mậu Thân 1968, trận chiến Thành cổ Quảng Trị và Hiệp định Paris 1973 – những dấu mốc lịch sử làm thay đổi cục diện chiến tranh tại Việt Nam. Xen lẫn đó là những màn trình diễn nghệ thuật kết hợp công nghệ 3D mapping, tái hiện sống động khoảnh khắc quân ta tiến vào Dinh Thống nhất, đưa người xem trở lại thời khắc lịch sử trọng đại.

Trong chương 3 - Tự hào ta đi lên, ơi Việt Nam, đó là những thông điệp từ bài học lịch sử được kết nối với thành tựu đất nước hôm nay, khẳng định tầm vóc của sự kiện Giải phóng miền Nam (30/4) trong hành trình phát triển đất nước. Tại đây, khán giả sẽ được thưởng thức những tiết mục nghệ thuật hiện đại, từ hợp xướng hoành tráng đến màn pháo hoa rực rỡ, sẽ thắp lên niềm tự hào và khát vọng vươn tới tương lai.

“Chương trình muốn truyền tải thông điệp về giá trị thiêng liêng của hòa bình và độc lập - thành quả mà bao thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu để giành lại. Chúng ta, những người đi sau, không chỉ có trách nhiệm giữ gìn mà còn phải tự hào về những gì cha ông đã làm được. Bằng sự đoàn kết, ý chí và trí tuệ, mỗi người cần chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, vững bước vào kỷ nguyên mới. Hãy cùng nhau đưa Việt Nam vươn xa, khẳng định vị thế trên trường quốc tế, làm rạng rỡ quê hương mình”, nhà báo Thanh Loan - Ban Văn hóa - Giải trí, Đài THVN chia sẻ./.

Bài liên quan
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
(0) Bình luận
  • Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện hướng tới con số 10 triệu khách hàng trong tương lai
    Ngày 22/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 với nhiều nội dung đáng chú ý, bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2025.
  • Kết nối việc làm mỗi ngày: Bài 2- Doanh nghiệp cần người, trung tâm sẵn sàng kết nối
    Trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi, các doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc, tăng tốc phát triển, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, một trong những “nút thắt” mà nhiều doanh nghiệp gặp phải chính là bài toán nhân lực – tìm đúng người, đúng kỹ năng trong khoảng thời gian ngắn và tiết kiệm chi phí. Thay vì loay hoay trên các nền tảng tuyển dụng, không ít đơn vị đã tìm thấy lời giải tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội – nơi đang trở thành “cầu nối vàng” giữa doanh nghiệp và người lao động.
  • Lãnh đạo TP. Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 155 năm Ngày sinh Lênin
    Nhân kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2025), sáng 22/4, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội).
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • Chuỗi sự kiện nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc
    Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) với thông điệp toàn cầu “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ”, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, trọng tâm là lĩnh vực âm nhạc.
  • Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2025)
    Sáng nay, tại Hà Nội, diễn ra Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/04/1950-21/04/2025) và Hội nghị toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam năm 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày "Non sông liền một dải": Tái hiện hành trình thống nhất thiêng liêng của dân tộc
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải” nhằm tái hiện hành trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • “Di sản công nghiệp” - nguồn lực để Hà Nội tạo ra các trung tâm công nghiệp văn hóa
    Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) được Thành phố Hà Nội xác định là một trong những chủ trương quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng, phát triển trung tâm CNVH, trong đó Thành phố có thể tái sử dụng và hồi sinh các “di sản công nghiệp” để mở ra các không gian sáng tạo.
  • Hồi sinh nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại
    Nghệ thuật truyền thống là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa Việt Nam, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc qua bao thế hệ. Từ những câu hò, điệu lý, làn điệu chèo, tuồng, cải lương, đến tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay nghệ thuật múa rối nước… tất cả đều mang trong mình hơi thở của lịch sử và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, trong guồng quay của nền kinh tế thị trường và sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, nghệ thuật truyền thống đang đối mặt với nhiều thách thức. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện đại - đó là yêu cầu, nhiệm vụ cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
  • Hà Nội yêu cầu đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
    UBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 1541/UBND-ĐT chỉ đạo các đơn vị bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
  • Gần 2.000 tác phẩm tham dự vòng sơ khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX - 2025
    Sáng 22/4, tại Hà Nội diễn ra lễ khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XIX năm 2024. Hội đồng sơ khảo đã công bố quyết định thành lập Hội đồng sơ khảo và quy chế làm việc của Hội đồng sơ khảo.
Đừng bỏ lỡ
Cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" được thực hiện tại 3 điểm cầu của 3 miền Bắc, Trung, Nam.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO