CSGT Hà Nội "giải cứu" củ cải cho nông dân

Hà Nhung/ANTĐ| 21/03/2018 10:23

Trước tình trạng người nông dân tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội, đang phải đổ bỏ hang nghìn tấn củ cải do không có người mua, đội CSGT số 11 và nhiều người dân đã lập những điểm để “giải cứu” củ cải giúp bà con.

CSGT đi "mua - bán" củ cải giúp người nông dân

Các cán bộ chiến sĩ đội CSGT số 11 cho hay, sau khi nhận được thông tin phản ánh về việc bà con nông dân thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội, đang gặp khó khăn trong việc bán củ cải do bị mất giá, bán không có người mua, nhiều gia đình phải nhổ củ cải đổ xuống sông Hồng gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Thượng uý Nguyễn Duy Linh (Bí thư chi đoàn đội CSGT số 11- phòng CSGT Hà Nội) đã chủ động đề xuất với cấp uỷ, ban chỉ huy đội CSGT số 11, phối hợp với đoàn xã của xã Tiến Xuân, xã Thạch Hoà - huyện Thạch Thất, đi thu mua và bán củ cải giúp nhân dân.


Sau đó, trực tiếp Thượng úy Nguyễn Duy Linh, Thượng úy Phạm Chí Hiếu, Trung uý Phùng Chí Bình từ trụ sở đội CSGT số 11 (đóng tại thôn 6 - Thạch Hoà, Thạch Thất, Hà Nội) di chuyển gần 70 cây số lên xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, thu mua củ cải, sau đó mang về 2 xã Tiến Xuân và Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, bố trí các điểm bán. Chi đoàn CSGT số 11 cắt cử đoàn viên thay nhau kết hợp với đoàn viên 2 xã Tiến Xuân và Thạch Hoà để bán.

ảnh 1

Chi đoàn CSGT số 11 cắt cử đoàn viên thay nhau bán củ cải giúp nông dân.

“Chi Đoàn đội CSGT số 11 nói riêng và đoàn Phòng CSGT- CATP Hà Nội nói chung mong muốn mọi người hãy chung tay "giải cứu củ cải" giúp bà con nhân dân thôn Đông Cao, Xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội” -  một cán bộ chia sẻ.

Năng suất cao... dẫn tới dư thừa

Nói về nguyên nhân dẫn tới việc bà con nông dân nhổ củ cải bỏ đi, ông Vũ Văn Kỳ, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Đông Cao, xã Tráng Việt cho biết, diện tích trồng củ cải năm nay của HTX là khoảng 80 ha.

Do thời tiết từ dịp Tết Nguyên đán đến nay liên tục ấm, nồm ẩm, thuận lợi cho củ cải phát triển. Bên cạnh đó, năm nay, người dân chuyển sang giống củ cải mới nên năng suất cao đã dẫn tới tình trạng dư thừa.

Một sào củ cải trồng với chi phí khoảng từ 3 đến 3,5 triệu đồng. Vào thời điểm trước thời điểm Tết Nguyên đán 2018, người dân bán được khoảng 10 triệu đồng/sào. Nhưng hiện nay, loại củ cải ngon, vừa đến lứa thu hoạch bán tại đồng là 3.000 đồng/kg, còn loại hơi quá lứa thì chỉ còn mức 1.000 -1.500 đồng/kg, thậm chí không bán được vì không có người thu mua.

Uớc tính, số củ cải không tiêu thụ được và bị hư hỏng từ Tết Nguyên đán đến nay là 2.000 tấn. Trong khi đó, hiện diện tích tồn đọng chưa tiêu thụ được còn 30 ha, tương đương 3.000 tấn. Tổng thiệt hại tương đương khoảng 6 tỷ đồng.

ảnh 2

Nhiều người dân nhiệt tình ủng hộ mua củ cải.

Rau, củ từ Trung Quốc vẫn nhập số lượng lớn

Không chỉ củ cải, su hào tại các vựa trồng khác như ở tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hải Dương cũng rơi vào tình trạng tương tự. Giá bán tại ruộng hiện chỉ còn mức 300 đồng/củ. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, người dân không bán được nên đã phải nhổ bỏ để trồng rau khác.

Trong khi rau, củ đang dư thừa phải nhổ bỏ, để thối thì lượng su hào, bắp cải nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn không hề giảm. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, riêng trong tháng 2, Việt Nam vẫn nhập 3.000 tấn rau củ từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật khẳng định: “Giá rau trong nước giảm mạnh không liên quan đến việc nhập khẩu rau từ Trung Quốc. Việc nhập 3.000 tấn rau là không đáng kể so với lượng tiêu thụ trong nước".

Một lãnh đạo khác của Cục Trồng trọt cho hay, sau Tết Nguyên đán, bà con nông dân đồng loạt thu hoạch rau màu vụ đông cấp tốc để lấy đất gieo cấy vụ lúa mới vì vậy nguồn cung tăng đột biến dẫn tới giá giảm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có công văn yêu cầu Cục trưởng Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản và Cục Bảo vệ thực vật khẩn trương, tiếp tục kiểm tra nội dung báo chí phản ánh và đề xuất các giải pháp khắc phục.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài: Đưa Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái của Thủ đô
    Sáng 23/7, Đảng bộ xã Phúc Thọ tổ chức phiên chính thức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đại hội điểm cấp xã của Thành phố Hà Nội.
  • Những cơn mưa mùa hạ
    Hè về, không chỉ có tiếng ve râm ran hay ánh nắng chói chang nhuộm vàng lối đi mà còn có những cơn mưa. Mưa mùa hạ ồn ào, vội vã kéo đến cùng những trận giông bất chợt. Nó không buồn bã, dai dẳng như mưa phùn cuối đông mà dứt khoát, mạnh mẽ, đổ ào xuống rồi vội vã tạnh. Mưa tạt vào những ô cửa kính, len lỏi qua từng ngóc ngách ký ức, khẽ đánh thức một miền tuổi thơ xa xăm, ướt đẫm hương mưa và kỷ niệm.
  • Sân khấu Việt hòa vào dòng chảy sáng tạo đương đại
    Trong kỷ nguyên hội nhập mạnh mẽ về văn hóa, nghệ thuật sân khấu Việt Nam đang chứng minh sức sống mãnh liệt khi vững vàng bảo tồn di sản, tôn vinh giá trị cội nguồn, đồng thời không ngừng khám phá những hướng đi mới nhằm mở rộng tầm vóc nghệ thuật và chinh phục trái tim khán giả.
  • Lũ lớn kỷ lục, miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước
    Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (Wipha) gây mưa lớn, nhiều xã miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An trong ngày 22/7 đã xảy ra ngập lụt cục bộ, nhiều bản làng bị chia cắt do đường giao thông liên bản bị “suối dữ” dâng ngập, dòng chảy siết gây chia cắt giao thông.
  • Bão số 3 đã tan, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
    Ngày và đêm nay (23/7), do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Wipha, miền Bắc và Thanh Hoá vẫn xuất hiện mưa rải rác theo cơn với cường độ không lớn. Tuy nhiên, khoảng 24-25/7, miền Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An có thể đón một đợt mưa lớn diện rộng, có nơi mưa trên 200mm.
Đừng bỏ lỡ
CSGT Hà Nội "giải cứu" củ cải cho nông dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO