Cửa ngõ Thủ đô tắc nghẹt nhiều giờ đồng hồ sau kỳ nghỉ lễ
KTĐT|12/04/2022 08:28
Sau kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, hàng vạn người quay trở lại Thủ đô. Từ đầu giờ chiều ngày 11/4, nhiều tuyến đường dẫn vào Thủ đô tắc nghẹt nhiều giờ đồng hồ.
Dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay người lao động được nghỉ liên tục 3 ngày (thứ Bảy, Chủ nhật và nghỉ bù vào thứ Hai). Sau kỳ nghỉ lễ, hàng vạn người cùng lúc đổ về các cửa ngõ khiến nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng.
Theo ghi nhận của PV, từ 14 giờ ngày 11/4, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, Vành đai 3, Giải Phóng, lượng phương tiện đổ về không ngớt. Càng về chiều, cùng với cơn mưa nhỏ khiến cửa ngõ Thủ đô càng trở nên đông đúc.
Sau kỳ nghỉ lễ, hàng vạn người cùng lúc đổ về các cửa ngõ khiến nhiều tuyến đường ở Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng.
Anh Vũ Trung Tính, trú tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam định cho biết: “Do dịp Tết Nguyên Đán phải ở lại Hà Nội vì dịch Covid-19, đợt nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương lần này tôi về thăm gia đình”. Di chuyển bằng xe máy, từ Nam Định tới Hà Nội bằng xe máy, anh tính mất gần 4 tiếng đồng hồ, trong khi ngày thường chỉ mất khoảng 3 tiếng đồng hồ. Anh Tính cho hay, cách trung tâm TP Hà Nội hàng chục km, dòng người nườm nượp di chuyển.
Hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau hướng vào trung tâm TP Hà Nội trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Mắc kẹt trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, anh Lê Hoàng Nam, trú tại TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cho biết: “Tôi đã chủ động quay trở lại Hà Nội từ sớm nhưng đến gần Pháp Vân bắt đầu ùn tắc, dòng xe di chuyển chậm, gần 1 tiếng đồng hồ chưa đi được 5km”.
Anh Nam cho rằng, đợt nghỉ lễ lần này, dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt, kinh tế dần phục hồi nên nhiều gia đình tranh thủ đi chơi, du lịch hay về quê thăm gia đình, người thân nên trước ngày đi làm trở lại, nhiều người trở về Hà Nội cùng lúc dẫn đến tình trạng đường phố ùn tắc nghiêm trọng.
Nhiều tuyến phố nội thành cũng rơi vào cảnh ùn tắc.
Ô tô, xe máy, người đi bộ chen chúc nhau di chuyển.
Đường Vành đai 3, đoạn qua hồ Linh Đàm, phương tiện nối đuôi nhau.
Phương tiện chia thành nhiều ngả khi vào đến nội thành.
Ở chiều ngược lại, thưa thớt phương tiện di chuyển.
Ùn tắc nghiêm trọng đoạn qua công viên Yên Sở nhiều giờ đồng hồ.
Người dân quay lại Hà Nội với đủ thứ quà quê.
Hình ảnh trên đường giải phóng lúc 15 giờ ngày 11/4.
Cơn mưa nhỏ khiến hành trình trở lại Hà Nội càng thêm vất vả.
Lực lượng chức năng có mặt từ sớm để phân luồng giao thông.
Nhiều người tỏ ra mệt mỏi khi di chuyển trong ùn tắc.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
“Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
Sáng 3/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2025 – 2030 với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẳng định mọi quyền lợi về lương hưu, trợ cấp và bảo hiểm y tế sẽ được bảo đảm đầy đủ, kịp thời, không bị gián đoạn khi chuyển chính quyền 2 cấp.
Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 sẽ được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình và một số tuyến đường trung tâm Thủ đô Hà Nội với chương trình diễu binh, diễu hành có quy mô khoảng 30.000 người.
Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2305/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) để sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025)
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội vừa thông báo tạm dừng đón khách tại ba điểm di tích trên địa bàn nhằm phục vụ công tác tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp các công trình di sản.
Ven bờ sông Tô Lịch của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, có một ngôi đền chứa đựng sự cổ kính và phản ánh rõ nét thẩm mỹ truyền thống của kiến trúc đền miếu Bắc Bộ - đó chính là đền Kim Giang.
Sáng ngày 3/7, Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Sơn Tây (thành phố Hà Nội) lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 tổ chức Hội nghị thông qua các nội dung chuẩn bị Đại hội.
Những ngày đầu tháng 7/2025, tại điểm phục vụ hành chính công của phường Cửa Nam, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, cho thấy tinh thần phục vụ nhân dân đang được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 1407/QĐ-TTg ngày 28/6 về việc quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể.
Vùng đất xứ Đoài địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa của Thủ đô như huyện Đan Phượng trước kia, nổi tiếng với ẩm thực đậm nét truyền thống, như: Nem Phùng, rượu đậu Hồng Hà, bánh tẻ Liên Hà, bánh gio Liên Hồng hay cháo se Hạ Mỗ… Bánh gấc Tân Lập nay thuộc xã Ô Diên - là thứ bánh gói trọn trong đó là sắc đỏ rực rỡ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và viên mãn trong văn hóa dân gian. Mỗi chiếc bánh là kết tinh của đất, của trời, và trên hết là của bàn tay người thợ quê cần mẫn đang từng ngày gìn giữ hương vị dân gian giữa lòng phố thị hiện đại.
UBND Thành phố vừa ban hành Quyết định số 3208/QĐ-UBND về Thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Hà Nội" ngành thủ công mỹ nghệ năm 2025 và Tổ thư ký giúp việc Hội đồng.
Sáng 1/7, HĐND phường Ba Đình tổ chức Kỳ họp thứ nhất khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà dự và chỉ đạo tại Kỳ họp.
Trung tâm Phục vụ Hành chính công Hà Nội vừa có Thông báo số 190/TB-TTPVHCC về công khai các Điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường, các Chi nhánh thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công và thông tin đường dây nóng hỗ trợ, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội.