Tác giả - tác phẩm

Cuốn sách đầu tiên viết về những tật xấu của người Việt

Thụy Phương 05:59 07/12/2023

“Với “Tật xấu của người Việt” Di Li đã cho thấy sự dũng cảm, lòng tự trọng và cả tình cảm yêu thương với quê hương xứ sở”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã nhận định như thế trong buổi giao lưu ra mắt sách do Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức tại Hà Nội chiều ngày 6/12.

Chia sẻ về tập sách mới ra mắt này, nhà văn Di Li cho hay, cuốn sách được hình thành từ gợi ý của luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh. Tuy nhiên, phải mất tới 18 năm, qua một thời gian dài tìm hiểu, nghiên cứu tìm hiểu về tính cách của dân tộc Việt, bao gồm cả tật xấu và tính tốt Di Li mới “trình làng” tác phẩm. “Trước đây, trong cuốn “Thị thành ký” tôi cũng đã đề cập tới một số những tật xấu của người Việt, nhưng chưa nhiều. Khi được luật sư Quỳnh Anh gợi ý, tôi bắt đầu gom nhặt các bài viết của mình đồng thời chỉnh lý và bổ sung thêm. Để việc đánh giá khách quan, tôi đã đọc và nghiên cứu rất nhiều các tư liệu của người nước ngoài viết về Việt Nam”, nhà văn Di Li chia sẻ.

Đón nhận tác phẩm của Di Li, luật sư Quỳnh Anh cho hay chị cảm nhận được sự khác biệt rất lớn giữa bản thảo đầu tiên mà Di Li nhờ đọc với cuốn sách vừa ra mắt độc giả. Tác phẩm cho thấy tính khoa học, sự dày công, hài hước hóm hỉnh và cả sự nhân văn, nhân hậu của người viết.

di-li-1.jpg
Nhà văn Di Li chia sẻ tại buổi ra mắt sách "Tật xấu của người Việt".

“Tật xấu người Việt” do Nhã Nam và Nxb Hội Nhà văn liên kết xuất bản, bao gồm 48 câu chuyện về tính tự ái, trọng tình hơn lý, sự phiến diện, thích đổ lỗi, lười cảm ơn, lười đọc sách, lười biểu hiện cảm xúc tích cực mà chỉ ưa nói thẳng những điều tiêu cực, chê vùi dập khen bốc giời, vô duyên hay xen vào chuyện cá nhân, trọng nam khinh nữ, hay cả nể, hay gây ồn ào, quan cách, ưa hối lộ, tham nhũng vặt, ưa thành tích, thích làm thầy không thích làm thợ, sính bằng cấp, học chỉ để thăng tiến, thiếu tính độc lập, sĩ diện, hay khoe khoang, tham lam chủ nghĩa, không bảo vệ tài sản công cộng, ích kỷ, nghĩ ngắn chỉ thấy lợi ích trước mắt, thói quen phạm luật, không bao giờ biết đủ, lãng phí…

tat-xau-nguoi-viet-2.jpg
Cuốn sách đầu tiên phân tích những thói tật của người Việt.

Nhà báo Yên Ba trong lời giới thiệu cho cuốn sách đã nhận định: “Viết về tật xấu của người khác là một công việc đầy rủi ro. Viết về tật xấu của một dân tộc, hơn thế, là một công việc nguy hiểm. Di Li đã bắt tay vào làm công việc nguy hiểm ấy từ nhiều năm qua. Là nhà văn nữ đầu tiên viết về chủ đề gai góc này tác giả phải vượt qua thách thức của người đi đầu tiên, đồng thời phải có một tâm thế cứng cỏi. Viết về chủ đề tật xấu của con người mà không sa vào cay nghiệt, hả hê, đòi hỏi cái tâm của tác giả phải bình hòa, điềm đạm. Viết để người đọc dừng lại trên trang sách mà ngẫm ngợi, tác giả phải đủ nhân hậu, đủ day dứt để cảm thông, tha thứ cho những thói hư tật xấu của con người nói chung và chính mình nói riêng”.

di-li-2.jpg
Quang cảnh buổi giao lưu ra mắt sách.

Tại buổi giao lưu ra mắt sách, nữ nhà văn dí dỏm chia sẻ, chị đã “nín thở chờ giấy phép” và rất vui khi cuốn sách được cấp phép xuất bản. “Tôi biết rằng cuốn sách này sẽ gây nhiều tranh cãi, bởi quan điểm là thứ không thể “định lượng”, nên sẽ không bao giờ có đáp số chung nhất. Hơn nữa, khi những quan điểm ít nhiều “va chạm” đến một số người, rất có thể sẽ gây chạnh lòng. Nhưng tôi thực bụng mong muốn độc giả tiếp nhận những câu chuyện này với thái độ thiện chí nhất”, nhà văn Di Li bộc bạch.

Theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều, tính xấu chính là vật cản đối với sự phát triển văn minh của đất nước. Cũng bởi thế, khi đọc cuốn sách này ông tin tưởng với sự phân tích khoa học và nhân văn của tác giả, người đọc sẽ không nổi giận hay tự ái, ngược lại sẽ suy nghĩ lại, điều chỉnh lời ăn, tiếng nói, hành động để những tật xấu ngày một nhỏ đi, biến mất.

Còn PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương thì cho rằng cuốn sách chính là tấm gương để mọi người cùng soi chiếu, khắc phục những tật xấu để hướng tới những điều tốt đẹp hơn./.

Nhà văn Di Li sinh năm 1978, được biết đến là một cây bút đa tài, với sức viết đáng kể khi cho ra mắt hàng chục đầu sách thuộc đủ thể loại, và đặc biệt thành công với thể loại tiểu thuyết trinh thám. “Tật xấu người Việt” là cuốn sách thứ 27 của nữ nhà văn. Cuốn sách nằm trong bộ đôi sách khảo cứu về tính cách người Việt hiện đại “Tật xấu người Việt” và “Tính tốt người Việt” (đang được tác giả ấp ủ hoàn thiện trong thời gian tới).

Bài liên quan
  • Lắng nghe những điều đẹp đẽ và cảm động trong “Chuyện thầy trò”
    Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam vừa ra mắt độc giả cuốn sách “Chuyện thầy trò”. Tập sách gồm những câu chuyện chân thực và đầy cảm động về người thầy, được kể lại bởi hai nhà báo Chu Hồng Vân, Hoàng Hương – vốn là phóng viên của báo Tuổi trẻ, đã theo đuổi mảng giáo dục nhiều năm nay.
(0) Bình luận
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
  • Ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
    Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cuốn sách do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chỉ đạo biên soạn.
  • “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo về làng nghề thủ công Việt Nam
    NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Cuốn sách đầu tiên viết về những tật xấu của người Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO