Hoạt động hội

Đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động tạo sự chuyển mình cho văn học nghệ thuật Thủ đô

Thụy Phương 18:57 05/07/2024

Sáng ngày 5/7, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội, các đồng chí Thường trực Hội, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp và chủ tịch 9 hội chuyên ngành trực thuộc hội.

Nhiều kết quả đáng ghi nhận

Báo kết quả thực hiện các nhiệm vụ văn hóa văn nghệ 6 tháng đầu năm, NSND Trần Quốc Chiêm – Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã thông tin chi tiết về Công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ; Việc thực hiện các Đề án được UBND Thành phố giao nhiệm vụ; Tình hình sử dụng kinh phí của Hội Liên hiệp và 9 hội chuyên ngành và đặc biệt là các hoạt động chuyên môn.

1(1).jpg
NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phát biểu tại hội nghị.

Theo Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2024, với vị trí của một Hội chính trị - xã hội - nghề nghiệp có quy mô hoạt động đa dạng, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội luôn giữ vững tính định hướng của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, vươn tới các giá trị nhân văn chân chính trong hoạt động sáng tạo, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xây dựng Thủ đô.

Mặc dù khó khăn về kinh phí, nhưng Ban Chấp hành Hội Liên hiệp cũng như Ban Chấp hành 9 Hội chuyên ngành đã rất nỗ lực trong việc định hướng và tổ chức sáng tác cho hội viên. Các cuộc hội thảo, tọa đàm; các chương trình biểu diễn và triển lãm được các Hội chuyên ngành tổ chức tạo được tiếng vang về học thuật và không khí phấn khởi sáng tác trong toàn thể hội viên.

Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện 3 trong số 5 Đề án được giao nhiệm vụ trong năm 2024, bao gồm: Đề án: Cuộc vận động sáng tác các Văn học nghệ thuật với chủ đề: “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”; Đề án tổ chức “Ngày thơ Hà Nội”; Đề án Liên hoan phim ngắn Hà Nội (Giải Sao Khuê).

Hoạt động triển lãm và liên hoan nghệ thuật được các Hội quan tâm triển khai đạt kết quả tốt như: Hội Âm nhạc phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thành phố phát động Cuộc thi giọng hát trẻ “Thanh âm Hà Nội” năm 2024; Hội Điện ảnh tổ chức Lễ phát động Liên hoan phim ngắn Hà Nội (Giải Sao Khuê); Hội Mỹ thuật tham gia triển lãm giao lưu Mỹ thuật 3 Thành phố: Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh tại thành phố Hồ Chí Minh; Hội Nhà văn tổ chức thành công Ngày Thơ Hà Nội tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào rằm tháng Giêng; Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật tổ chức thành công Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ XI năm 2024 với chủ đề “Hà Nội miền di sản”, Liên hoan ảnh nghệ thuật các Câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Việt Nam - Đất nước – Con người”, tham gia triển lãm ảnh nghệ thuật 3 thành phố Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế và triển lãm ảnh nghệ thuật “Chung một cơ đồ Việt Nam” do Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tổ chức…

3(1).jpg
Kiến trúc sư Nguyễn Văn Hải - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội phát biểu tại hội nghị.

Một loạt các hoạt động khác cũng có rất nhiều khởi sắc như: Hội Nhà văn Hà Nội cử 10 hội viên tham gia các trại viết của Bộ Văn hóa và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Nha Trang và Vũng Tàu; Hội Kiến trúc sư tổ chức lễ kỷ niệm 76 năm ngày Kiến trúc Việt Nam, tích cực tham gia công tác tư vấn, phản biện xã hội các đề án, dự án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố; Hội Nghệ sĩ Múa thành lập Tổ nghiên cứu “Sưu tầm, bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa truyền thống các dân tộc thiểu số Thăng Long – Hà Nội” tổ chức đi tìm hiểu các điệu múa của dân tộc Dao tại huyện Ba Vì; Hội Âm nhạc tham gia 7 cuộc vận động sáng tác do các đơn vị, ban ngành phát động…

hoang-tuan.jpg
Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội Nguyễn Hoàng Tuấn thông tin về các hoạt động của Hội Sân khấu thời gian qua.

Tạp chí Người Hà Nội – cơ quan ngôn luận của Hội đã làm tốt công tác tuyên truyền các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Thành phố, đăng tải các bài viết có chất lượng của hội viên về văn hóa – văn nghệ; xây dựng và hoàn thành Đề án phát hành Tạp chí cho hội viên; tổ chức thành công lễ phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước năm 2025”.

Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong 6 tháng đầu năm 2024, hoạt động hội vẫn còn không ít những hạn chế. Việc huy động chất xám đóng góp xây dựng thành phố và phản biện xã hội của hội viên còn hạn chế; các thành viên trong Ban Chấp hành Hội Liên hiệp hoạt động tích cực nhưng chưa đồng đều. Việc phối hợp hoạt động giữa các Hội chuyên ngành còn hạn chế, chưa thường xuyên nên chưa thực sự kích thích các hoạt động sáng tác của hội viên. Chưa thu hút được sự tham gia của hội viên vào các cuộc thi, cuộc vận động sáng tác lớn của Hội và Thành phố.

Bên cạnh đó, việc huy động các nguồn lực để đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa còn hạn chế, nhất là lĩnh vực văn học - nghệ thuật. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số hội chuyên ngành chưa thực sự quyết liệt, chưa huy động được sự tham gia tích cực của hội viên nên kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

mai-phuong.jpg
Chủ tịch Hội Điên ảnh Hà Nội Bành Thị Mai Phương chia sẻ về những nỗ lực của Hội Điên ảnh Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2024.

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại này, trong 6 tháng cuối năm 2024, Hội Liên hiệp đã xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động cụ thể. Theo đó, Hội sẽ tiếp tục hoàn thiện, triển khai các đề án, dự án của Hội Liên hiệp và các hội chuyên ngành để báo cáo trình UBND Thành phố phê duyệt năm 2025, đặc biệt là hoàn thiện 2 Đề án: Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô và Liên hoan các tác phẩm đoạt giải; Sưu tầm, bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa cổ truyền Thăng Long – Hà Nội. Sau khi được Thành phố phê duyệt, Hội sẽ triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ thời gian và quy định.

Ngoài ra, Hội cũng sẽ tập trung tổ chức các hoạt động như: Tổng kết và trao giải thưởng Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Hà Nội - Đổi mới và phát triển”; tổ chức lễ trao giải và bế mạc Liên hoan Phim ngắn Hà Nội (Giải Sao Khuê); Tổ chức triển lãm Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội năm 2024; Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô; Chương trình “Tình yêu Hà Nội” tại Nhà hát Lớn; trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô và Liên hoan các tác phẩm đoạt Giải năm 2024… Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức các Hội nghị triển khai các Nghị quyết của Trung ương và nghe báo cáo về chính trị, thời sự, an ninh trong nước và quốc tế cho hội viên của Hội. Xây dựng Kế hoạch tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2030 của 09 hội chuyên ngành, tiến tới chuẩn bị Đại hội Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật nhiệm kỳ 2026 – 2031…

ba-mon.jpg
Nhạc sĩ Bá Môn - Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hội trong thời gian tới.

NSND Trần Quốc Chiêm cho biết, Hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tổ chức sáng tác, đầu tư có trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác giả tài năng phát huy được hết năng lực và tâm huyết, có hoài bão dồn tâm lực vào những “tác phẩm có chất lượng.

“Xây dựng một thế đứng vững chắc cho Hội, để có thể tự chủ phần nào kinh phí hoạt động: Đây là yêu cầu mang tính chiến lược trong quá trình xã hội hóa hoạt động và đưa văn học nghệ thuật đứng vững được bằng hoạt động của mình, triển khai các ý tưởng đóng góp xây dựng có hiệu quả vào nền “công nghiệp văn hóa” của Thủ đô”, NSND Trần Quốc Chiêm nhấn mạnh.

minh-hue.jpg
Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng biên tập Tạp chí Hà Nội chia sẻ về một số hoạt động tạp chí đã triển khai trong 6 tháng đầu năm 2024.

Phát biểu tại hội nghị, nhiều thành viên Ban chấp hành Hội đánh giá cao các kết quả mà Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời nêu một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động Hội, cũng như những để xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hội. Theo đó, cần đẩy mạnh sự gắn kết giữa các hội chuyên ngành; tăng nguồn đầu tư cho sáng tác; nâng cao chất lượng các hội thảo, tọa đàm; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tạo điều kiện tối ưu cho các hội chuyên ngành phát huy tiềm năng, thế mạnh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động tạo sự chuyển mình cho văn học nghệ thuật Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO