Có một quán ốc đặc biệt giữa lòng Hà Nội

Theo nhipsonghanoi.vn| 14/06/2017 14:28

Giữa lòng Hà Nội ồn ào huyên náo, có một quán ốc đặc biệt mà giữa người bán và kẻ mua 20 năm qua không nói với nhau một lời nào. Ấy thế mà thực khách vẫn nườm nượp tới đây, nhâm nhi hương vị ốc luộc đặc trưng mỗi khi rảnh rỗi.

Phố Tống Duy Tân thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tuy ngắn ơi là ngắn nhưng đối với những người thích ẩm thực, quán xá thì không ai không biết đến. Bước vào con phố thần thánh này, bạn sẽ phải phân vân giữa hàng tá quán cà phê đẹp và những thức ăn ngon. 

Trong hàng ngàn sắc màu khác nhau làm nên con phố ẩm thực nức tiếng Hà Thành, có một quán ốc nhỏ bé, nằm nép mình ở đây đã hơn 20 năm vẫn luôn là điểm đến ưa thích của nhiều bạn trẻ. Ngay lối rẽ vào Tống Duy Tân, chỉ cần hỏi bất cứ ai rằng "quán ốc của cô chú khiếm thính ở đâu ạ?", ngay lập tức bạn sẽ được chỉ dẫn đến nhà của cô Khánh chú Hùng.
Có một quán ốc đặc biệt giữa lòng Hà Nội

Những nhân viên khiếm thính tại quán ốc đặc biệt

Quán ốc nhỏ của cô Hàn Tuyết Khánh (SN 1960) và chú Diệp Tiểu Hùng (SN 1966) mở cửa đều đặn từ 2h chiều đến gần 9h tối. Những ai đến đây đều biết một điều rằng từ chủ quán tới nhân viên đều là người khiếm thính, suốt từng ấy năm không cất tiếng với khách nửa lời.

Chuyện là năm ấy vì uống thuốc kháng sinh trị bệnh quá nhiều, hai vợ chồng cô Khánh chú Hùng không may bị thủng màng nhĩ dẫn đến không thể nghe được. Đồng cảm với những người có cùng hoàn cảnh với mình, từ khi mở quán ốc nhỏ này, cô chú nhận các bạn khiếm thính về cùng làm việc.

Biết được điều này, hễ thực khách nào ghé quán, muốn ăn hay gọi món gì đều có thể giao tiếp với chủ quán bằng các cử chỉ tay chân, hoặc chỉ vào những tấm bảng in sẵn món ăn được dựng lên trước đó.

Đến với quán ăn đặc biệt này, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức 2 loại ốc gồm ốc mít và ốc vặn. Nước chấm được làm sẵn với những nguyên liệu cơ bản như ớt cay, gừng, sả, lá chanh,... Một suất ăn khi được phục vụ sẽ bao gồm: 1 bát ốc, 1 bát nước chấm, 1 bát sung ăn kèm và 1 bát nước ốc.
Có một quán ốc đặc biệt giữa lòng Hà Nội
Tất cả nguyên vật liệu đều được chủ quán chọn lọc kỹ lưỡng, cẩn thận.
Có một quán ốc đặc biệt giữa lòng Hà Nội

Nếu muốn ăn thêm nem chua rán, bạn cũng có thể gọi kèm với giá 5.000 đồng/cái. Ngoài ốc, quán còn bán thêm ngao luộc, chân gà sả ớt, trứng cút luộc, xoài, củ đậu,... Những khách nào ở xa đặt hàng, quán cũng sẵn sàng ship đến tận nơi.

Chú Quang (Hàng Bồ, Hà Nội) tâm sự, dù gần nhà cũng có quán ốc nhưng chú lại thường đánh xe qua Tống Duy Tân để ngồi "nhâm nhi" bát ốc nhà cô Khánh. "Thường thì buổi chiều lúc nào rảnh tôi lại tới đây ăn ốc. Nhân viên ở đây nhiệt tình lắm và còn chu đáo nữa. Dù các bạn không nói được, nghe được nhưng đều rất tinh ý khi biết khách hàng muốn gọi món gì".

Thông thường một ngày của cô Khánh bắt đầu bằng việc ra chợ Thanh Hà (phố Thanh Hà, quận Hoàn Kiếm) từ 6h sáng để chọn mua ốc và các nguyên vật liệu cần thiết. Từng con ốc được cô Khánh chọn rất kỹ để đảm bảo ốc ngon và béo. 8h sáng cô cùng nhân viên bắt đầu làm hàng, đến tầm 11-12h trưa mọi công đoạn chuẩn bị coi như hoàn tất. Bắt đầu từ 14h quán mở cửa, giăng bạt đón khách.

"Mình thường xuyên cùng vợ tới quán của cô Khánh ăn ốc, nhất là chiều hè rảnh rỗi ngồi nhâm nhi ốc luộc chém gió rất vui. Cô chú đều rất nhiệt tình, khách cần gì thêm đều sẵn sàng phục vụ, cầm những con ốc nghi ngút khói trên tay không ai có thể cưỡng lại được", anh Thủy (Quán Sứ, Hà Nội) chia sẻ.

Những khi quán đông khách, cô Khánh lại "gửi nhờ" khách sang quán cơm đối diện (số 8 Tống Duy Tân) để tiện phục vụ. Bên này cô chuẩn bị thức ăn, bên kia khách hàng chỉ chỉ ngón tay gọi món, ấy thế mà hai bên vẫn thực hiểu nhau.

Khách ghé quán ăn ốc cũng tùy theo mùa, dịp trời sang thu mát mẻ thoáng đãng, khách đến nườm nượp. Bữa nào nắng nóng mọi người thường đến muộn hơn, nhưng gần chiều tối, đoạn đường bắt đầu có dấu hiệu "tắc nghẽn", người ra người vào tấp nập.

"Cứ học xong là mình lại tranh thủ ghé quán cô chú ăn ốc cùng lũ bạn. Thực ra mình cũng từng được một người quen "rỉ" tai nên đến xem thử, rồi thành quen, cứ rảnh rỗi mình lại rủ bạn cùng qua", Thảo Linh (sinh viên năm 3) chia sẻ.

Quán ốc nhỏ đi lên từ bước chân người phụ nữ gánh hàng rong qua những con phố cổ


Gặp và nói chuyện với bà Nguyễn Bích Hạnh (SN 1943, mẹ chồng cô Khánh), tôi được nghe bà kể về "tiểu sử" một thời khó khăn của người con dâu làm lụng vất vả.

Trước đây cô Khánh gồng gánh món miến cua đi bán rong từ Bệnh viện K qua Hàng Bông, Thợ Nhuộm. Được một thời gian, phần vì làm miến cua cần nhiều thời gian, nhiều công đoạn, phần vì gánh cả nồi canh đi khắp nơi cũng cực, cô Khánh chuyển qua bán ốc.
Có một quán ốc đặc biệt giữa lòng Hà Nội

Những gánh ốc cùng tiếng rao lại vang lên khắp ngõ nhỏ phố cổ, sau này hai vợ chồng cô quyết định mở quán ngay tại số 5 Tống Duy Tân, buôn bán ổn định để đỡ đần đồng ra đồng vào. Cũng may nhờ tiếng lành đồn xa, đã qua hơn 20 năm, quán ốc nhỏ ngày nào đã được nhiều người biết tới.

Thấu được nỗi khổ của những người khiếm thính, hai cô chú quyết tâm nhận những bạn nhân viên khiếm thính vào làm. Dù không phải họ hàng thân thích nhưng cô Khánh thương, cô cũng muốn các bạn có một công việc ổn định, có thu nhập để ít nhất tự nuôi sống được bản thân mình.

"Nam nhân viên trông coi xe mới vào làm được 1 tháng, hoàn cảnh đáng thương lắm vì bố mẹ mất sớm. Chị này (cô Khánh - PV) thương người lắm, thấy họ đồng cảnh ngộ là kêu về làm liền. Hôm nào có mấy cụ già nghèo đi ngang, chị ấy cũng mời vào ăn rồi lấy giá rẻ hoặc không lấy tiền", bà Hạnh kể. 

Họ cứ như là một gia đình vậy, cùng nhau gồng gánh đi qua những ngày gian khó...

Gần 7h tối, quán ốc của cô Khánh và chú Hùng bắt đầu nhộn nhịp, tiếng thực khách gọi nhau rộn rã cả con phố nhỏ. Tay cô vẫn thoăn thoắt dọn hàng cho khách, chú Hùng đứng nhìn bao quát tổng thể, anh em nhân viên người việc này việc kia hối hả đi qua đi lại.

Dù ở đâu có bộn bề hối hả, nhịp sống ở quán ốc vẫn cứ lặng lẽ trôi như thế, ngày qua ngày, giữa lòng Thủ đô...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố Hàng Buồm - Không gian di sản giữa lòng thành phố sáng tạo
    Nằm trong lòng khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Buồm không chỉ là nơi lưu giữ những di sản quý giá của Thăng Long xưa mà còn là minh chứng sinh động cho sự hòa quyện giữa bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch trong bối cảnh thành phố đang vươn mình trở thành đô thị sáng tạo. Giữa dòng chảy hiện đại hóa và đô thị hóa nhanh chóng, Hàng Buồm trở thành một mô hình điển hình cho việc phát huy giá trị di sản để hướng tới phát triển bền vững, vừa gìn giữ cốt cách văn hóa, vừa mở ra những trải nghiệm độc đáo cho khách du lịch.
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tổng kết 6 tháng đầu năm 2025: Tiếp tục ổn định tổ chức, đẩy mạnh hoạt động chuyên môn
    “Đổi mới phương thức hoạt động, phát huy năng lực hội viên, nâng cao chất lượng sáng tác là yêu cầu tất yếu để Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đồng hành cùng Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới”, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) Hà Nội tổ chức sáng 16/7/2025.
  • Thiên nhiên trong kí viết về chiến tranh của Minh Chuyên
    Năm 2025, nhà văn, nhà báo, đạo diễn Minh Chuyên được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, ghi nhận những đóng góp nổi bật cho văn học và sự nghiệp gìn giữ ký ức chiến tranh Việt Nam của ông. Không chỉ có trải nghiệm thực tế của một người lính từng xông pha gần chục năm trên chiến trường miền Nam vào những năm máu lửa, Minh Chuyên còn có đủ độ lùi thời gian cần thiết của một nhà văn thời hậu chiến để có thể nhìn về chiến tranh từ nhiều phía. Bởi vậy, chiến tranh trong ký của Minh Chuyên hiện lên đa diện, vừa chân thực vừa thấm đẫm suy tư. Thiên nhiên trong tác phẩm không chỉ là chứng nhân của tội ác, mà còn là hình tượng nghệ thuật giàu cảm xúc - như người mẹ bao dung, lặng lẽ chở che con người giữa mất mát và tàn phá.
  • [Infographic] Chi tiết công tác thăm, tặng quà nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
    Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 06/4/2025 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Trong đó, xác định một số chỉ tiêu cơ bản, bao gồm vận động Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” toàn Thành phố đạt 21 tỷ 870 triệu đồng và chi tiết công tác thăm, tặng quà của Thành phố.
  • Hà Nội: Người dân xã đảo Minh Châu sẽ được khám bệnh, phát thuốc miễn phí
    Theo kế hoạch, xã Minh Châu sẽ tổ chức khám chữa bệnh cho 100% người dân, chia thành 5 đợt, đảm bảo hiệu quả và thuận tiện. Đây cũng là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai khám sức khỏe toàn dân sau vận hành chính quyền địa phương hai cấp.
Đừng bỏ lỡ
Có một quán ốc đặc biệt giữa lòng Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO