Lý luận - phê bình

Công tác lãnh đạo, quản lý, hoạt động văn nghệ: Nhìn từ thực tiễn văn học, nghệ thuật sau 50 năm đất nước thống nhất

Thụy Phương 20/08/2024 11:44

Sáng ngày 20/8, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức khai mạc Hội nghị tập huấn với chủ đề “Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển – Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm” dành cho các địa phương, đơn vị khu vực phía Bắc.

Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho biết: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Ban Bí thư Trung ương Đảng giao, trong những năm qua, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học; xét tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có chất lượng; xét hỗ trợ nghiên cứu, xuất bản tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật… góp phần tích cực vào sự nghiệp “xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

z5748135574814_c49ff5f0661c53d937467710115cab5d.jpg
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu tại hội nghị.

Hội nghị "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển – Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm” nhằm Thực hiện Kế hoạch số 390-KH/BTG TW, ngày 15/11/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tổ chức các hoạt động Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025) và Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương về triển khai thực hiện Kết luận số 84/KL/TW của Bộ Chính trị “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

“Sau tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, ngày 21/6/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 84-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW. Sự ra đời của Kết luận này vừa thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đến lĩnh vực văn hóa, văn nghệ vừa phản ánh sự sôi động, phong phú, mới mẻ nhưng cũng những phức tạp nhất định, nhất là sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường; của quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng; của quá trình chuyển đổi số; của trí tuệ nhân tạo AI. Thời kỳ mới yêu cầu các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ, giáo dục - đào tạo, báo chí, xuất bản cần tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn một cách có hệ thống, có chiều sâu để nâng cao hơn nữa hiệu quả tham mưu, tư vấn giúp Đảng, Nhà nước các cấp nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, nhằm phát triển mạnh mẽ, vững chắc nền vực văn học, nghệ thuật nước nhà những năm tiếp theo. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã chọn chủ đề Hội nghị tập huấn năm nay là “Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới và phát triển – Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm”, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh.

11.jpg
Nhiều vấn đề quan trong của văn học nghệ thuật hiện nay sẽ được trao đổi tại hội nghị.

Trong 3 ngày diễn ra hội nghị (20 – 22/8), gần 200 học viên đại diện cho các đơn vị, tỉnh, thành phố phía Bắc sẽ được nghe các giảng viên có kinh nghiệm về chuyên môn, đã và đang trực tiếp tham gia công tác lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu văn học, nghệ thuật báo cáo về 5 chuyên đề. Cụ thể là các chuyên đề: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23 – NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X và Kết luận số 84-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Văn học nghệ thuật sau 50 năm thống nhất đất nước, đổi mới và phát triển: Thành tựu, những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển; Văn học, nghệ thuật với sự phát triển của công nghiệp văn hóa ở Việt Nam; Vai trò của kiến trúc tại Việt Nam với sự phát triển của đất nước – Xu hướng đổi mới và hội nhập hiện nay; Văn học, nghệ thuật Việt Nam ở nước ngoài với sứ mệnh hàn gắn, kết nối và quảng bá các giá trị văn hóa, văn nghệ ở Việt Nam.

Sau Hội nghị tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương sẽ tổ chức Hội nghị thứ 23 tại Quy Nhơn (Bình Định) dành cho học viên các đơn vị và tỉnh thành phía Nam./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Vinh danh 25 tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc năm 2023
    Tối 19/9, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao Tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023.
  • Lý luận, phê bình sân khấu: Thực trạng và giải pháp
    Lý luận, phê bình sân khấu là một chuyên ngành khoa học mang trong mình cả lý luận lẫn phê bình. Tức là, phê bình bằng lý luận và lý luận để phê bình. Lý luận là kết quả của quá trình mà con người đúc kết ra kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật sân khấu, mang tri thức khách quan về những quy luật vận động, phát triển của hiện thực nghệ thuật sân khấu.
  • Thi sĩ Hoàng Cát: Quê hương Hà Nội là một phần rạng rỡ nhất của đời tôi
    Thi sĩ thương binh Hoàng Cát đã vĩnh biệt “cõi người” vào ngày 1/7/2024, tại nhà riêng, hưởng thọ 83 tuổi. Sự mất mát này đã để lại biết bao thương tiếc đối với những người yêu kính, ngưỡng mộ thi sĩ về đời, thơ và nhân cách của ông.
  • Triển vọng tiểu thuyết ngắn
    Ngày nay rất khó nhìn thấy hình ảnh một người say mê đọc những bộ tiểu thuyết trường thiên như “Chiến tranh và hòa bình” của L.Tolstoy, “Sông Đông êm đềm” của M.Solokhov, “Những người khốn khổ” của V. Hugo… mặc dù đó là những kiệt tác văn chương thế giới.
  • Để lý luận phê bình sân khấu không còn thiếu và yếu
    Dù đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nghệ thuật sân khấu, thế nhưng đội ngũ lý luận phê bình (LLPB) sân khấu nước ta hiện nay vừa thiếu và yếu, vừa có dấu hiệu lệch hướng dẫn đến những hạn chế trong việc thúc đẩy sự phát triển đời sống sân khấu. Làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ LLPB sân khấu, qua đó cổ vũ sáng tác, định hướng thẩm mỹ cho công chúng, góp phần xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới, đó cũng chính là những băn khoăn, trăn trở của không ít người trong giới nghề. Dưới đây là một số những chia sẻ của các văn nghệ sĩ xoay quanh vấn đề này.
  • Tiếp nối mạch nguồn cảm hứng tri ân
    Uống nước nhớ nguồn, tri ân người có công với đất nước và các liệt sĩ đã hy sinh là nét đẹp trong đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam. Bài thơ “Khúc hát ru huyền thoại” của Quang Thiên Phú (bút danh của thầy giáo Lê Khắc Dinh, Nghệ An) tiếp nối mạch nguồn cảm hứng tri ân người có công với dân, với nước, mang sắc thái biểu đạt rất riêng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thủ đô Hà Nội luôn luôn có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng
    Sáng 10/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Viết tiếp những trang sử vẻ vang của Thủ đô văn hiến, anh hùng
    Năm 2024 đánh dấu mốc son 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Nhìn lại quãng thời gian 2/3 thế kỷ kể từ sau ngày giải phóng, có thể thấy những bước chuyển mình của Thủ đô trên tất cả các lĩnh vực. Những thành quả đã đạt được góp phần viết tiếp trang sử vẻ vang của Thành phố anh hùng, Thủ đô ngàn năm văn hiến.
  • [Video] Thủ đô Hà Nội rực sắc cờ hoa trong ngày thu lịch sử
    Trong những ngày mùa thu lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, từng ngõ nhỏ, phố nhỏ của Hà Nội như khoác lên mình tấm áo mới với sắc cờ hoa khắp phố phường. Đặt chân đến nơi đâu ở Hà Nội thời điểm này cũng thấy cờ Đảng, cờ Tổ quốc, hồng kỳ phấp phới bay trong gió, trên các tuyến đường những biểu ngữ, băng rôn lan tỏa hình ảnh Thủ đô Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo… thêm một lần nữa khẳng định ý nghĩa lịch sử đặc biệt của ngày giải phóng Thủ đô đối với Hà Nội cùng như người dân cả nước.
  • Sống mãi với ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đã 70 năm trôi qua, những thanh niên xung phong, chiến sĩ tiếp quản Thủ đô ngày ấy giờ đã bước sang tuổi xưa nay hiếm, mái tóc đã nhuốm màu thời gian bạc trắng nhưng những ký ức về Ngày Giải phóng Thủ đô vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí họ. Và những ký ức đẹp đẽ, hào hùng ấy sẽ là ngọn lửa cháy mãi tiếp nối cho niềm tự hào, tình yêu Hà Nội, tình yêu đất nước cho những thế hệ mai sau.
  • Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao trường mầm non Xuân Tảo
    Nhằm giúp trẻ có cơ hội thể hiện các tố chất: Nhanh - mạnh - bền - khéo léo, giúp trẻ phát triển toàn diện, sáng 10/10, trường Mầm non Xuân Tảo đã tổ chức thành công “Ngày hội thể dục thể thao” đầy vui nhộn.
Đừng bỏ lỡ
  • Thưởng lãm những bức ảnh dung dị, mộc mạc của “Hà Nội một thời để nhớ”
    86 bức ảnh đen trắng ghi lại những khoảnh khắc dung dị, đời thường của Thủ đô Hà Nội từ những năm 1992 cho đến năm 2012 vừa được giới thiệu trong triển lãm ảnh “Hà Nội một thời để nhớ” diễn ra tại Biệt thự Pháp cổ 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
  • Nhạc sĩ Đoàn Bổng: Từ chiếc nôi văn hóa quê hương đến duyên nợ với Hà Nội
    Khát khao được thử sức và chinh phục âm nhạc đã thôi thúc chàng trai Đoàn Bổng từ bỏ công việc kế toán ở công trường thủy lợi Ngoại Độ (cuối huyện Ứng Hòa), về Hà Nội để thi vào khoa sáng tác trường Âm nhạc Việt Nam. Sau gần nửa thế kỷ gắn bó với âm nhạc, những thành quả mà nhạc sĩ Đoàn Bổng gặt hái được đã minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn này.
  • Ấn tượng chương trình nghệ thuật “Thủ đô 70 năm - Bản hùng ca”
    Tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hà Nội tổ chức sáng 10/10, chương trình nghệ thuật chủ đề “Thủ đô 70 năm - Bản hùng ca” đã để lại ấn tượng sâu sắc với các đại biểu.
  • Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: “Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn kiện quan trọng về Thủ đô Hà Nội với tầm nhìn mới và tư duy đột phá”
    Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhấn mạnh: “Nhìn lại 70 năm phấn đấu hy sinh, xây dựng và phát triển, Hà Nội và Nhân dân cả nước càng có quyền tự hào về Hà Nội yêu dấu của chúng ta, Thủ đô văn hiến và anh hùng, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”.
  • Tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội
    Nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), NXB Kim Đồng tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội. Những cuốn sách cho thấy bề dày lịch sử, bề sâu văn hóa, truyền thống hào hoa, thanh lịch nhưng cũng rất dũng cảm kiên cường của Người Hà Nội. Và không chỉ gợi nhớ những ký ức đẹp đẽ về Hà Nội xưa, những cuốn sách mang âm hưởng của Hà Nội ngày hôm nay cho độc giả thêm tự hào về Thủ đô mến yêu.
  • Giới thiệu 150 bức ảnh quý về “Hà Nội ngày tiếp quản”
    150 bức ảnh quý về ngày đoàn quân tiến về Hà Nội, giải phóng Thủ đô (ngày 10/10/1954) vừa được giới thiệu với công chúng trong triển lãm ảnh “Hà Nội ngày tiếp quản” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm - số 2 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
  • [Video] Vẹn nguyên ký ức Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là mốc son lịch sử đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa với Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Hà Nội cũng như cả nước. Ngày ấy, Đại đoàn 308 dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô tiến vào Hà Nội. Từ sáng sớm đường phố Hà Nội đã rợp cờ hoa, người dân đổ ra khắp mọi nẻo đường chào đón đoàn quân chiến thắng trở về.
  • Triển lãm Sách chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 9/10, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (số 44 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10//2024).
  • Phát hành bộ tem chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Bộ tem chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) sẽ được Bộ TT&TT phát hành đặc biệt đúng vào ngày 10/10/2024.
  • [Podcast] Động lực cho Hà Nội trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu cả nước
    Luật Thủ đô (sửa đổi) có các quy định mới về phát triển công nghệ, với nhiều điều, khoản thể hiện tính đặc thù để Hà Nội phát triển về lĩnh vực này. Trong chương trình “Phổ biến pháp luật về Luật Thủ đô” hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các cơ chế, chính sách về về phát triển công nghệ trong Luật Thủ đô (sửa đổi), khi Luật được thi hành sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp để Hà Nội trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu cả nước.
Công tác lãnh đạo, quản lý, hoạt động văn nghệ: Nhìn từ thực tiễn văn học, nghệ thuật sau 50 năm đất nước thống nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO