Tác giả - tác phẩm

Lắng nghe những điều đẹp đẽ và cảm động trong “Chuyện thầy trò”

Thụy Phương 16/11/2023 07:15

Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam vừa ra mắt độc giả cuốn sách “Chuyện thầy trò”. Tập sách gồm những câu chuyện chân thực và đầy cảm động về người thầy, được kể lại bởi hai nhà báo Chu Hồng Vân, Hoàng Hương – vốn là phóng viên của báo Tuổi trẻ, đã theo đuổi mảng giáo dục nhiều năm nay.

Các câu chuyện được ghi lại trong sách là những tình huống sư phạm đặc biệt, những sự chia sẻ tận tâm của người thầy, những chân dung người thầy đi những lối đi riêng đầy dũng cảm trong ngành giáo dục, hay là những học trò đã trưởng thành kể lại kỷ niệm họ đã có với thầy cô, những kỷ niệm khiến họ đổi thay cuộc đời mãi mãi, theo hướng tốt đẹp hơn.

Cuốn sách cũng ghi chép lại câu chuyện mà những người thầy kể về các tình huống đặc biệt họ gặp trong nghề sư phạm, mà trong những tình huống ấy, lương tâm, lòng trắc ẩn và sự tinh tế đã giúp họ có những hành xử đúng đắn, có ý nghĩa với học trò.

Như chuyện của một cô giáo đến dạy ở một ngôi trường mới mà chỉ coi đó như một trạm trung chuyển để đi tiếp, nhưng những bài giảng hấp dẫn của cô đã khiến lũ học trò yêu mến, đón đợi, khiến cô đã quyết định không rời đi nữa.

Hay chuyện thầy giáo phát hiện ra một cậu học trò cứ đến tiết năm là trở nên cáu kỉnh, mất kiểm soát, ném sách vào bạn và văng tục. Thầy đã không thể làm ngơ mà cố gắng tìm hiểu, để rồi phát hiện ra, vì bố mẹ cậu ly hôn và cậu ở với bố, nhưng bố cấm hai mẹ con gặp nhau nên mẹ hay tìm đến trường vào giờ tan học để được gặp cậu, cậu không thể bình tĩnh vào những tiết học cuối... Khi đó thầy giáo đã làm nhiều cách để hỗ trợ cậu bé vượt qua giai đoạn khó khăn.

chuyen-thay-tro-1.jpg
Với những câu chuyện cảm động, “Chuyện thầy trò” gieo cho bạn đọc niềm tin về những điều tử tế trong ngành giáo dục.

Xuyên suốt tập sách, bạn đọc được “gặp gỡ” rất nhiều những thầy cô mà tấm lòng, tình yêu thương của họ luôn đong đầy trong trái tim của học trò.

Đó là cô Hồng Liên - người thầy đầu tiên giúp cậu học trò Hùng nhìn thấy vẻ đẹp của văn chương và nắm lấy những giá trị của bản thân mà trước đây Hùng không biết.

Đó là cô giáo Mai, người đã giúp cô trò nhỏ Hoài Thương từ chỗ nhút nhát, cứ bị gọi lên bảng là run như cầy sấy trở thành một con người khác hẳn: hoạt bát, năng động, tự tin, sẵn sàng đón nhận những thử thách mới chứ không co ro, sợ hãi trong vỏ ốc của mình như ngày xưa. “Nhờ cô Mai mà tôi trở thành thủ lĩnh sinh viên trong suốt bốn năm học đại học. Nhờ cô Mai mà tôi tự tin đi thi rồi đậu học bổng ra nước ngoài du học bậc cao học. Tôi đã và đang sống một cuộc đời đáng sống với tinh thần tiến công, dám nghĩ dám làm.”

Đó là cô giáo Hòa - người đã theo suốt chặng đường học hành và lớn lên của cậu cậu học trò nghèo tên Hiếu. Trong hoàn cảnh nhà nghèo, sống với bà ngoại, không biết ba mình là ai, và chỉ gặp mẹ qua những tấm hình bà ngoại còn giữ, thì với Hiếu cô giáo chính là một thiên thần. Cô đã đến đón cậu đi học hằng ngày bằng xe đạp, không chỉ dạy cậu trên lớp, cô dạy cả nhiều điều về cuộc đời khi chở cậu sau xe. Tốt nghiệp cấp hai, cô hướng cậu vào một trường nghề.

“Trong buổi lễ tốt nghiệp ở trường trung cấp nghề,… Hiếu vội vàng chạy xuống chỗ cô. Nước mắt cậu trào ra: "Cô ơi, con xin được gọi cô là mẹ được không cô?’ Hiếu hỏi, nhưng thực ra không cần cô trả lời. Trong lòng cậu, cô đã thực sự là mẹ. Những gì cô Hòa làm cho Hiếu ngay từ ngày đầu cậu leo lên xe để cô chở về nhà, chỉ có thể là một người mẹ”.

Trong cuốn sách này, người đọc cũng sẽ bắt gặp nhiều chân dung người thầy đặc biệt nữa. Đó là người thầy sáng tạo bài giảng bất chấp bị mang tiếng là “thích chơi trội”, người thầy mở một ngôi trường dành cho những học sinh cá biệt “không còn chỗ nào để đi”, hay những người thầy “vác rá đi xin cơm” cho học sinh ở một ngôi trường miền núi hẻo lánh…

Tác giả Chu Hồng Vân và Hoàng Hương đã có một hành trình hơn hai thập kỷ để quan sát, chiêm ngưỡng những vẻ đẹp của nghề giáo. Với họ, “Giáo dục là con đường nhọc nhằn. Thực sự nhọc nhằn. Nhưng cũng hạnh phúc. Ở đâu đó, người ta nói nhiều về những chuyện tiêu cực trong nghề giáo, những chuyện xấu xí của học đường để bi quan, để chê trách. Nhưng chúng tôi vẫn có niềm tin mãnh liệt vào những điều tử tế trong giáo dục”. Và cuốn sách “Chuyện thầy trò” với những điều tử tế lấp lánh sau mỗi trang viết sẽ gieo cho bạn đọc thêm những niềm tin ấy./.

Bài liên quan
  • Văn Cao - mùa chữ, mùa người
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ Văn Cao (15/11/1923 - 15/11/2023), Ban Văn học nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam đã ra mắt cuốn sách “Văn Cao - mùa chữ, mùa người”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Người phục vụ già nhớ mãi những lời dạy của Bác Hồ
    Ông Lê Bá Cải (sinh năm 1933, quê tại Đông Sơn, Thanh Hóa) từng là một trong những thanh niên trẻ tuổi được tuyển chọn điều lên chiến khu Việt Bắc, bổ sung vào Đội Xây dựng thuộc Ban kiểm tra 12 – Bí danh của Chủ tịch Phủ - Thủ tướng Phủ tại An toàn khu (ATK) Sơn Dương, Tuyên Quang. Sau quá trình dài được phục vụ Bác Hồ, cho đến nay, mặc dù đã ngoài 90 tuổi, người phục vụ già vẫn nhớ rất rõ những tháng ngày khó khăn bên Bác và những bài học mà Người đã dạy.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
Lắng nghe những điều đẹp đẽ và cảm động trong “Chuyện thầy trò”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO